Câu 7: Mã truyền chữ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích các loại mã truyền chữ trong thông tin hàng hải.

Trả lời

a. Morse:

Đặc điểm: Trong công tác khai thác điện báo, các chữ cái, các số, các dấu được phát đi bằng tín hiệu Morse (được quy chuẩn hoá trên toàn quốc). Đó là một loại tín hiệu điện và được thu phát báo bằng tai nghe và manip.

+ Chấm hay còn gọi là tích có độ dài bằng 1/3 gạch.Gạch còn gọi là từ có độ dài bằng 3 chấm liền nhau.

+ Tổ hợp các tín hiệu âm tần được dùng để mã hoá cho 26 chữ cái la tinh từ A tới Z, 10 chữ số từ 0 đến 9 và một số dấu.

+ Quãng cách giữa các tín hiệu trong một tiếng bằng khoảng thời gian phát một tích.

+ Quãng cách giữa chữ này tới chữ khác trong một tiếng có khoảng cách bằng bằng 3 tích ko giãn cách. Khoảng cách giữa 2 tiếng bằng 5 tích không giãn cách.

+ Việc thu phát tín hiệu morse đc thực hiện bằng nhân công và bằng cách học thuộc các ký tự.

+ Độ dài từ mã của các ký tự là ko giống nhau, đây là loại mã không đều.

b. Mã Telex: ITA2:

Đặc điểm: loại mã này sử dụng 5 bit để mã hoá, với 5 bit cho phép mã hoá được 25=32 tổ hợp mã. Nếu dùng 32 tổ hợp mã này để biểu diễn các chữ cái, số và dấu thì ko đủ (mã hoá đầy dẫn đến không có khả năng phát hiện lỗi) vì vậy người ta dùng tổ hợp mã letter Shift và figure Shift đế chuyển đổi sang 2 trạng thái : chữ và số.

+ Sau tổ hợp letter Shift tất cả mã biểu diễn đều được hiểu là chữ.

+ Sau tổ hợp figure shift tất cả mã biểu diễn được đều là số. Như vậy bảng mã bao gồm 32 tổ hợp mã trong đó: + 26 tổ hợp mã đầu (1-26) mang ý nghĩa kép(chữ, số or dấu) mã hoá cho 52 kí tự. + Tổ hợp thứ 27(<--) và 28( ≡ ) là hai tổ hợp điều khiển trở lại đầu dòng và sang dòng. + Hai tổ hợp 29( ↓ ) và 30 ( ↑ ) dùng đế định nghĩa phân biệt chữ hoặc số và dấu.

+ Tổ hợp thứ 31 (Δ) là kí tự trống, còn tổ hợp 32 ko sử dụng đến từ mã rỗng được dùng để chèn thông tin khi đường truyền thông tin ko liên tục. => Do mỗi kí tự chỉ có 5 bit nên ưu điểm của loại mã này là dung lượng thông tin nhỏ tuy nhiên sẽ có nhược điểm là khả năng biểu diễn các kí tự bị hạn chế. Vd: S,@.# ...

Ứng dụng: Mã ITA2 được ứng dụng mạnh trong mạng Telex quốc tế, và trong dịch vụ Telex của lnmarsat A,B.

c. Mã ASCII hay IA5:

Đặc điểm: Mã IA5 sử dụng 7 bit để mã hoá thông tin, ngoài ra còn sử dụng 1 bit cho việc kiểm tra chẵn lẻ. Với 7 bit có thể mã hoá được 27=128 kí tự. 128 từ mã mã hoá cho 128 kí tự bao gồm :

+ 26 chữ cái viết hoa;

+ 26 chữ cái viết thường;

+10 số

+ Các dấu và các kí tự đặc biệt như @,#,S...

Ứng dụng: Được dùng làm mã chuẩn của Telex Inmarsat C. Sử dụng trong Emad (text) một dịch vụ internet.

d.Mã NBDP:

Đặc điểm: Mã với tổ hợp bit có độ dài n=7.Đây là loại mã đều.Với 7 bit thì sẽ có 27=128 tổ hợp mã nhưng do chỉ sử dụng 35 tổ hợp mã để mã hoá cho các kí tự nên còn được gọi là bộ mã vơi.

- Trong bộ mã NBDP các tổ hợp mã đều có chung một tỉ lệ 4B/3Y (số tổ hợp mã tối đa trong từ mã là N = C74 = C73 = 35 ). (trong một từ mã có 3 bit là Y và 4 bit là B) Y : Kí hiệu của f thấp để phát đi, quy ước là bit "1" B: Kí hiệu của fcao để phát đi, quy ước là bit "0"

- Trong 35 tổ hợp mã người ta sử dụng 32 tổ hợp mã để chuyển đổi 1-1 sang mã ITA2. So với mã ITA2 mã NBDP còn thừa 3 từ mã, 3 từ mã này ko đc dùng để biểu diễn kí tự mà được sử dụng để điều khiển kênh vô tuyến. Kí hiệu là α, β, γ.

- Mã NBDP có khả năng phát hiện lỗi (nhờ 4B/3Y).

- Từ các phương thức sửa lỗi mà quyết định các kiểu làm việc của NBDP: Mode A-ARQ; Mode B-FEC.

- Sử dụng trong dịch vụ thông tin di động hàng hải (t/bị truyền chữ băng hẹp)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro