cau 8 duong loi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

C âu 8:

Phân tích nội dung và định hướng CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của Đảng?

Trả lời:

a. Nội dung

- Phát triển các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp tri thức của người Việt và của nhân loại.

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

- Thứ 1: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn

1. CNH ở các quốc gia là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiêp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng và đô thị.

2. Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường lớn của công nghiệp và dịch vụ

3. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm bắt đầu CNH (khoảng trên 70% )

+ Hướng phát triển CNH nông nghiệp nông thôn

1. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất.

2. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp

3. Có quy hoạch phát triển nông thôn theo hướng hiện đại với các dịch vụ thiết thực phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần -> tiến dần tới cuộc sống văn minh hiện đại như các thành phố lớn.

4. Giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn, trong đó gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động -> tăng nhanh tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.

- Thứ 2: Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

+ Đối với công nghiệp

1. Phát triển công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh

2. Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế

3. Khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

4. ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia (VD: thu hút vốn để thực hiện dự án khai thác dầu khí, lọc dầu, hoá dầu và luyện kim, cơ khí, chế tạo, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng)

+ Đối với xây dựng:

1. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng như sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thuỷ lợi, cấp thoát nước.

2. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện hoá bưu chính, viễn thông.

+ Đối với dịch vụ

1. Phát triển các ngành dịch vụ có chất lượng cao, tiềm năng và có sức cạnh tranh

2. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch

3. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng

- Thứ 3: Phát triển kinh tế vùng

Xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm: miềm Bắc, miền Trung, miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh ở các vùng, tạo động lực và sức lan toả tới những vùng khó khăn.

- Thứ 4: Phát triển kinh tế biển

1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, trọng tâm trọng điểm

2. Hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển và vận tải biển, dầu khí, chế biến hải sản, du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đóng tầu và hình thành một số hành lang kinh tế ven biển

- Thứ 5: Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ

Các biện pháp:

1. Phát triển nguồn nhân lực

2. Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế cách mạng khoa học công nghệ

3. Kết hợp khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo

4. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ

- Thứ 6: Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên

1.Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia

2. Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng-thuỷ văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn

3. Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hoá với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững

4. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro