Câu 7: Trình bày những vấn đề mang tính quy luật về xu huớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? Mô hì

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Trình bày những vấn đề mang tính quy luật về xu huớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? Mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima?

a) Những vấn đề mang tính quy luật về xu huớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành ktế:

- là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn fù hợp với MT và đkiện fát triển.

- ND của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu; xdựng cơ cấu mới fù hợp hơn.

* Quy luật tiêu dùng của Engel

- Quy luật này phản ánh mqh giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các tiêu dùng cá nhân

- Đường Engel là một đường biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng cụ thể

HÌNH 3

- Độ dốc của đường Engel ở bất kì điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng biên của thời điểm đó. Nó phản ánh độ co giãn tiêu dùng của một loại hàng hóa cụ thể đối với thu nhập dân cư.

- Với lương thực thực phẩm:

(+) Khi thu nhập của các gia đình tăng lên đến mức độ nhất định thì tỉ lệ chi tiêu cho lương thực và thực phẩm giảm đi

(+) Đường Engel có hướng dốc lên với độ dốc cao ở đoạn đầu, sau đó độ dốc giảm dần

- Quy luật Engel đc phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực thực phẩm nhưng nó có í nghĩa cho việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng cho các hàng hóa khác.

- Các nhà khoa học cho rằng:

(+) Hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu.

(+) Hàng hóa công nghiệp là hàng hóa lâu bền.

(+) Cung cấp sản phẩm dịch vụ là háng hóa cao cấp.

- Trong quá trình nghiên cứu,họ phát hiện ra rằng trong quá trình gia tăng thu nhập thì:

(+) Tỉ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm.

(+) Tỉ lệ chi tiêu cho hàng hóa tiêu dùng có xu hướng tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức tăng thu nhập.

(+) Tỉ lệ chi tiêu cho hàng hóa cao cấp có xu hướng ngày càng tăng,và tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập.

* Quy luật tăng năng xuất lao động của fisher:

(+) Với xu thế phát triển của KHCN, ngành NN dễ có khả năng thay thế lao động nhất. Việc áp dụng KHKT làm cho năng xuất lao động tăng. Đồng thời nhu cầu tiêu dùng LTTP trong XH là có giới hạn. Vì vậy, không cần một lực lượng lao động như cũ. Do đó, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm.

(+) nghành công nghiệp khó có khả năng thay thế hơn do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ, mặt khác độ co giãn của nhu cầu tiêu dùng hàng ngày >0. Vì vậy theo sự phát triển của kinh tế, tỉ trọng lao động công nghiệp có xu hướng tăng lên.

(+) Nghành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất nhg xu hướng tiêu dùng sphẩm dvụ tăng mạnh cho nên tỷ lệ lao động trong nghành dvụ sẽ có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tề phát triển.

* xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

- xu hướng có tính quy luật của sự dịch chuyển cơ cấu nghành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Biểu hiện cụ thể của xu hướng này thể hiện ở tỉ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi đó tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng (GDP ,lao động, vốn...)

b) Mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima:

Mô hình này quan tâm đầu tư phát triển nền kinh tế theo 3 giai đoạn với những mục tiêu và nội dung phát triển khác nhau bởi mô hình này cho rằng sx NN có tính thời vụ cao. DO vậy, sự dư thừa lđ ở kvực NN cũng mang tính thời vụ, tức là có lúc thưuà , lúc thiếu. Đồng thời mô hình này dựa vào quan điểm đầu tư fải tiến hành cho 2 kvực NN và CN.

*Gđoạn 1: Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng:là giai đoạn tạo công ăn việc làm cho thời gian nhàn rỗi.

-Phải đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh tăng vụ, trồng thêm rau quả,Mở rộng chăn nuôi gia súc,gia cầm, trồng cây lâm nghiệp.

- Khu vực nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của nhà nước:

(+) Xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới nước, giao thông vận tải nông thôn,giáo dục, điện khí hóa.

(+) Cải cách các hình thức tổ chức sx và dịch vụ nông thôn.

- Mục tiêu của giai đoạn này:

(+) Giải quyết công ăn việc làm trong thời jan nhàn rỗi

(+) Đảm bảo nhu cầu lương thực cho dân số tăng.

(+) Tăng sản lượng nông sản sẽ giảm nhập khẩu,tăng xuất khẩu.

(+)Tăng thêm ngoại tệ để mua sắm thiết bị cho ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là:

(+) Quy mô chủng loại nông sản ngày càng nhiều.

(+) Xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn. Tức phải ptr cả công nghiệp và thương mại dịch vụ.

* Giai đoạn 2:Là giai đoạn hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả kvực nông nghiệp và công nghiệp theo chiều rộng.

-Tiếp tục đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp với quy mô lớn

-Phát triển các ngành CN chế biến lương thực thực phẩm và thủ công mỹ nghệ.

- Phát triển các ngành sx các yếu tố đầu vào phục vụ cho sx nông nghiệp.

-Đòi hỏi phải có sự hoạt động đồng bộ từ sx,vận chuyển,bán hàng đến dịch vụ hỗ trợ tài chính tín dụng và các ngành có liên quan

- Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là :

(+) tốc độ tăng trưởng việc làm tăng

(+) thị trường lao động bắt đầu bị thu hẹp

(+) tiền lương thực tế tăng lên.

* Giai đoạn 3: Là giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ thì phải thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều nhằm giảm cầu lao động.

-Trong khu vực NN, đầu tư về mặt KHCN để tăng quy mô sx, tăng tiền công.

- pt các ngành CN trong nước để thay thế hàng nhập khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài.

- pt các ngành CN công nghệ cao.

- pt dịch vụ nhằm fục vụ cho sx NN, CN và hàng xuất khẩu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#huyen