Câu 7: điểm mạnh của QLCL theo mô hình TQM. Khó khăn khi áp dụng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Phân tích những điểm mạnh của QLCL theo mô hình TQM. trong giai đoạn hiện nay nếu áp dụng mô hình này trong QLGD các cơ sở GD ĐH sẽ gặp những khó khăn nào?

TQM là cách tiếp cận về quản lí chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lí khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người đều cho rằng TQM là  phương pháp quản lí của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn tối đa khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó cũng như của xã hội.  Cụ thể hơn, TQM là:

- T: Đồng bộ, toàn diện, tổng hợp, nghĩa là bao gồm tất cả các công việc trong chu trình, quản trị từ việc nhỏ đến việc lớn

- Q: Chất lượng quản lí quyết định chất lượng sản phẩm. Chất lượng được thể hiện qua ba khía cạnh: hiệu năng, độ tin cậy, an toàn;

- M: Quản lí có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng tròn quản lí P-D-C-A; trong đó: P (Plan) - lập kế hoạch, Do - tổ chức thực hiện, C (Check) - lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát, A (Action) - điều chỉnh.

Đặc trưng của mô hình TQM là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc mà tạo ra một nền “Văn hoá chất lượng”(1) bao trùm lên toàn bộ quá trình sản xuất – một văn hoá đòi hỏi tất cả mọi người tham gia quy trình đều nhận thức sâu sắc được trách nhiệm của mình, đều thấy được việc hoàn thành nhiệm vụ của mình là một đóng góp quan trọng cho chất lượng chung, đều có được niềm vui và sự tự nguyện làm cho chất lượng chung ngày càng được đảm bảo và phát triển…

Nguyên tắc quản lí cơ bản của TQM là dựa trên lòng tin, tin và mạnh dạn trao quyền cho tất cả mọi thành viên; mọi thành viên bất kì ở cương vị nào, vào bất kì thời điểm nào cũng đều là người quản lí chất lượng của phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất. Chất lượng sẽ được đảm bảo nhờ quá trình cải tiến liên tục, cải tiến từng bước với mục đích tối cao là thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

 a) Cải tiến liên tục

Khái niệm cải tiến chất lượng liên tục chú trọng vào yếu tố tự quản lí. Hầu hết các cơ chế cải tiến chất lượng liên tục đều dựa trên tiền đề: không ai hiểu rõ cách thức tiến hành công việc bằng chính những người trực tiếp thực hiện công việc đó. Những cá nhân bên ngoài có thể đưa ra những gợi ý để cải thiện chất lượng, và một số những gợi ý đó sẽ có tác dụng nếu chúng phù hợp với các điều kiện thực tế, nhưng ý kiến cuối cùng phải là của chính những người đang trực tiếp thực hiện công việc

Để tạo ra một quá trình cải tiến liên tục, các nhà quản lí phải sẵn sàng phân chia trách nhiệm về chất lượng và cùng với nó là trách nhiệm về các nguồn lực và quyền ra các quyết định nhằm tạo cho mỗi thành viên sự tự chủ trong công việc mà họ chịu trách nhiệm.

Phân quyền thực sự không phải là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi niềm tin đối với cấp dưới của cán bộ lãnh đạo và sự tự tin của cấp dưới khi được phân quyền quản lí.

b) Cải tiến từng bước

TQM được thực hiện bằng một loạt dự án quy mô nhỏ có mức độ tăng dần. Về tổng thể, TQM có quy mô rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một tổ chức, song việc thực hiện nhiệm vụ đó trong thực tế lại có quy mô hẹp, khả thi, thiết thực và có mức độ tăng dần. Sự can thiệp mạnh không phải là phương sách tốt để tạo sự chuyển biến lớn trong TQM. Các dự án đồ sộ nhiều khi không phải là con đường tốt nhất vì thiếu kinh phí, và nếu thất bại sẽ dẫn tới sự thờ ơ, bất bình. Các dự án nhỏ sẽ dễ thành công và tạo ra sự tự tin và làm cơ sở cho các dự án sau lớn hơn.

c) Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hàng

Một trong những bí quyết để thực hiện thành công TQM chính là mọi hoạt động đều phải xoay quanh nhân vật trung tâm là khách hàng. Doanh nghiệp/tổ chức phải có những chiến lược hiệu quả để lắng nghe và học hỏi từ khách hàng, đo lường sự hài lòng của khách hàng và xây dựng mối quan hệ hợp tác với khách hàng. Nhu cầu của khách hàng phải được liên kết chặt chẽ với chiến lược phát triển của doanh nghiệp/tổ chức, với thiết kế sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và những hoạt động đào tạo nguồn nhân lực…

Quản lí chất lượng tổng thể là cấp độ quản lí chất lượng cao nhất hiện nay. Quản lí chất lượng tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ  với đảm bảo chất lượng, tiếp tục và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng. Đây là phương pháp quản lí của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của tổ chức đó và của xã hội.

Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lí chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lí và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro