Câu 7: Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa.           

1.Khái niệm văn hóa theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

a. Định nghĩa về văn hóa

Năm 1943, Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hóa, theo đó:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

b. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới

Xây dựng một nền văn hóa mới (gồm 5 điểm lớn) :

+Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

+Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

+Xây dựng XH: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của ND trong XH.

+Xây dựng chính trị: Dân chủ, dân quyền.

+Xây dựng kinh tế

2. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa.

a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống XH

v Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

+ Sau Cách mạng Tháng Tám: HCM xác định văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng.

+ Văn hóa có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và phải nhận thức như sau:

Văn hoá quan trọng ngang kinh tế, chính trị, XH

Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.

Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá.

v  Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế, chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: văn hóa có tính chủ động, tích cực, đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị, tức là:

+ Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị: tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

+ Kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa.

b. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa

+Tính dân tộc :Kết quả của sự kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chống lại văn hóa nô dịch.

+ Tính khoa học: Chống lại những tư tưởng và hoạt động VH phản khoa học. Khả năng đóng góp của VH, cải tạo XH.

+Tính đại chúng :Quần chúng nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo vừa là chủ thể hưởng thụ.

3.Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa

a. Văn hóa giáo dục

 Trong quá trình xây dựng, HCM đưa ra một hệ thống các quan điểm phong phú, đa dạng và hoàn chỉnh về giáo dục, định hướng cho nền giáo dục phát triển

b.Văn hóa nghệ thuật

Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần. HCM đã đưa ra 3 quan điểm chủ yếu sau:

+ Văn hóa – nghệ thuật là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

+ Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân.

+ Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.

c.Văn hóa đời sống

+Đời sống mới:

Lối sống mới.

Đạo đức mới

Nếp sống mới

+Văn hóa ứng xử

+Văn hóa nghe – đọc

+Văn hóa tín ngưỡng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro