Câu 8: Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Ở miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1975: Trên cơ sở phân tích 3 đặc điểm của miền Bắc khi tiến hành CNH: Từ nền sản xuất nhỏ đi lên, đất nước có chiến tranh chi phối, QHQT mở rộng tạo thuận lợià Nhấn mạnh: xuất phát từ 1 nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua TBCN.

- Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) trên cơ sở phân tích đặc điểm miền Bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã khẳng định:

+ Tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này được khẳng định nhiều lần trong các Đại hội Đảng sau này.

+ Phương thức: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ & nông nghiệp.

+ Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.

+ Về cơ cấu kinh tế, đại hội xác định: kết hợp CN với NN, lấy CN nặng làm nền tảng.

- Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III (1962) nêu phương hướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.

+ Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.

+ Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.

Trên phạm vi cả nước từ năm 1975 đến năm 1985:

* Thuận lợi & khó khăn:

- Thuận lợi:

          + Cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên CNXH

          + Có đội ngũ trí thức đông đảo

          + Kế thừa kinh nghiệm của Miền bắc giai đoạn trước

          + Quan hệ quốc tế mở rộng

- Khó khăn:

          + Hậu quả chiến tranh nặng nề

          + Chuyển nền kinh tế sang dựa vào sức mình là chính

          + CNĐQ và các thế lực thù địch không ngừng chống phá CMVN

          + Không tranh thủ được những thành tựu của CM KHKT-Công nghệ trên thế giới. Chủ yếu dựa vào Liên Xô và các nước XHCN.

          + Không hiểu hết luận điểm của Lênin “CNTB hiện đại là sự chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho CNXH” và “CNXH thoát thai từ CNTB”

- Đường lối CNH của ĐH IV vẫn xác định là nhiệm vụ trung tâm của TK quá độ lên CNXH:

+ Đẩy mạnh CNH XHCN, xây dựng CSVC-Kthuật của CNXH, đưa nền KT của nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên SX lớn XHCN.

+ Ưu tiên phát triển CN nặng 1 cách hợp lý trên cơ sở phát triển CN nhẹ và NN. Kết hợp giữa xây dựng CN & NN cả nước thành 1 cơ cấu KT công-nông nghiệp hợp lý. Vừa xây dựng CNTW vừa phát triển CN địa phương, kết hợp CNTW với CN địa phương trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

+ Kết hợp phát triển lực lượng sx với xác lập & hoàn thiện quan hệ SX mới, kết hợp KT với QP, đẩy mạnh phân công & hợp tác với các nước XHCN & các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền & các bên cùng có lợi.

+ Làm cho VN thành nước XHCN có KT công-nông nghiệp hiện đại, VH – KT tiên tiến, QP vững mạnh, đời sống văn minh, hạnh phúc.

Đường lối CNH của ĐH IV vẫn tiếp tục quan niệm CNH ở Miền Bắc, tuy có phát triển thêm những thay đổi chưa rõ nét.

- Sau 5 năm chỉ đạo thực hiện, Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982) đã có sự điều chỉnh:

+ Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi NN là mặt trận hàng đầu, từng bước đưa NN lên sx lớn XHCN.

+ Ra sức phát triển CN SX hàng tiêu dùng

+ XD và phát triển CN nặng

+ Cần làm có mức độ vừa sức, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho NN & CN nhẹ.

- Nội dung cơ bản của đường lối CNH ở nước ta thời kỳ trước đổi mới:

+ Mục tiêu cơ bản: XD nền KT cân đối và hiện đại, bước đầu xd CSVC-Kthuật của CNXH.

+ Vấn đề quan trọn có tính chất quyết định: thực hiện trang bị kĩ thuật cho toàn bộ nền KTQD.

+ Phương hướng chỉ đạo:

          . Ưu tiên phát triển CN nặng 1 cách hợp lý.

          . Kết hợp phát triển CN với NN.

          . Phát triển CN nhẹ song song với ưu tiên phát triển CN nặng.

          . Phát triển CN TW & CN địa phương.

b. Đánh giá sự thực hiện đường lối CNH TK trước đổi mới (1960 – 1985)

Nhìn chung trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ dẫn tới những hạn chế,sai lầm sau đây:
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.

- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường.

- Tiến hành CNH 1 cách nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.

- Xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt TKQĐ lên CNXH nhưng chưa làm rõ mục tiêu, bước đi, biện pháp, những điều kiện cần thiết của CNH.

* Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nên kinh tế quốc dân.
Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.

* Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân:

- Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa. Chưa qua gđ TBCN nên thiếu nền tảng ban đầu cho CNXH

- Về chủ quan, chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư. Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý trí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa. Tiến hành CNH trên cơ sở mô hình KT hiện vật với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đồng nhất qt CNH với việc xd xí nghiệp có quy mô lớn, hiện đại, không giải quyết cấp bách những vấn đề lương thực, hàng tiêu dùng & xuất khẩu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro