câu 7: Kinh doanh hàng hoá

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

         * khái niệm kinh doanh hàng hoá:

     - Trên góc độ nghiên cứu và thực tiễn thì kinh doanh hàng hoá là việc đầu tư tiền của và công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hoá nhằm mục đích sinh lời.

       - Theo luật hiện hành của Việt Nam : kinh doanh hàng hoá là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích sinh lời,

       Hoạt động kinh doanh hàng hoá để kiếm lơin nhuận bằng cách mua hàng hoá để bán thu lợi nhuận.

             * Các mục tiêu cơ bản của kinh doanh hàng hoá:

      - 5 mục tiêu cơ bản:

        +> mục tiêu lợi nhuận :

             Lợi nhuận = doanh thu - chi phí

         . nếu doanh thu < chi phí : doanh nghiệp bị lỗ

         . nếu doanh thu = chi phí : doanh nghiệp hoà vốn

          Hai trường hợp này đều không đạt được hiệu quả kinh doanh nhưng lại đạt hiệu quả về kinh tế xã hội là tạo ra sản phẩm là hàng hoá, tạo việc làm cho người lao động và nộp thuế cho nhà nước.

         . nếu doanh thu > chi phí : doanh nghiệp có lãi

          trường hợp này vừa đạt hiệu quả kinh doanh vừa đạt hiệu quả xã hội

         Kinh doanh nói chung và kinh doanh hàng hoá nói riêng đều hướng tới mục tiêu thu lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên trong kinh doanh không nên lúc nào cũng chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận mà ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải quan tâm đến 4 mục tiêu khác là mục tiêu khách hàng, mục tiêu chất lương, mục tiêu đổi mới và mục tiêu cạnh tranh.

          +> Mục tiêu khách hàng: khách hàng là chủ thể liên quan đến đầu ra của doanh nghiệp. Cách tiếp cận:

          . khách hàng là đối tượng để thu lợi nhuận : Nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận từ khách hàng mà không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng thì sẽ không thể tồn tại lâu dài. Doanh nghiệp phải coi khách hàng là đối tượng để thoả mãn nhu cầu, phải luôn tìm cách để thoả nãm nhu cầu khách hàng và thoả mãn ngày càng tốt hơn. Như thế sẽ thạo điều kiện lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp.

           . để thoả mãn nhu cầu khác hàng doanh nghiệp phải nắm bắt được quy luật tiêu dùng của khách hàng.

           +> Mục tiêu chất lượng : Doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường thì phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất ra như thế mới tạo được niềm tin ở khách hàng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

           +> Mục tiêu cạnh tranh : Cạnh tranh được hiểu là các chủ thể giành giật nhau về các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra đẻ giành về phái mình một yếu tố nào đó

            Trong nền kinh thế thị trường cạnh tranh là quy luật tất yếu do các yếu tố đầu vào là giới hạn. Chính phủ các nước phải đưa ra luật cạnh tranh để tạo ra môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường vì chính cạnh tranh lại tạo ra những mặt tích cực buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá lợi nhuận bằng cách giảm chi phí, doanh nghiệp phải thay đổi mẫu mã chất lượng sản phẩm.

            +> mục tiêu đổi mới: Suy cho cùng các doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động sản xuất king doanh đều mong muốn hướng tới việc phát triển quy mô kinh doanh để tồn tại trong cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận. đồng thời doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm để thu hút được nhiều khách hàng hơn.

                Các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh hàng hoá trong cơ chế thị trường:

           * biện pháp đối vs các doanh nghiệp:

           Trong kinh doanh hàng hoá nói riêng và trong kinh doanh nói chung mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu cơ bản lâu dài nhưng đây ko phải là mục tiêu duy nhất. Nếu doanh nghiệp chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận thì sẽ khó có thể thì khó có thể tồn tại lâu dài trên thị trưòng. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn trên thị trường ( yếu tố cung, cầu, đối thủ cnạh ătranh cầu thị trường khách hàng) và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để quyết định và lựa chọn một hoặc mộ số mục tiêu ngắn hạn

              Trong kinh doanh đòi hoỉ các Doanh nghiệp phải có sự lụa chọn, sắp xếp các mục tiêu theo một trình tự nhất định. Nếu doanh nghiệp xâm nhập một thị trường mới thì nên có cách sắp xếp các mục tiêu như sau:

       (1) mục tiêu khách hàng : mục tiêu đầu tiên

       (2) mục tiêu cạnh

       (3) mục tiêu chất lượng: - giữ nguyên giá và nâng cao chất lượng

                                              - giữ nguyên chất lượng và giảm giá

       (4) mục tiêu đổi mới

       (5) mục tiêu lợi nhuận

               Trong kinh doanh hàng hoá luôn tiền ẩn yếu tố rủi ro xuất phát từ 3 yếu tố

             - Sự thay đổi trong cung hàng hoá : xuất phát từ đối thủ cạnh tranh

             - Xuất phát từ phía cầu hàng hoá : Người tiêu dùng luôn mong muốn được tiêu dùng hàng hoá mới, đa dạng mẫu mã chất lượng cao và giá rẻ . Đây là vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tối đa hoá Ln và thoả mãn nhu cầu khách hàng.

              - Sự thay đỏi luật pháp trong kinh doanh

                Vì thế các doanh nghiệp phải tìm hiểu kĩ thị trường và hiểu các quy luật thị trường và phải dựa vào các điều kiện thực tiễn của thị trường (sự thay đổi trong cung từ phía đối thủ cạnh tranh, cầu hàng hoá, hành vi của đối thủ cạnh tranh và những thay đổi trong luật pháp kinh doanh)

                * Biện pháp của nhà nước

            Để cho các doanh ngiệp có thể cạnh tranh một cách công bằng chính phủ các nước phải đưa ra các luật cạnh tranh để tạo ra môi trường cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên nếu không kiểm soát được cạnh tranh có thể dẫn đến việc đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng phá sản, tạo ra gánh nặng cho xã hội, Cho nên chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cũng có cátoc biện pháp nới lỏng để doanh nghiệp có thể thay đổi các hình thức kinh doanh cho phù hợp nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#danhpro