Cau 7 tinh doc lap va tu tri

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 7 Đặc điểm của làng xã:

Tính cộng đồng và tính tự trị - là hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam.

* Tính cộng đồng:

Biểu tượng là Sân đình - Bến nước - Cây đa.

    Ngôi đình làng trước hết là nơi thờ cúng vị thành hoàng - người có công lập làng. Do dân đề nghị, nhà vua ký sắc phong thành hoàng - một vị thánh của địa phương (ở Nam Bộ gọi là đình thần). Ngôi đình có nhiều chức năng:

•  Nơi thờ cúng tôn nghiêm, biểu hiện đạo đức nhớ ơn người lập làng. Bên cạnh đó còn thờ cúng Trời, Đất

•  Nơi trụ sở của hội đồng làng xã, thường trực có các vị hội đồng chức dịch ngồi điều hành việc làng.

•  Trung tâm văn hóa khi làng mở lễ, hội, văn nghệ, thi đấu, trò chơi. Chỉ có dịp này, phụ nữ, trẻ con mới có dịp tới đây.

    Trong việc điều hành, quản lí việc làng, bên cạnh luật lệ của nhà nứơc phong kiến, dân làng còn có" lệ làng" do các hội đồng họp và quyết nghị. Có thưởng, có phạt. Khuynh hướng xử lí mâu thuẫn xung đột kiện cáo trong dân làng là hòa giải (thành ngữ: hòa cả làng)

    Bến nước / Giếng nước: Nơi sinh hoạt, gặp gỡ của phụ nữ hàng ngày.

    Gốc đa cây đa đầu làng, có thêm quán nước trà, nơi dừng nghỉ chân cho khách qua đường và người làng đi làm - nơi gặp gỡ, trao đổi thông tin

* Tính tự trị:

Biểu tượng Lũy tre

    Lũy tre bao bọc làng quê, như hàng rào của ngôi nhà, có cổng làng (nhưng lại 2 cổng). Cuộc sống khép kín, mỗi làng đều có chợ riêng, có đủ mọi nghề thủ công dịch vụ nhằm tự cấp tự túc. Do vậy kinh tế hàng hóa kém phát triển, thiếu cạnh tranh.(Lũy có nghĩa là thành lũy để bảo vệ)

Làng tự quản, đặt ra nhiều " lệ làng ".

    Căn cứ vào 2 đặc tính trên, có thể nhận xét: làng xã Việt Nam truyền thống thiên về âm tính: ổn định nhưng kém phát triển. Đó là loại làng xã khép kín, cục bộ địa phương.

    Hai đặc tính trên mang tính nước đôi, vừa đối lập vừa thống nhất (cộng đồng và tự trị, hướng ngoại và hướng nội), đó là sự quân bình âm dương trong văn hóa làng xã.

Lưu ý: Làng xã Nam Bộ có một số đặc điểm khác:

•  Không có kiểu làng xã huyết thống, chỉ có kiểu làng xã theo địa bàn cư trú (dân tứ xứ)

•  Tính dân chủ cao.

•  Do địa hình kênh rạch thuận tiện qua lại, làng xã có điều kiện mở rộng giao lưu, kinh tế hàng hóa phát triển (làng xã mở)

•  Lệ làng không gò bó, tính cách người dân phóng khoáng tự do, cởi mở hơn.

    Nhìn chung, những truyền thống tốt đẹp xa xưa của làng xã Việt Nam vẫn thấm sâu trong tiềm thức người dân làng Nam Bộ như tính cần cù, tự lực, giúp đỡ nhau, thích lễ hội để có dịp giao lưu với nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro