Câu 7: Vấn đề tôn giáo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

+ KN: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua.

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội:

- Một là, những mặt tiêu cực của tôn giáo phải bị khắc phục và đẩy lùi, dần đến chỗ xoá bỏ hoàn toàn chúng. Đây là một nguyên tắc nhưng cũng là yêu cầu quan trọng nhất cần phải quán triệt trong công tác giải quyết vấn đề tôn giáo của những người cộng sản. Chỉ có thế tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng khoa học chân chính, chủ đạo trong chủ nghĩa xã hội mới có thể đi sâu vào quần chúng nhân dân, mới tạo được nền tảng cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng xã hội mới.

- Hai là, phải tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bạo lực để xoá bỏ tôn giáo. Vi phạm nguyên tắc này là cố tình đẩy xã hội tới chỗ phân chia, đẩy những người theo đạo vào chỗ buộc phải chống lại chính quyền nhân dân. Vi phạm nguyên tắc này cũng là đi ngược lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vi phạm nghiêm trọng tới quyền thiết yếu nhất của con người: quyền được tự do; và trong đó có quyền được tự do theo hay không theo một tôn giáo. Chính quyền nhân dân nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là chính quyền của nhân dân nữa, tổ chức đảng nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là đảng cộng sản nữa. Bên cạnh đó, cần phải không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp, tích cực của tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa; cần phải nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.

- Ba là, cần không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có cả mối liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo. Đó là yêu cầu hàng đầu để xây dựng đất nước và xã hội, nhưng cũng là một cách thức quan trọng để những người theo đạo hoà nhập vào với cuộc sống tích cực

của xã hội, để họ dần nhận ra rằng cuộc sống hiện tại là quan trọng nhất, để giúp họ chủ động tham gia vào các hoạt động xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; chứ không phải luôn trong trạng thái thụ động, tiêu cực vì chỉ quan tâm tới việc sống sao bây giờ cho mai sau đến được với " nước Thiên Đường " hay " cõi Niết bàn ".

- Bốn là, không ngừng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, giúp quần chúng nhân dân hiểu nắm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó mà nhận ra được rằng những tư tưởng duy tâm là hoàn toàn không có căn cứ. Việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cũng như thế giới quan duy vật không chỉ đẩy lui những sai lầm trong nhận thức của tư duy tôn giáo, mà chủ yếu là góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân.

- Năm là, phải kết hợp nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân theo đạo với nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, để tuyên truyền chống phá cách mạng. Cuộc đấu tranh này vừa phải khẩn trương, kiên quyết vừa phải thận trọng và có sách lược đúng, nếu không sẽ dễ dàng bị nhìn nhận là chính sách đàn áp tôn giáo.

- Sáu là, phải giải quyết vấn đề tôn giáo trên lập trường quan điểm lịch sử, tức là phải nhìn nhận vai trò, tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau là có thể rất khác nhau. Bởi vậy mối quan hệ với tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt và mềm dẻo: có những thời điểm phải biết sử dụng tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để chống lại những kẻ thù chung của cả dân tộc, như cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Nguỵ quyền Sài Gòn; nhưng trong thời điểm khác phải đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, đưa tôn giáo tới " cái chết tự nhiên của nó " 

+ Liên hệ nước ta: Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập Đảng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro