caucuong1718

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 17)Kiểm tra cường độ tiết diện bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm và lệch tâm?

*     Kiểm tra cường độ tiết diện bê tông cốt thép chịu nén

-   Nén đúng tâm

   Cấu kiện bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm cần được kiểm tra cường độ theo công thức sau:

N < phi (Rlt. Fb + Ra’ .Fa’ )                                                                                   (5-32)

      Trong đó:

      Fa’– diện tích của cốt thép;

      Fb – diện tích  của riêng phần bê tông, nếu hàm lượng cốt thép nhỏ hơn 3% thì Fb = F, F là diện tích tiết diện của cấu kiện;

      Rlt, Ra’– cường độ tính toán chịu nén của bê tông và cốt thép;

  phi - hệ số uốn dọc, xác định  theo công thức (5.22) trong đó phi k và mld lấy theo bảng5.4.

-   Nén lệch tâm

   Xét tiết diện hình chữ T có các kích thước như trên hình 5.11.

   Giả thiết rằng, dưới tác dụng của lực nén lệch tâm N (xem công thức 5.7), trên tiết diện có hai vùng kéo nén rõ rệt. Cốt thép chịu kéo có diện tích  Fa, cốt thép chịu nén có diện tích Fa’.

   Lực dọc trong cốt thép sẽ cân bằng với bê tông chịu nén ở phần chìa ra của cánh và bê tông ở sườn có chiều cao xa, xa được xác định theo công thức:

xa =Ra.Fa - Ra’.Fa’ –Rlt (bc –b).hc chia cho Ru.b                                                          (5-33)

      Trong đó:

       Fa , Fa’ là diện tích cốt thép chịu kéo và chịu nén;

      h0 – khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu kéo đến mép chịu nén của tiết diện.

   Lực dọc N sẽ cân bằng với vùng bê tông chịu nén có chiều cao xN:

xN = N chia  Ru.b                                                                                                           (5-34)

   Chiều cao toàn bộ vùng bê tông chịu nén:

x = xa + xN.                                                                                                        (5-35)

   Tuỳ vào giá trị của x mà có thể xảy ra một số trường hợp tính toán sau đây:

      - Trường hợp 1: hc < x <= 0,55h0, kiểm tra cường độ theo điều kiện:

N e <= m2’ Ru. b .xN (h0 – 0,5xN) + m2 .Ru.b .xa (h0 – xN – 0,5xa) +

                                                            + Rlt (bc – b) hc (h – 0,5hc) + Ra’ Fa’ (h0 – a’)                                                                                                                                                  (5-36)

      Trong đó:

      a’ – khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu nén đến mép chịu ép của tiết diện;

      m2, m2’ – hệ số điều kiện làm việc, chỉ xét đến m2 khi x > 0,3h0, chỉ xét đến m2’ khi xN > 0,3h0.

m2 = 1,7 – 0,7 (0,8  + A), 0,8 £ m2£1;                                                   (5-37)

m2’ = 1 – 0,2 , 0,8 £ m2’ £1;                                                                    (5-38)

A = 0,00015 Ra£ 0,75.                                                                                   (5-39)

      - Trường hợp 2: x > 0,55h0, ứng suất trong cốt thép Fa không đạt đến cường độ tính toán, trong trường hợp đó:

      + nếu xN < 0,7h0 và xa + xN£ 0,7h0, lấy toàn bộ xa nhưng không lớn hơn 0,55h0;

      + nếu xN < 0,7h0 và xa + xN > 0,7h0, lấy xa = 0,7h0 –xN nhưng không lớn hơn 0,55h0.

      - Trường hợp 3: x > 0,7h0, cốt thép Fa sẽ chịu nén, coi xa = 0, kiểm tra điều kiện bền theo công thức sau:

N e £ 0,5 Rlt b h02 + Rlt (bc – b) hc (h – 0,5hc) + Ra’ Fa’ (h0 – a’)                 (5-40)

      - Trường hợp 4: x £ hc, trục trung hoà nằm trong phạm vi cánh chữ T, vẫn sử dụng các công thức (5.33) – (5.36), nhưng b được thay bằng bc.

      Đối với tiết diện chữ nhật có bề rộng b thì trong các công thức trên, bc được thay bằng b.

      Đối với tiết diện chữ I và chữ T, khi trục trung hoà (đường giới hạn của vùng bê tông chịu nén) nằm trong cánh chịu nén nhỏ hơn thì phần chìa ra của cánh này (ngoài phạm vi sườn) không tính đến.

      Đối với tiết diện hình vành khuyên có diện tích F, bán kính trong r1, bán kính ngoài r2, cốt thép dọc có diện tích Fa, bố trí cách đều theo bán kính ra (hình 5.13), trường hợp tính toán sẽ phụ thuộc vào giá trị của hệ số ak:

ak =                                                                                (5-41)

Tiết diện hình vành khuyên chịu nén lệch tâm

      - Nếu ak£ 0,5 (lệch tâm lớn):

N e0£ sin pak                                           (5-42)

      - Nếu ak > 0,5 (lệch tâm bé):

N (e0 + ra) £ ra (Rlt F + ka R a’ Fa)                                                                   (5-43)

      Trong đó: e0 - độ lệch tâm của lực dọc đối với trọng tâm hình vành khuyên.

ka = 1 - , nếu e0 < ra;                                                                                  (5-44)

ka = 2/3, nếu e0³ ra.

Câu 18)Kiểm tra điều kiện ổn định và chuyển vị ngang của đỉnh trụ?

*  Kiểm tra điều kiện ổn định

   Đối với các mố trụ đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên cần phải đảm bảo điều kiện ổn định chống lật và chống trượt.

-   Ổn định chống lật

   Điều kiện đảm bảo cho mố trụ không bị lật quanh cạnh chịu nén lớn (điểm O trên hình 5.14) là tổng mô men của tất cả các lực đứng và ngang gây lật phải nhỏ hơn tổng mô men của tất cả các lực giữ cho mố trụ không bị lật.

   Điều kiện trên được biểu diễn bởi công thức:                                                                   

                 Mlat chia Mgiu =(tổng Pi.ei+tổng Ti. hi)  chia y.tổngPi    

                    =M chia y.N = eo chia y <=m        (5-46)

      Trong đó:

      Pi, ei, Ti, hi – các lực đứng và ngang với cánh tay đòn của chúng lấy với trọng tâm tiết diện đáy móng;

      y – khoảng cách từ trọng tâm tiết diện đến cạnh chịu nén lớn;

      m – hệ số điều kiện làm việc;

      - nếu nền là đá                    m = 0,8;

      - nếu nền là đất                   m = 0,7.

Kiểm tra ổn định của mố

- Ổn định chống trượt

       Điều kiện đảm bảo cho mố trụ không bị trượt so với nền:

Tt chia Tg =tổng Ti chia f.tổng Pi <= m =0,8                              

      Trong đó: f – hệ số ma sát giữa đáy móng và nền, lấy như bảng sau:

Loại đất nền

Loại đất nền

            Đất sét và đá cứng có bề mặt nhẵn:

- ở trạng thái ẩm

0,25

- ở trạng thái khô

0,30

Á sét và á cát

0,30

Đất cát

0,40

Sỏi và cuội

0,50

Đá cứng có bề mặt nhẵn

0,60

*    Kiểm tra chuyển vị ngang của đỉnh trụ

   Khi trụ cao trên 20m, phải kiểm tra chuyển vị theo phương nằm ngang của đỉnh trụ.

   Chuyển vị đàn hồi delta đh được xác định theo phương pháp cơ học kết cấu với sơ đồ đầu dưới ngàm, đầu trên tự do. Độ cứng của trụ B = 0,85EI, trong đó E – mô đun đàn hồi của bê tông; I – mô men quán tính của tiết diện. Nếu trụ có tiết diện thay đổi thì có thể phân ra thành một số đoạn và coi tiết diện không đổi trong từng đoạn.

   Nếu móng của trụ là móng nông trên nền thiên nhiên, điều kiện kiểm tra là:

delta = delta đh<= 0,5.căn L (cm)                                                                                     (5-48)

   Trong đó: L – chiều dài nhịp kê lên trụ, tính bằng mét, nếu hai nhịp có chiều dài khác nhau thì lấy nhịp ngắn, nếu nhịp ngắn hơn 25m lấy L = 25m.

   Nếu trụ đặt trên móng cọc đài cao:

delta = delta đh +phio. h + delta0<= 0,5.căn L                                                                          (5-49)

      Trong đó:

      h – chiều cao tính từ đáy đài đến đỉnh trụ (cm);

          phi o, delta o – góc xoay và chuyển vị ngang của tim đài cọc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cong#câu