Câu 6 đến 9 LSNNVPL

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Những đặc trưng cơ bản về pháp luật các triều Lý – Trần – Hồ

-         Lý:

+ năm 1042 Lý Nhân Tông sai người pháp điển hóa nên bộ luạt Hình thư. Bộ luật hình thư gồm 3 quyển. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

+ sau bộ luật Hình Thư, các triều vua Lý tiếp tục ban hành và bổ sung những luật lệ về hành chính, hình sự và dân sự

-         Trần:

+ 1341, Trần Dụ Tông cho người pháp điển hóa làm thanh bộ Hình Thư.

+ Cơ quan tư Pháp và thủ tục tố tụng đã được quy định. Các cơ quan Thẩm Hình Viện, Tam Ti Viện lập ra để trông coi việc pháp luật

-         Hồ:

+ 1401, Hồ Hán Thương định ra Đại Ngu quan chế Hình luật.

+ Nhà Hồ nghiêm trị những kẻ làm tiền giả, mê tín dị đoan, đánh bạc

ðNhìn chung, pháp luật thời kì này có những đặc điểm sau:

a.     Pháp luật bảo vệ sự bất bình đẳng trong xã hội

b.     Nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được áp dụng trong 1 số trường hợp

c.      Chế độ hình phạt hà khắc

d.     Pháp luật trước hết bảo vệ quyền lợi của vua quan giai cấp phong kiến

e.      Mang nặng tinh thần Nho giáo

f.       Pháp luật thừa nhận và bảo vệ chế độ tư hữu.

Câu 7: những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước và nội dung cải cách hành chính triều vua Lê Thánh Tông , giá trị kê thừa

a)  đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước

b)nội dung cải cách hành chính triều vua Lê Thánh Tông

năm 1471 vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính tên phạm vi cả nước

trước hết : ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và các bộ phận thừa hành như : Thượng thu sánh , trung thu sánh , đại hành khiển…Nếu khi cần có người thay vua chỉ đạo  mọi việc thì phải là các quan đại thần nhưu thái sư , thái phó,thái úy…

sau đó vua Lê Thái Tông tách 6 bộ : Lại, Lễ, Hộ, Công Hình , Binh ra khỏi Thượng thư sảnh, lập ra 6 cơ quan riêng, phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà nước .Đứng đầu các bộ là các thượng thư , hàm nhị phẩm , chịu trách nhiệm trực tiếp trước vua

Sự cải cách dễ  nhận ra nhất à ở bộ Lại: một bộ chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng , bãi nhiễm chức quan từ tam phẩm trở xuống . Không như các triều đại trước bộ Lại không được toàn quyền hành động

Đề cao công tác thanh tra , giám sát quan lại,  Ngoài Ngự sử đài có từ thời Trần, ông cho đặt sáu khoa chuyên theo dõi, giám sát quan lại ở sáu bộ

Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến kiến thức thật sự của những người lãnh đạo. Ông bỏ chế độ bổ dụng vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình mà lấy thước đo học vấn làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương, công hầu, tuy vẫn được ban bổng lộc nhưng nếu không đỗ đạt thì không được đứng trong bộ máy nhà nước. 

Bên cạnh bộ máy nhà nước ở trung ương, hệ thống hành chính địa phương cũng có ý nghĩa rất quan trọng với địa vị thống trị của một triều đại. Bởi vì phần đông dân cư tập hợp ở những nơi này. Nếu có một chế độ phù hợp với họ, triều đại sẽ bền vững vì có sự bảo vệ của chính những người dân ấy. 

Năm 1466, cùng với việc thành lập các bộ, các tự, Lê Thánh Tông sáng suốt chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung đô (khu vực kinh thành). Năm 1471, ông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. ở cách phân chia mới, mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang quyền nhau cai quản: Đô tổng binh sứ ty (Đô ty), Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty) và Hiến sát sứ ty (Hiến ty). Đô ty và Thừa ty trông coi về quân sự và dân sự. Hiến ty chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các quan chức địa phương; luôn đi sâu, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Ngoài ra, để giúp Hiến ty làm nhiệm vụ, ở Ngự sử đài, Lê Thánh Tông đặt thêm 13 cai đạo giám sát ngự sử chuyên giám sát, giúp đỡ các Hiến ty. Dưới đạo Thừa tuyên, Lê Thánh Tông cho thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. 

câu 8: những đặc điểm cơ bản về quan chế triều vua Lê Thánh Tông, giá trị đương đại

a) Quan chế thời Vua Lê Thánh Tông

-       Quan chế được hiểu l xây dựng chính quyền lấy quan lại làm trọng, có bộ máy quan lại chuyên nghiệp, hệ thống pháp luật đầy đủ , việc xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh

-       Quan chế thời vua Lê Thánh Tông:

·        Ở trung ương, đứng đầu là vua, là người có quyền lực tối cao theo đúng lí thuyết chính thể quân chủ tuyệt đối

·        Dưới vua là quan đại thần rồi đến các chức ra, hữu tướng quốc kiêm hiệu  Bình chương quân quốc trọng sự, Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, và các chức quan dành riêng cho tôn thất và các công thần

·        Dưới là các quan văn và quan võ

·        Quan văn gồm : Đại hành khiển - đứng đầu hàng quan văn ,các bộ - đứng đầu là chức Thượng thu. Bên cạnh là các quan chuyên trách : Nội mật viên, Ngũ hình viện, Ngự sử đài…

·        Quan võ do Đại tổng quản hoặc Đại đô đốc, Đô tổng quản đứng đầu.

·        Năm 1460 : áp dụng mô hình lục bộ , củng cố triều đình trung ương ,

·        đặt thành 6 bộ, 6 khoa, ngoài hai bộ Lại và Lễ còn đạt thêm 4 bộ : Hình , Binh, Công ,Hộ.

·        Dưới 6 bộ là khoa : Trung, Hải, Đông , Tây ,Nam, Bắc

ðMục đích chính của việc thành lập lục khoa là nhằm giám sát công việc của việc và có quyền đặc tấu

ðVề cơ bản , công cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay nha vua, tăng cường sức mạnh của bộ máy quan liêu

Vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ 1 số chức quan , cơ quan và cấp chính quyền trung gian ,thành lập các cơ quan giám sát kiểm tra lẫn nhau để loại trừ sự làm quyền , không tập trung quyền hành vào 1 cơ quan nào mà giao cho nhiều cơ quan để ngăn chặn nguy cơ tiềm tàng

b) giá trị đương đại :

Bộ máy quan lại chặt chẽ giúp cho việc điều hành đất nước ổn định, lại phân thành các cơ quan giám sát như vậy sẽ giúp cho việc quản lí các cơ quan tốt hơn

Không tập trung quyền lực ở 1 cơ quan nào trách sự lạm quyền, tham ô, mưu phản…

câu 9:những đặc trưng cơ bản về quản lý làng xã triều vua Lê Thánh Tông, ý nghĩa lịch sử và đương đại

-       Tiến hành phân định lại các xã

·        Đa số đặt xã theo làng, thôn xóm

·        Xã được xắp xếp , thay đổi khá linh hoạt

·        Xu hướng quy gọn các đơn vị hành chính cơ sở

-       Xã trưởng là người đứng đầu cai quản xã, có xã phó và các nhân viên giúp việc khác

·        Có sự phân bố xã trưởng ứng với số hộ dân trong xã

·        Có tiêu chuẩn đối với xã trưởng

ðNhận xét về quản lý :

·        mụcđích nhằm tăng cường hiệu lực quản lý chính quyền cơ sở

·        Nhằm hạn chế đa tỉnh tự trị của làng mình

·        Biến làng xã trở thành 1 đơn vị phụ thuộc nhà nước

·        Quan lại cơ sở trở thành bộ phận làm công cho vua

b) giá trị lịch sử : ( các bạn tự bịa, Cò đếu chém được :v)

c) giá trị đương đại : ( như trên :3)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro