Câu 7:Xác định các sai lệch kích thước và hd chi tiết nhờ pđo kt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7:Xác định các cf sai lệch kích thước và hình dạng chi tiết nhờ các phép đo kỹ thuật

Các phép đo kỹ thuật khi sửa chữa cho phép xác lập được các sai lệch do kết quả mài mòn và biến dạng hình dạng, và kích thước của các chi tiết so với các số liệu đã cho trên bản vẽ. Khi đo khe hở giữa các bề mặt tiếp xúc người ta xác định được tình trạng kỹ thuật của cơ cấu và tốc độ mài mòn của các chi tiết.

Các phép đo kỹ thuật được thực hiện nhờ các đồng hồ, thiết bị đo trong điều kiện khai thác, và nhờ các dụng cụ chuyên dùng trong khi sửa chữa.

Kiểm tra độ phẳng của bề mặt: Độ phẳng của bề mặt được đặc trưng bằng đại lượng sai số so với bề mặt lý tưởng (bề mặt chuẩn). Độ phẳng có thể được xác định theo chất lượng và số lượng.

- Xác định theo chất lượng, độ phẳng được thực hiện trên các bàn kiểm tra (bàn rà) theo các vết bột màu: trên bàn kiểm tra bôi một lớp bột màu (sơn màu), sau đó ta cho bề mặt cần kiểm tra di trượt trên tấm phẳng một số lần theo các hướng khác nhau. Căn cứ vào bề mặt được bám sơn màu người ta đánh giá độ phẳng của tấm. Số lượng vết sơn màu càng nhiều thì chất lượng bề mặt càng cao.

- Xác định theo số lượng: Để đánh giá độ không bằng phẳng người ta sử dụng thước thẳng kiểm tra và thước lá có độ chính xác đến 0,01mm để đo khe hở giữa thước kiểm tra và bề mặt.

Phương pháp này thường dùng để kiểm tra các bề mặt không lớn (kích thước 1 chiều < 1000mm. Còn các mặt phẳng lớn người ta thường dùng ống thước thủy kín.

Đo bề mặt dạng ống và bề mặt dạng côn: Các bề mặt dạng ống phía ngoài được đo bằng panme đo ngoài, com pa đo ngoài, còn bề mặt phía trong được đo bằng panme đo trong.

a)

b)

c)

Việc đo được thực hiện ở 3 tiết diện, ở mỗi tiết diện đo ở 2 hướng vuông góc với nhau. Trên hình 1-29 trình bày sơ đồ đo bề mặt dạng ống. Theo các số liệu đo được ta tính được độ côn, độ phình giữa (dạng tang trống) độ lõm giữa (dạng tang tời) và độ ô van.

 

 

 

Hình 1-29 Sự sai lệch của các bề mặt dạng ống

a) Độ côn ; b) Độ phình giữa ; c) Độ lõm giữa; d) Độ ô van

- Độ côn K (hình 1-29a) trong mặt phẳng đứng:

- Độ côn trong mặt phẳng ngang:

- Độ phình giữa B (hình 1-29b) được tính theo công thức:

Theo mặt phẳng đứng: BB = D"B - min (D'B ; D"'B)

Theo mặt phẳng ngang: Br = D"r - min(D'r ; D"'r)

- Độ lõm giữa Kr (hình 1-29c) tính theo công thức:

Theo mặt phẳng đứng: KrB = max (D'B ; D"'B) - D"B

Theo mặt phẳng ngang: Krr = max (D'r ; D"'r) - D"r

- Độ ô van (hình 1-29d) được tính là hiệu số của các đường kính vuông góc với nhau DB và Dr đối với một trong 3 tiết diện.

Đo khe hở giữa các bề mặt tiếp xúc: Sử dụng phương pháp kẹp chì (được trình bày ở phần sau).

Độ võng của trục: Đo độ võng của trục được đo bằng đồng hồ so dò khi cặp trục, chỉnh tâm đúng trên máy tiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#magic