Câu 8: Những nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự 1999? Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niê

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Những nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự 1999? Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội?

------Nội dung cơ bản của Luật Hình sự ---

1. Tội phạm:

a. Khái niệm và phân loại:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

- Phân loại:

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, tội phạm được phân thành 4 loại:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 3 năm tù.

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 7 năm tù.

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 15 năm tù.

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

b. Các dấu hiệu của tội phạm:

- Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu quyết định của tội phạm. Hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi nó gây nguy hại cho các khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi chỉ có khi hành vi thể hiện ra ngoài thế giới khách quan dưới dạng hành động hoặc không hành động. Tính nguy hiểm của hành vi còn được thể hiện ở mặt chủ quan (lỗi, động cơ, mục đích) của hành vi.

- Tính có lỗi cũng là một dấu hiệu quan trọng của tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái với đòi hỏi của xã hội trong khi người đó có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định một xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

- Tính trái pháp luật là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý của tội phạm. Tính trái pháp luật của tội phạm thể hiện khi hành vi do người phạm tội thực hiện bị pháp luật hình sự nghiêm cấm.

- Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ bất cứ hành vi phạm tội nào cũng phải chịu hình phạt là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước. Đồng thời chỉ có người phạm tội mới phải chịu chế tài đó, không phạm tội thì không phải chịu hình phạt

Các dấu hiệu của tội phạm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ có tội phạm khi có đầy đủ các dấu hiệu đó.

c. Các giai đoạn thực hiện tội phạm:

Việc thực hiện tội phạm về mặt lí luận được chia thành 3 giai đoạn:

- Chuẩn bị phạm tội: là giai đoạn người phạm tội có những hành vi tạo ra điều kiện cần thiết cho việc phạm tội nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.

- Phạm tội chưa đạt: là giai đoạn mà người phạm tội đã cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

- Tội phạm hoàn thành: là giai đoạn mà hành vi phạm tội đã có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm.

d. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:

- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản.

- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được chấp nhận với điều kiện nó xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và việc chấm dứt đó là tự nguyện.

- Người tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện cấu thành một tội phạm khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

e. Những tình tiết không bị coi là tội phạm:

Trong thực tế có những hành vi mà về mặt hình thức có các dấu hiệu của tội phạm nhưng không bị coi là tội phạm vì có những tình tiết đã làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

-Phòng vệ chính đáng (Điều 15): là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.

-Tình thế cấp thiết (Điều 16): là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

-Sự kiện bất ngờ (Điều 11): là trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.

-Chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12): là trường hợp người có hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội chưa đủ 14 tuổi đối với các hành vi tương ứng của tội phạm nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc chưa đủ 16 tuổi đối với các hành vi tương ứng các loại tội phạm còn lại.

- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

g.Đồng phạm:

-Khái niệm: Đồng phạm là trường hợp hai hoặc nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội phạm

-Các loại người đồng phạm bao gồm:

+Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

+Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

+Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

+Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

-Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm xác định theo nguyên tắc:

+Chịu trách nhiệm chung của những người đồng phạm về toàn bộ tội phạm

+Chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

+Cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.

2.Trách nhiệm hình sự và hình phạt:

a. Trách nhiệm hình sự:

-Khái niệm: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi phạm tội của mình.Trách nhiệm hình sự thể hiện thông qua việc người phạm tội phải chịu các hình phạt, các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

-Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

-Năng lực trách nhiệm hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình là người có năng lực trách nhiệm hình sự.

-Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Quy định này thể hiện chính sách hình sự vừa nhân đạo, khoan hồng vừa nghiêm minh, công bằng của nhà nước. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định ở điều 46 Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định ở điều 48 của Bộ luật.

b. Hình phạt:

-Khái niệm: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ của họ những quyền và lợi ích nhất định theo quy định của luật hình sự. Hình phạt chính là một hình thức của trách nhiệm hình sự.

- Mục đích của hình phạt:

+Hình phạt được đặt ra để trừng trị người phạm tội

+Hình phạt đồng thời nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới

+Tính hà khắc của hình phạt còn có tác dụng răn đe, ngăn ngừa những người khác phạm tội

-Hệ thống hình phạt: Gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung

+ Hình phạt chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.

+ Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền, trục xuất.

c.Các biện pháp tư pháp: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản; sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh.

----Chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội ----

Bộ luật hình sự đã dành một chương để quy định đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xuất phát từ đặc điểm tâm ý của người chưa thành niên học chưa đủ điều kiện để nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện ý nghĩa xã hội của hành vi ma mình thực hiện, hơn nữa tầng lớp thanh, thiếu niên là đối tượng cần được nhà nước và xã hội quan tâm. Do đó, nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội là "việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội". Do đó, hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ chỉ bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Loại hình phạt tù chung thân và tử hình không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Mức hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng thấp hơn so với người thành niên:

-Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu điều luật quy định tù chung thân hoặc tử hình thì mức cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định.

- Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội nếu điều luật quy định tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất áp dụng không quá ½ mức tù mà điều luật quy định.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro