Cau 9 phan tich khai niem giai cap cong nhan...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: phân tích khái niệm giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện khách quan quy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trả lời:

1 khái niệm

Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định.

Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số lượng người vô sản mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại gắn liền với sự phát triển của nền đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu đối lập với giai cấp tư sản là giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tuỳ theo cung - cầu hàng hoá sức lao động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá về vật chất và tinh thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc vào cung - cầu hàng hoá sức lao động, phụ thuộc vào kết quả sức lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại giai cấp tư sản chiếm đoạt.

Dứơi chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “giai cáp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình để sống”.

Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm nhưng công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ là hai tiêu chí cơ bản để xác định phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.

- Một là, về phương thức lao động, phưong thức sản xuất, đó là người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá ngày càng cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân.

- Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:

+ Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.

+ Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hoá. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra làm nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân như sau:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuấtcó tính chất xã hội hoá ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.

2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản,giai cấp công nhân chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hưũ về tư liệu sản xuất. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những tự giải phóng mình, mà còn giải phóng cả các tầng lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn thể nhân loại.

Ph. Ăngghen viết: “thự hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy – đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”.

3 Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trong các tác phẩm “ tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C. Mác, Ph. Ăngghen viết: “sự phát triển của nền đại công nghiệp đã phá sập dưới chân của giai cấp tư sản, chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây dựng lên chế độ sản xuất và chiếm hữu của nó. Trước hết, giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt tự chôn nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều tất yếu như nhau”. Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã hội khách quan của nó quy định:

-Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời và từng bước phát triển. Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định sự phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay.

- Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động. Một khi sức lao động đã trở thành hàng hoá, thì người chủ của nó (người vô sản) phải chịu đựng mọi thử thách, mọi may rủi của canhj tranh; số phận của nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu hàng hoá sức lao động trên thị trường làm thuê và phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột và ngày càng bị bần cùng hoá cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Do đó, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng, cơ bản, không thể điều hoà trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất chống chế độ lại áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể nhân loại khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.

- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ khả năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới. Đó là khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “ Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của nền đại công nghiệp”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro