Câu 8: Quan niệm của HCM về vai trò và bản chất của ĐCSVN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Sự ra đời của ĐCSVN

 Lênin: Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân Châu Âu, V.I.Lênin nêu lên hai yếu tố, sự kết hợp chủ nghĩa Mác + phong trào công nhân.

 - HCM: Kế thừa và vận dụng quan điểm của Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, HCM nêu lên ba yếu tố, là sự kết hợp: CNMLN + PTCN + PTYN. Điều này thể hiện rõ trong bài Thường thức chính trị 1953 và Ba mươi năm hoạt động của Đảng, dẫn tới việc hình thành vào đầu năm 1930. Đây chính là một quan điểm quan trọng của HCM về sự hình thành ĐCSVN là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin đối với cách mạng Việt Nam và đối với việc hình thành ĐCSVN. Bên cạnh đó, HCM càng đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện Việt Nam giai cấp công nhân chiếm rất ít. Bởi lẽ, HCM chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật và là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trọng trách đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc.

 - Theo HCM, sự hình thành ĐCSVN không thể thiếu yếu tố phong trào yêu nước. Bởi những lý do sau:

 Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

 Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước, bởi vì hai phong trào đó đều có mục đích chung là giải phóng dân tộc, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập.

 Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông.dân. Đầu TK XX, nông dân Việt Nam chiếm khoảng 90% dân số.

 Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của ĐCSVN. Trí thức Việt Nam với một bầu nhiệt huyết, yêu nước, thương nòi…họ rất nhạy cảm vời thời cuộc, do vậy họ rất chủ động trong việc tham gia các phong trào của cách mạng Việt Nam.

 2. Vai trò của ĐCSVN

 Theo HCM: lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất lớn và vô cùng tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. Trong cuốn sách Đường cách mệnh (1927), HCM viết: Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết cần có Đảng có cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như cầm lái có vững thuyền mới chạy. HCM cho rằng: Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.

 Như vậy, sự ra đời của ĐCSVN phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN có tính quyết định hàng đầu đối với cách mạng Việt Nam, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được.

 3. Bản chất của ĐCSVN

 HCM khẳng định: ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đôi tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Điều này HCM tuân thủ những quan điểm của Lênin và xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

 Trong báo cáo chinh trị tại Đại hội II ( 2-1951), HCM nêu rõ: “ Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một… cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Điều này được HCM tiếp tục khẳng định ở những năm sau 1953, 1957, 1965…

 HCM đưa ra quan điểm nhất quán về bản chất giai cấp của Đảng là bản chất của giai cấp công nhân. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc, cho nên nhân dân VN coi ĐCSVN là Đảng của chình mình..Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác.

 4. Quan niệm về ĐCSVN cầm quyền

 a. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cấm quyền

 Sau những năm tháng hoạt động thực tiễn, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu lý luận, HCM đã tìm thấy con đường cách mạng ở CN MLN và quyết định đi theo con đường của CM Tháng Mười vĩ đại.

 Từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của VN- đã sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường tất yếu của CMVN.

 Từ lý tưởng cao cả ấy, HCM thấy sự cần thiết phải có một Đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng, thực hiện mục tiêu nói trên. Vì vậy, từ những năm 1920 trở đi Người đã tích cực chuẩn bị cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng 1930. Sự ra đời của ĐCSVN 3.2.1930 đã đánh dấu một trang mới trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.

 Trong tác phẩm Đường cách mệnh, HCM đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của đảng cách mạng- nhân tố quyết định hàng đầu sự thắng lợi của cách mạng. Thấu hiểu bài học lịch sử về sức mạnh của quần chúng, lại được soi rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Người chỉ rõ: công nông là gốc cách mạng, nhưng “ trước hết phải làm cho dân giác ngộ”. Dân phải được tổ chức, được lãnh đạo thì mới trở thành lực lượng to lớn mới là chủ, là gốc cách mạng được.

 Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, lý luận nghiêm minh, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc giành chính quyền thành lập nước VN dân chủ cộng hòa và đó cũng là thời điểm đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.

 b. Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền

 - Quan niệm chung: Đảng cầm quyền:

 + Chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.

 + Nếu một chính đảng có đại biểu giành được đa số phiếu tại các cuộc bầu cử trong quốc hội thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền.

 - Quan niệm của HCM: Đảng cầm quyền:

 + Đảng nắm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền

 + Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong quá trình cải tạo xã hội cũ thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng chế độ xã hội mới, XHCN.

 Mục đích, lí tưởng của Đảng cẩm quyền: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng cẩm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Quan điểm của HCM về Đảng cẩm quyền là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận Mác- Lênin về đảng vô sản kiểu mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro