Cau 7 CSVH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Phân biệt Lễ Tết và Lễ Hội của người Việt. (Những điểm giống và khác nhau giữa chúng)

*) Giống nhau:

Lễ Tết và Lễ Hội đều là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (hội), là sinh hoạt đặc thù của con người Việt Nam, là nền tảng của đời sống chung từ gia đình, làng xóm đến đất nước và toàn cầu. Lễ hội và Lễ Tết khởi nguồn từ khi con người nhận thức được thân phận của mình trong vũ trụ. Có hai lĩnh vực cảm thức chính: một là cõi tự nhiên, là môi trường sinh hoạt của con người, với bầu trời, mặt đất, và mọi sức mạnh tự nhiên; và hai là cõi nhân sinh với chiều dọc là từ thế hệ này qua thế hệ khác, và chiều ngang là mỗi đời người từ sinh tới tử, từ quan hệ cơ bản là mẹ con tới quan hệ cha con, gia tộc, bộ tộc, thôn xóm, làng nước. Lễ Tết và Lễ hội là biểu hiện của thái bình và thái thịnh của quốc gia, là dịp để giao lưu các loại hình thủ công nghiệp, ẩm thực truyền thống, giao lưu văn hoá các vùng miền, các thế hệ, thậm trí các tín ngưỡng.

*) Khác nhau:

Lễ Tết thiên về vật chất (ăn), còn lễ hội thiên về tinh thần (chơi). Lễ Tết đóng (giới hạn trong mỗi gia đình), còn lễ hội mở (lôi cuốn mọi người tìm đến). Lễ Tết duy trì quan hệ tôn ti (trên dưới) giữa các thành viên trong gia đình, lễ hội duy trì quan hệ dân chủ (bình đẳng) giữa các thành viên trong làng xã và liên kết các lứa đôi thành những gia đình mới. Lễ Tết phân bố theo thời gian, lễ hội phân bố theo không gian. Hai trục này - một dọc một ngang - kết hợp với nhau làm nên nhịp sống âm dương hài hoà suốt bao đời của người dân Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro