Cau 69-70

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

<type or paste your story here>69- Tại sao vấn đề lựa chọn cơ cấu tổ chức lại là quan trọng đối với việc triển khai chiến lược?

Lựa chọn chiến lược chỉ là phần mở đầu của quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đó hướng tới.

Khi một chiến lược cụ thể đã được lựa chọn thì vấn đề là làm thế nào để mọi cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp từ các nhà quản lý cấp cao đến những nhân viên thừa hành có thể tập hợp lại cùng với nhau bằng những nỗ lực hết sức của mình để triển khai chiến lược đã lựa chọn và đây nhiệm vụ then chốt mà các nhà quản lý cần phải thực hiện. Vấn đề lựa chọn cơ cấu tổ chức là công cụ hữu hiệu để các nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ này bởi vì lựa chọn cơ cấu tổ chức chính là việc thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện những công việc cụ thể trong nội dung, quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

Quá trình phát triển của các doanh nghiệp cùng với sự phát triển không ngừng của các lý thuyết về khoa học quản lý đã cho các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn khác nhau về mô hình tổ chức để triển khai các chiến lược đã được lựa chọn. Từ những mô hình cơ cấu tổ chức đơn giản nhất là: cơ cấu theo chức năng, cơ cấu theo sản phẩm đến khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động của mình thì có thể lựa chọn mô hình: cơ cấu theo nhóm đơn vị kinh doanh chiến lược, cơ cấu theo khu vực địa lý, cơ cấu theo ma trận, cuối cùng khi các doanh nghiệp vươn ra thành những tập đoàn kinh doanh hoạt động phạm vi toàn cầu thì có thể lựa chọn các mô hình: cơ cấu có phòng phụ trách quốc tế, cơ cấu theo khu vực sản phẩm toàn cầu, cơ cấu chức năng toàn cầu, cơ cấu theo khu vực địa lý toàn cầu, cơ cấu ma trận toàn cầu và cơ cấu hỗn hợp.

Mỗi mô hình cơ cấu tổ chức đều có phải đảm bảo được sự chuyên môn hoá, sự tiêu chuẩn hoá và cả sự tập trung. Mỗi mô hình cơ cấu tổ chức nói chung đều có những mặt ưu điểm và khuyết điểm của riêng mình. Tuy nhiên, không có một mô hình tổ chức nào là phù hợp với mọi tổ chức kinh doanh. Các doanh nghiệp tuỳ theo mục tiêu, năng lực và những điều kiện cụ thể của mình mà phải lựa chọn cho mình để lựa chọn một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp. Và đây là nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý phải đối mặt. Và suy cho cùng mô hình đó phải đảm bảo để tất cả các thành viên trong tổ chức có thể đóng góp hết khả năng và tâm huyết của mình cho việc thực hiện chiến lược mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Mặc dù vậy, đến lượt mình, việc lựa chọn được một cơ cấu tổ chức phù hợp cũng chỉ là điều kiện cần để đảm bảo triển khai thành công chiến lược của tổ chức đã lựa chọn mà thôi.

Tóm lại, vấn để lựa chọn cơ cấu tổ chức là rất quan trọng đối với việc triển khai chiến lược của tổ chức. Để đi tới các mục tiêu mà chiến lược đã vạch ra, các nhà quản lý bằng các công cụ của mình phải lựa chọn được một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp. Cơ cấu đó phải đảm bảo mọi cá nhân, bộ phận phối hợp một cách hiệu quả nhất để thực hiện chiến lược doanh nghiệp đã chọn./.

70- Tại sao chiến lược toàn cầu lại giúp cho các hãng mở rộng khả năng đặc biệt để xây dựng ưu thế trong các thị trường?

Trong thập kỷ vừa qua, nhiều công ty thành lập những chiến lược toàn cầu vì thị trường đang chuyển dịch theo hướng gia tăng tiêu chuẩn hóa. Chiến lược toàn cầu (CLTC) nhấn mạnh vào việc hoạt động với tính phù hợp trên toàn thế giới và độ tiêu chuẩn hóa cao với các chi phí tương đối thấp. Các hãng theo đuổi chiến lược này nhìn tất cả các thị trường của họ và các công ty con là phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ cao và tương hỗ để đạt được sự gắn kết và sự phù hợp chặt chẽ. Chìa khóa của việc thay đổi chiến lược này là coi trọng việc xây dựng và mở rộng các nguồn lực về ưu thế cạnh tranh và có thể hòa nhập mọi hoạt động của hãng nhằm tạo ra một hệ thống phân phối giá trị gia tăng thống nhất. Chiến lược này nhìn mỗi thị trường mà họ tham gia cạnh tranh như một địa bàn để học hỏi những kỹ năng mới và kỹ thuật mới mà sau đó sẽ được áp dụng ở thị trường khác. Cách tiếp cận này giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận của việc khai thác các ngành, tăng tính công nghệ trong các sản phẩm mới và tăng tính đồng nhất của cầu. CLTC giúp cho các hãng mở rộng khả năng đặc biệt để xây dựng ưu thế trong các thị trường vì CLTC bao gồm 5 hoạt động chính sau đây:

- Tiêu chuẩn hóa sản phẩm: Trong một CLTC, mức độ tiêu chuẩn hóa SP cao là cần thiết không chỉ cho việc bán hàng trên các thị trường ngày càng đồng nhất mà còn để giảm giá thành SP thông qua quy mô. Các SP được tiêu chuẩn hóa thường mang hình ảnh là có thiết kế tuyệt vời, được chấp nhận trên toàn thế giới và có chất lượng đẳng cấp toàn thế giới.

- Xây dựng kế hoạch và các nhà máy tại các địa điểm có thể tối đa hóa các ưu thế cạnh tranh trên toàn cầu. Đây là khía cạnh tối đa hóa ưu thế cạnh tranh trên toàn hệ thống thông qua các thị trường địa phương đa dạng. Chìa khóa của việc này là thiết lập các xí nghiệp, nhà máy, phòng thí nghiệm và các cơ sở hạ tầng cần thiết khác trong các khu vực trên toàn thế giới để tối đa hóa các nguồn lực của hãng.

- Tăng cường công nghệ trên nhiều thị trường địa phương. Tăng cường tính công nghệ trong các SP mới làm việc phát triển và thương mại hóa SP dắt đỏ hơn, chi phí R&D cao và đòi hỏi nhiều công sức tiền bạc nên để thu hồi nhanh cần bán hàng hóa đó ra trên thị trường quốc tế.

- Điều phối các hoạt động Marketing và bán hàng trên toàn thế giới. Tập trung vào việc bán các loại SP phức tạp, đắt tiền, yêu cầu kỹ thuật cao như nhà máy thủy điện, nhiệt điện...

- Cạnh tranh bằng các công ty con (tuân theo chính sách Cross - Subsidization) là việc sử dụng các nguồn lực tài chính và các kỹ năng về công nghệ từ một thị trường để đấu lại đối thủ ở thị trường khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau