cau 8 tb

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

8. Chuyển động của củ quả trong trống và vận tốc giới hạn của trống rửa?

- Chuyển động của củ quả trong trống rửa

Khi trống quay, do ma sát của củ quả vào bề mặt trống và lực ly tâm ép củ quả vào thành trống củ quả được nâng lên tới độ cao ở điểm A. Dưới tác dụng của trọng lực, củ quả rời ra và rơi xuống điểm B (hình 1.20). Ngoài ra khi trống quay, củ quả còn di chuyển dọc trống từ máng chất tới máng thu do chất liên tục và múc liên tục. Quá trình chuyển động của củ quả trong trống là chuyển động phức tạp. Dưới tác dụng của lực ly tâm và lực ma sát, củ quả chuyển động theo các đường 1-2, 3-4, 5-6, 7-8,... Dưới tác dụng của sự trượt do góc thoải tự nhiên của khối củ quả khi chất đống, củ quả chuyển động dọc theo trống theo các đoạn đường 2-3, 4-5, 6-7,... Nhờ tác dụng của quá trình chuyển động trên mà củ quả được xáo trộn và rửa sạch.

- Số vòng quay giới hạn của trống rửa

Số vòng quay giới hạn của trống được tính toán sao cho đảm bảo được điều kiện là : khi củ quả được nâng lên theo thành trống vẫn kịp tách rời khỏi thành trống mà rơi xuống, cùng lắm thì cũng cho phép lên tới điểm C là phải rơi xuống.

Nếu gọi F là lực ly tâm của củ quả khi trống quay, G là trọng lực của củ quả. Số vòng quay giới hạn của trống được xác định bằng điều kiện cân bằng giữa hai lực trên :

F = G

ma = mg

a = g

Trong đó m- khối lượng của mỗi củ quả; g- gia tốc trọng trường, m/s2;

a- gia tốc ly tâm, m/s2; n- số vòng quay của trống, v/ph;

R- bán kính trống, m.

Từ công thức (*), ta xác định được số vòng quay giới hạn của trống rửa :

Số vòng quay tính toán của trống nt = (0,5  0,7) ngh

- Vận tốc di chuyển của củ quả dọc trống

ν d=(ωh/tgθ)sin(1-tg2θ)1/2 m/s

Trong đó - vận tốc góc của trống, 1/s;

h- bề dày trung bình của lớp củ quả trong trống, m;

- góc nghiêng tự nhiên của khối củ quả,  = 28  350.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro