cau 9 THNC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9:  Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của bài học “ lấy dân làm gốc” trong đường lối đổi mới của Đảng ta? Bài học đó đã được thực hiện ntn trong quá trình đổi mới và chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt hơn trong điều kiện mới hiện nay?

*Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân. 

-K/niệm:quần chúng nhân dân là những bộ phận XH có chung lợi ích liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của 1 cá nhân hay 1 Đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề về kinh tế,chính trị,XH của 1 thời đại lịch sử. 

-Đặc trưng của k/niệm quần chúng nhân dân.

+Quần chúng nhân dân là những người LĐ sản xuất ra của cải vật chất tinh thần cho XH. 

+Quần chúng nhân dân là những bộ phận dân cư đấu tranh chống lại các giai cấp thống trị trong lịch sử. 

+Nói tới quần chúng nhân dân là nói tới các giai cấp,các tầng lớp XH có vai trò thúc đẩy sự tiến bộ XH. 

-Vai trò của quần chúng nhân dân:Theo quan điểm duy vật lịch sử quần chúng nhân dân có vai trò là người sáng tạo ra lịch sử-nghĩa là sự phát triển của lịch sử XH là do hoạt động của quần chúng nhân dân tạo nên. 

-Vì sao quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử? 

+Vì quần chúng nhân dân là người SX ra của cải vật chất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của XH. 

+Vì quần chúng nhân dân họ là động lực cơ bản của các cuộc cách mạng XH trong lịch sử. 

+Quần chúng nhân dân giữ vai trò chủ yếu sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần của XH (đương nhiên là không phủ nhận vai trò của các vĩ nhân trong lịch sử như:các nhà tư tưởng lớn,các nhà khoa học,các nhà văn...). 

Theo quan điểm duy vật lịch sử,quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển của lịch sử thể hiện:không có phong trào quần chúng thì cũng không có lãnh tụ;sự thống nhất giữa phong trào quần chúng và lãnh tụ đc thể hiện tập trung ở mục đích và lợi ích phong trào quần chúng nhân dân. 

Qhệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ

Dedicated to

Cần phải khẳng định rằng, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ là  quan hệ biện chứng. Tính biện chứng của mối quan hệ trên biểu hiện:  

Thứ nhất, tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ. Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã  hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những cá nhân ưu tú, những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, vì vậy, họ sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng. 

Thứ hai, quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của mình. Sự thống nhất về các mục tiêu của cách mạng, của hành động cách mạng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan hệ lợi ích quy định. Lợi ích biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa... Quan hệ lợi ích là cầu nối liền, là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần chúng nhân dân và lãnh tụ với nhau thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Lợi ích đó vận động phát triển tùy thuộc vào thời đại, vào địa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà  lãnh tụ là đại biểu, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng để giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp và tầng lớp xã hội. Từ đó, có thể thấy rằng, mức độ thống nhất về lợi ích là cơ sở quy định sự thống nhất về nhận thức và hành động giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. 

Thứ ba, sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò khác nhau của sự tác động đến lịch sử. Tuy cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, nhưng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. 

Bởi vậy, quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ là biện chứng, vừa thống nhất vừa khác biệt. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ. 

b)Quán triệt nội dung bài học " lấy dân làm gốc " của Đảng ta: 

- Trước thời kỳ đổi mới năm 1986, Đảng ta đã mắc những khuyết điểm trầm trọng trong việc tiến hành đổi mới đất nước, trong đó có bài học “lấy dân làm gốc’. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng, Đảng ta đã nghiêm túc kiểm điểm, công khai thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm trước nhân dân và cho rằng: Nguyên nhân chính của những sai lầm, khuyết điểm trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985) của Đảng ta là do bệnh nóng vội, chủ quan, duy ý chí, từ đó dẫn đến sai lầm về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý phân phối lưu thông, cải tạo xã hội chủ nghĩa; sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện… Những sai lầm đó, bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. “Công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những biện pháp để sửa chữa. Đó là dấu hiệu chứng tỏ một Đảng nghiêm túc, đó là Đảng làm tròn những nghĩa vụ của mình” Điều đó, đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định và sáng tạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. ..

- Sau 1986 và giai đoạn hiện nay:  Ðại hội VI của Đảng (1986) đã nghiêm túc kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích sâu sắc những sai lầm và khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục, rút ra những bài học kinh nghiệm. Ðại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Ðảng theo tinh thần cách mạng và khoa học. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới với những bước đi và hình thức thực hiện phù hợp.

Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta giành được trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định đường lối đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn. Đó là kết quả của quá trình tìm tòi, sáng tạo và thể nghiệm thông qua sự trăn trở, đấu tranh gian khổ giữa cái cũ và cái mới.

-Bài học " lấy dân làm gốc " đc Đảng ta tổng kết từ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. 

-Bài học " lấy dân làm gốc " là sự thể hiện quan điểm của Đảng ta đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân là người sáng tạo,là người xây dựng thành công CNXH ở ViệtNam. 

-Bài học "lấy dân làm gốc " nhằm mục đích không ngừng xây dựng và củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân LĐ trong sự nghiệp đổi mới đất nước

"Nước lấy dân làm gốc" đó là tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng - Nhà nước - Nhân dân ta đã và đang học tập và làm theo,và đã vận dụng thành công tư tưởng của Người trong thời kỳ đổi mới của đất nước bằng đường lối cụ thể của Đảng "Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra".

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin ''cách mạng là sự nghiệp của quần chúng'' và kế thừa tư tưởng tiến bộ của phương Đông nước lấy dân làm gốc, Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng, dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Có dân là có tất cả - đã trở thành phương pháp luận trong tư tưởng của Người: ''Dễ mười lấn không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong''. Theo người: ''Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân''. Sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô địch, dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. ''Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại''.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

-Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong hệ thống chính trị của đất nước.

-Nhân dân là người chủ của đất nước. Nhân dân lập ra bộ máy nhà nước thay mặt mình xây dựng pháp luật và quản lý đất nước thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau9th