Cau 71

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

<type or paste your story here>71 Sự cần thiết phải nghiên cứu phương pháp phân tích môi trường cạnh tranh của M.Porter?

Kiểu lập kế hoạch một cách máy móc dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và những mục tiêu tài chính của năm sau là không thích hợp và thậm chí còn làm thui chột khả năng đổi mới và khả năng thích ứng với môi trường luôn biến động hiện nay. Hoạch định chiến lược đòi hỏi phải nhìn ra bên ngoài để cảm nhận và ứng phó với những thay đổi, những chiều hướng kinh doanh mới, những đe dọa đang nảy sinh...Bởi vì trên thực tế người ta thường dồn quá nhiều công sức vào những vấn đề nghiệp vụ hàng ngày mà quên rằng nhà lãnh đạo phải nhìn vào chiến lược của mình từ vị trí của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh, của môi trường kinh doanh và cả của những người trong nội bộ doanh nghiệp nữa.

Phương pháp của Porter có thể áp dụng cho bất kỳ ngành nào, cho cả thị trường chính và phụ của ngành. ý niệm cơ bản là tính hấp dẫn của một ngành (thị trường) là thu nhập dài hạn từ đầu tư của doanh nghiệp trung bình, chủ yếu dựa vào năm yếu tố sau:

• Mức độ cạnh tranh hiện nay.

• Có những đối thủ tiềm năng sẽ vào cuộc nếu lợi nhuận cao.

• Sẽ có những sản phẩm thay thế khi giá lên.

• Sức mạnh mặc cả của khách hàng.

• Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp.

Biết mình biết người trăm trận trăm thắng- triết lý ấy đã được nhà kinh tế học- bậc thầy về chiến lược kinh doạnh là Michael Porter ứng dụng vào việc thẩm định giá trị đầu tư của một ngành hay một thị trường. Đồng thời đây cũng là định hướng cho tất cả các doanh nghiệp khi bắt tay vào xây dựng chiến lược kinh doanh.

71- Nêu khái niệm và đặc điểm của Liên minh chiến lược?

3. Khái niệm: Liên minh chiến lược là sự liên kết giữa các công ty nhằm đạt mục tiêu kinh tế nhanh và hiệu quả hơn so với khi họ tự làm.

Với ý nghĩa đó, việc hợp sức hay liên minh với các công ty khác sẽ trở thành phương tiện chủ yếu để thâm nhập thị trường mới, nghiên cứu các công nghệ mới và phát triển sản phẩm mới cho cả các doanh nhân đơn lẻ hay các doanh nghiệp đa dạng. Liên minh sẽ có vai trò lớn hơn trong việc mở rộng và phục hồi lợi thế cạnh tranh cho công ty bởi vì nó cho phép các công ty hạn chế tối đa các loại rủi ro khi thâm nhập vào thị trường mới.

4. Đặc điểm của Liên minh chiến lược

Mỗi một liên minh cụ thể đều có những đặc điểm riêng tùy thuộc và các bên tham gia liên minh, tùy thuộc mục tiêu cũng như định hướng phát triển của các bên. Tuy nhiên ở tất cả các liên minh đều có những đặc điểm chung, ở đây có thể đưa ra 3 đặc điểm của các liên minh như sau:

- Thứ nhất, Liên minh giữa các công ty đã vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia. Đây là điều tất yếu trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, khoảng cách về địa lý không phải là trở ngại lới cho các công ty khi mà việc liên minh tạo ra lợi ích lớn hơn nhiều so với những gì họ phải bỏ ra. Ngay từ năm 1989, IBM và Toshiba đã cùng liên minh với nhau để xây dựng nhà máy sản xuất màn hình tinh thể lỏng trên đất Nhật Bản Chi phí để sản xuất sản phẩm này quá lớn đến mức không một doanh nghiệp nào có thể tự mình chi trả, vì vậy liên minh đã được hình thành.

- Thứ hai, liên minh giữa các đối thủ cạnh tranh phát triển mạnh mẽ. Đứng trước thách thức của các đối thủ lớn, hay đứng trước một thị trường tiềm năng mà một mình một doanh nghiệp không đủ khả năng khai thác hiệu quả thì buộc các doanh nghiệp phải nghĩ đến việc liên minh với các doanh nghiệp cùng ngành, với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám, nhiều phát minh mới, mỗi doanh nghiệp chỉ phát triển mạnh được một phần nào đó trong toàn bộ lĩnh vực kinh doanh của mình. Liên minh giữa 2 hãng máy tính là IBM và Apple là một ví dụ điển hình. Khi liên minh được hình thành, IBM có thể tiếp cận với hệ điều hành Macintosh của Apple trong khi Apple nhận được sự trợ giúp phát triển và nguồn cung ứng chíp dồi dào cho các máy tính mới.

- Đặc điểm cuối cùng của liên minh đó là, liên minh không chỉ diễn ra trong một ngành, một lĩnh vực mà còn diễn ra giữa các ngành ít hoặc không liên quan tới nhau. Đây là đặc điểm nói lên quy mô rộng lớn của các liên minh không chỉ ở phương diện địa lý mà còn trên phương diện lĩnh vực kinh doanh. Với IBM, từ một doanh nghiệp chuyên sản xuất máy tính, chip họ đã chuyển sang liên minh với Nissan Motor. Việc liên minh với các hãng Nhật Bản đã giúp IBM nhận ra khả năng ứng dụng to lớn của hệ thống máy tính và phần mềm cho các dạng ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn như thiết kế ô tô, kiểm tra nhiệt độ; và cũng qua đó để tăng khả năng độc lập của công ty trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn và phần mềm để cạnh tranh trong tương lai./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau