Câu 9:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9:Những chủ trương biện pháp của dảng trong việc xây dựng,bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ sau cách mạng tháng 8/1945?

◙ Chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền:

25/11/1945: Đảng đưa ra bản chỉ thị " kháng chiến kiến quốc " xác định:

- Tính chất cách mạng việt nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

- Kẻ thù chính của chúng ta là bọn thực dân Pháp xâm lược. Vì Pháp đã từng thống trị Việt Nam gần 100 năm, chúng còn cơ sở kinh tế và bọn tay sai ở VN, Pháp được Mĩ và Anh giúp sức bởi Anh có mặt ở Việt Nam một cách hợp pháp, hơn nữa Pháp đã bộc lộ đầy đủ dã tâm xâm lược việt nam. 23/09/1945 chúng nổ súng tại Sài Gòn và xâm lược miền Nam Việt Nam,Tây Nguyên, Lào, Campuchia.

♦ Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng là bảo vệ chính quyền non trẻ.

♦ Chủ trương bảo vệ chính quyền:

- Chính trị: Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra 1 Quốc hội hợp pháp. Từ đó ban bố hiến pháp và pháp luật để bảo vệ chính quyền.

- Quân sự: Nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang mang tính chính quy và hiện đại, thành lập quốc phòng và vũ trang toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài sau này.

- Ngoại giao: Thực hiện nguyên tắc thêm bạn bớt thù. Đối với quân Tưởng thì thực hiện chính sách Hoa -Việt thân thiện; còn đối với Pháp thì nhân nhượng về kinh tế nhưng độc lập về chính trị.

♦ Biện pháp:

- Chính trị : 1/1946 Việt Nam tiến hành tổng tuyển cử thành công bầu ra được 1 quốc hội hợp pháp với 333 đại biểu do Hồ Chí Minh đứng đầu. Khẳng định cơ sở pháp lí của nước VNDCCH.

+ Cuối 1946 ban hành hiến pháp của nước VNDCCH ban bố quyền dân tộc cơ bản ( độc lập, tự do, quyền tự quyết ) và quyền, nghĩa vụ của công dân ( thừa nhận quyền bình đẳng nam - nữ ).

+ Trong năm 1946 bên cạnh mặt trận Việt Minh, chúng ta đã thành lập thêm được nhiều tổ chức chính trị của quần chúng: Hội liên hiệp quân dân VN, hội liên hiệp phụ nữ VN, hội liên hiệp thanh niên VN, tổng kiên đoàn lao động VN ( đều thuộc mặt trận việt minh ). Qua đó cho thấy khối đoàn kết của dân tộc VN ngày càng được mở rộng và phát triển.

- Văn hóa: 8/9/1945 HCM đã kí sắc lệnh " nha bình dân học vụ " thuộc bộ giáo dục và đào tạo, phát động phong trào xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa.

Kết quả: cuối năm 1946 có trên 2,5 triệu người biết đọc và biết viết.

- Kinh tế: Trước mắt phải chống giặc đói và lâu dài là chống giặc đói, dốt và thù trong giặc ngoài.

+ Để chống nạn thù trong giặc ngoài, Đảng đã đưa ra nguyên tắc phải biết lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù để phân hóa chúng, tránh tình trạng cùng 1 lúc đương đầu với nhiều kẻ thù.

+ Chia 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (09/1945-03/1946): Nhân nhượng với Tưởng có nguyên tắc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

• Nhân nhượng: Về kinh tế, cung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm cho quân đội Tưởng trong suốt quá trình chiếm đóng VN trong 5 năm. Cho quân đội Tưởng được quyền khai thác 1 số cơ sở kinh tế ở VN (Hải Phòng, Lạng Sơn). Đồng ý sử dụng đồng tiền Quan Kim - Quốc Tệ là đồng tiền đang bị mất giá ở TQ.Về chính trị, đồng ý nhân nhượng bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội mà không cần thông qua bầu cử (4 ghế bộ trưởng và 1 ghế phó chủ tịch nước).

• 11/1945, Đảng tuyên bố giải tán, rút về hoại động bí mật.

Kết luận: Mặc dù chúng ta nhân nhượng nhưng khi có đầy đủ chứng cứ về sự phản bội của tay sai Tưởng thì ta phải tiêu diệt ngay ( vụ án phố Ôn Như Hầu ).

• 23/9/1945, Pháp nổ súng xâm lược miền Nam mở đầu cho âm mưu cướp nước ta 1 lần nữa. Đảng phát động phong trào toàn quốc ủng hộ Nam Bộ kháng chiến về vật chất và sức người, thành lập 2 các "chi đoàn nam tiến" gửi vào miền Nam. Chúng ta đã chặn đứng được Pháp tại khu vực miền Trung, làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Giai đoạn 2 ( 03/1946 - 19/12/1946): Hòa với Pháp đưa Tưởng về nước .

•Hòa với pháp : 28/02/1946 Pháp và Tưởng kí với nhau hiệp ước "Trùng Khánh".Tình hình đó đã đặt ta trước sự lựa chọn hòa hay đánh pháp. Nếu đánh Pháp sẽ phải đương đầu với nhiều kẻ thù Pháp, Tưởng, Anh, Mĩ; Nếu hòa Pháp chúng ta sẽ phải lùi 1 bước để tiến nhiều bước, bảo vệ được chính quyền cách mạng, có thời gian để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

• Thực hiện:

06/03/1946, chúng ta kí với Pháp bản "hiệp định Sơ Bộ" ( chưa có giá trị về pháp lí ). Ta đồng ý cho Pháp đưa 15000 quân ra miền bắc và rút dần quân trong 5 năm; Pháp công nhận VN là 1 quốc gia tự do có chính phủ riêng, tài chính riêng, quân đội riêng nhưng nằm trong khối liên hiệp Pháp. Đây chính là cơ sở pháp lí để ngừng bắn, bảo vệ chính phủ HCM. Hai bên đều ngừng bắn và mọi xung đột vũ trang, vấn đề sẽ được giải quyết bằng con đường hòa bình. Cuối 03/1946, Pháp đã đưa 15000 quân ra miền Bắc và 20 vạn quân Tưởng đã rút về nước.

14/09/1946, kí với Pháp bản Tạm Ước, tính chất là sự mở rộng của bản hiệp định Sơ Bộ nhằm kéo dài thời gian hòa bình để tranh thủ xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này; bảo vệ chính phủ HCM, bảo vệ chính quyền cách mạng; tránh được thế cùng 1 lúc đương đầu với nhiều kẻ thù.

Kết luận: Nhờ thực hiện chính sách cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, Đảng và chính phủ đã đưa dân tộc thoát khỏi thế " nghìn cân treo sợi tóc".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro