Câu 8: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa-giáo dục?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa-giáo dục?

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này. Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ…) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).

      Nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập được Hồ Chí Minh chuẩn bị từ những lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng trong những năm của thế kỷ XX, thực sự ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ “…làm cho dân tộc trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.

      Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Những quan điểm của Hồ CHí Minh về văn hóa giáo dục tập trung ở những điểm sau đây:

- Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa

- Cải cách giáo dục là xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bước phát triển của ta. Học chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động…

- Phương châm, phương pháp giáo dục:

Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình – xã hội, thực hiện bình đẳng dân chủ trong giáo dục.

Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. “học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”.

Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục.

- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng, phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi chuyên môn, thuần thục phương pháp.

-         Phải không ngừng nâng cao dân trí, đảng trí.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro