cau 7.Dan chu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Dân chủ là gì? Tại sao dân chủ XHCN là nền dân chủ mới khác về chất so với các nền dân chủ trước đó. Ở VN, đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước trong giai đoạn hiện nay càn phải làm như thế nào?

TL:

a. Dân chủ là hình thức tổ chức Nhà nước mà đặc trưng cơ bản là thừa nhận quyền lực chính trị của nhân dân, quyền tự do bình đẳng của công dân, thực hiện nguyên tắc thiếu số phục tùng đa số.

b. Tại sao dân chủ XHCN là nền dân chủ mới khác về chất so với các nền dân chủ trước đó?

Bản chất của dân chủ XHCN:

- Bản chất chính trị: Dân chủ XHCN mang bản chất của GCCN, có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

- Bản chất kinh tế: Dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất trên cơ sở khoa học-công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.

- Bản chất tư tưởng-văn hoá: Dân chủ XHCN lấy tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác, kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng, văn hoá, văn minh, tiến bộ mà nhân loại đã tạo ra ở các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Dân chủ XHCN không tuỳ thuộc vào cơ chế chính trị đa nguyên và sự tồn tại của đa đảng đối lập.

c. Ở VN, đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước trong giai đoạn hiện nay càn phải làm như thế nào:

o Hình thành sau CM tháng 8-1945 DCND1954, XHCN ở MB. Từ khi hình thành giải quyết được:

 Độc lập dân tộc

 Đoàn kết nd

 đáp ứng hiện nay phải đổi mới hệ thống chính trị:

o Nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nd. Dân chủ nhất thiết phải đi đôi với kỷ cương pháp luật, khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nd. Đông thời phải chống những khuynh hướng dân chủ cực đoan quá khích, dứt khoát bác bỏ mọi âm mưu lợi dụng dân chủ, nhân quyền gây rối hệ thống chính trị, chống phá chế độ hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, không chấp nhận đa nguyên đa đảng.

o Đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống XH là thống nhất, đổi mới hệ thống chính trị nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Dân chủ đến lượt nó lại là quy luật hình thành,p/triển, tự hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN. Thực chất là quá trình làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của các bộ phận cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị để tạo thành một chỉnh thể thống nhất thực hiện quyền lực của ndld

o Nguyên tắc đổi mới:

 Đổi mới hệ thống chính trị không phải thay đổi hệ thống chính trị mà là thay đổi nội dung , phương thức hoạt động rồi đổi mới tổ chức cán bộ và mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị hợp pháp.

 Đổi mới nhưng không đổi hướng, và không thay đổi mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH

 Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN nhưng nguyên tắc chức năng nhiệm vụ của chuyên chính vô sản phải đc thực hiện ngày càng tốt hơn.

 Đổi mới hệ thống chính trị phải gắn với đổi mới có hiệu quả về mặt kinh tế.

 Khi đổi mới hệ thống chính trị phải thay đổi từng bước, thận trọng không gây mất ổn định về chính trị, không chấp nhận đa nguyên chính trị , đa đảng đối lập mà chỉ chấp nhận một quan điểm là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, và chỉ thừa nhận sự lãnh đạo của DCSVN

o Nhiệm vụ đổi mới:

 Đổi mới và chỉnh đốn DCSVN nhằm giữ vững nâng cao vai trò năng lực hiệu quả và uy tín lãnh đạo của Đảng với toàn XH trên mọi lĩnh vực.

 Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước,xây dựng và hoàn thiện nhà nước CHXNCHVN

 Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nd

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cnxh