Câu 9: Vì sao phải nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án đầu tư? Tóm tắt những nội dung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: Vì sao phải nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án đầu tư? Tóm tắt những nội dung phân tích, vận dụng vào 1 dự án cụ thể.

Phải nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án đầu tư vì các điều kiện vĩ mô có ảnh hưởng đến sự hình thành, thực hiện và hiệu quả sau này của dự án. Nghiên cứu các dk vĩ mô nhằm đánh giá khái quát ảnh hưởng của nó đến dự án theo 2 khía cạnh: những thuận lợi khi triển khai thực hiện dự án (lợi thế cạnh tranh) và những hạn chế, khó khăn trở ngại cần khắc phục khi thực hiện dự án (lạm phát, lãi suất...). Kết quả của nghiên cứu này là căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

Nội dung phân tích các điều kiện vĩ mô: nghiên cứu về môi trường vĩ mô:

- Môi trường kinh tế vĩ mô: môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động của các dự án, tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án. Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi không những tạo dk cho các dự án ra đời, hoạt động hiệu quả mà còn có thể làm xuất hiện những ý tưởng đầu tư. Vì vậy đánh giá các dk kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập và quản lí dự án đầu tư. Các vấn đề căn bản:

o Tốc độ tăng trường kinh tế: tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người, tình hình phát triển kinh doanh của ngành có liên quan đến dự án. Nên đầu tư vào địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP cao (GDP tăng trưởng cao  nhu cầu cao, cơ sở hạ tầng phát triển  đầu tư có lãi), và vào ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

o Lãi suất: mức lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của dự án, nếu lãi suất cao thì lợi nhuận của chủ đầu tư giảm và ngược lại, lãi suất thấp thì chi phí sử dụng vốn thấp dẫn đến lợi nhuận thu được cao. Tuy nhiên nếu mức lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường vốn quốc tế thì trong bối cảnh mở cửa thị trường vốn có thể dẫn đến dòng vốn chảy từ trong nước ra nước ngoài chứ cơ hội đầu tư trong nước không gia tăng.

o Tỷ lệ lạm phát: nếu có lạm phát thì giá trị của đồng tiền sẽ giảm, làm giảm hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên giảm phát do suy giảm nhu cầu cũng có tác động tiêu cực đến đầu tư và tính hiện thực hóa của các cơ hội đầu tư.

o Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan (tình hình xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, thuế xuất nhập khẩu...) đặc biệt quan trọng đối với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu , máy móc. VD chính sách duy trì giá trị dồng nội tệ ở mức quá cao thì sẽ không khuyến khích các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.

o Tình hình thâm hụt ngân sách: thâm hụt ngân sách  nhà nước đi vay nhiều hơn  ảnh hưởng đến lãi suất  ảnh hưởng đến chi phí vốn và hiệu quả đầu tư

o Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước: chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách có liên quan đến đầu tư

- Môi trường chính trị và luật pháp

o Tình hình chính trị ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhà đầu tư, nếu tình hình chính trị ổn định sẽ khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào nước đó, còn nếu tình hình chính trị bất ổn định sẽ gây tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư.

o Hệ thống luật pháp: nghiên cứu hệ thống luật pháp chung và hệ thống luật pháp và các quy định có liên quan đến đầu tư. Căn cứ pháp lý về tư cách pháp nhân, tiềm lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư, căn cứ pháp lý khác ( văn bản giao nhiệm vụ hoặc cho phép lập dự án của các cơ quan quản lý nhà nước

- Môi trường văn hóa xã hội: thể hiện ở dân số, độ tuổi lao động, chất lượng lao động  liên quan đến đầu vào và đầu ra của dự án.

- Môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được cho việc thực hiện dự án: tùy từng dự án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới các mức độ khác nhau nằm đảm bảo sự thành công của mỗi công cuộc đầu tư cụ thể. Xem xét về địa hình, khí hậu, nguồn nước, chất đất và các nguồn tài nguyên của địa phương dự định thực hiện đầu tư.

Bên cạnh việc nghiên cứu môi trường vĩ mô, còn phải nghiên cứu các quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương.

- Quy hoạch phát triển ngành: nhằm phát huy tiềm năng, ưu đãi, né tránh những hạn chế, rào cản nhằm đảm bảo thành công cho dự án đã chọn.

- Quy hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng:

- Quy hoạch phát triển đô thị:

- Quy hoạch xây dựng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#11111