cau hoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Hãy cho biết một số phương pháp đặt câu hỏi để suy ra giá sẵn lòng trả của các đối tượng trả lời phỏng vấn ở phương pháp CVM. Ưu nhược điểm của các phương pháp này. Cho ví dụ trong từng trường hợp.

Ví dụ (cho phần phương pháp đặt câu hỏi): Bạn đang đi điều tra về một chủ đề là: " Sử dụng năng lượng sạch". Chương trình này giới thiệu việc sử dụng năng lượng tái chế và trồng cây xanh.

Chúng ta có các phương pháp đặt câu hỏi sau đây:

(1) Câu hỏi dạng Đóng - Mở về sự sẵn lòng trả

Đối với dạng câu hỏi này, những người trả lời được hỏi lượng tiền tối đa mà họ sẵn lòng trả cho hàng hoá hay dịch vụ môi trường.

Ví dụ:

Bạn sẵn lòng trả tối đa bao nhiêu để chương trình này đi vào hoạt động?

(Xin điền số lượng vào bên dưới)

.......................VNĐ/tháng

Hạn chế của dạng câu hỏi này: Có thể tạo ra sự thiên lệch chiến lược. Khó khăn cho người trả lời trong việc xác định mức sẵn lòng trả của mình hoặc người trả lời có thể cần một điểm tham khảo để điều chỉnh giá trị của mình. Người trả lời phải quen thuộc với hàng hoá trong câu hỏi.Ttỷ lệ trả lời không lớn; tỷ trọng các giá trị lớn (nhỏ) không hợp lý.

(2) Câu hỏi dạng có/ không

Đối với dạng câu hỏi này, cần xác định dãy các giá trị có thể có của WTP (có thể xác định thông qua điều tra thử). Chia mẫu điều tra thành nhiều mẫu nhỏ hơn. Chỉ hỏi người trả lời một câu hỏi: họ có sẵn lòng chi trả một mức tiền nào đó cho một thay đổi môi trường xác định hay không. Với mỗi mẫu điều tra nhỏ, hỏi một giá trị của WTP trong dãy giá trị đã xác định ở trên.

Ví dụ1: giả sử có 5 nhóm được hỏi các mức giá khác nhau (các mức giá này được xác định thông qua phỏng vấn thử), từ nhóm 1 đến nhóm 5, các mức giá lần lượt là 1.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 15.000 đồng, 25.000 đồng.

Ứng dụng vào ví dụ về năng lượng sạch ở trên, ta có thể hỏi:

Gia đình bạn có sẵn lòng trả 10.000 đồng hàng tháng để chương trình này có thể thực hiện không? (Xin khoanh tròn vào một câu trả lời sau)

1            Có

2            Không

Hạn chế của câu hỏi Có/ Không: Không thu được WTP tối đa, mà chỉ là sự bằng lòng tự nguyện chi trả hay không chi trả. Phương pháp này đòi hỏi phải xác định giá trị của hàng hoá môi trường qua kỹ thuật thống kê riêng như mô hình hữu dụng ngẫu nhiên (mô hình logit) để xác định giá trị mean và median của WTP. Đòi hỏi số mẫu lớn.

(3) Câu hỏi dạng thẻ thanh toán (Payment card)

Đối với dạng câu hỏi này, người trả lời được xem tấm thẻ với các giá trị khác nhau ghi trên đó, và được yêu cầu hoặc chọn một giá trị trong đó tương ứng với WTP (tối đa) của mình, hoặc đưa ra giá trị riêng của mình nếu giá trị này không có trên thẻ.

Ví dụ: Gia đình bạn sẵn lòng trả tối đa bao nhiêu để chương trình này được thực hiện (đồng/tháng)

(Xin khoanh tròn mức TỐI ĐA mà gia đình bạn có thể trả hàng tháng)

                                                                                                ĐVT: đồng/ tháng

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

4.000

5.000

6.000

8.000

10.000

14.000

19.000

25.000

35.000

45.000

55.000

>55.000

Mức khác............

Hạn chế của dạng câu hỏi này: thiên lệch do cơ chế thanh toán, thiên lệch chiến lược.

(4) Câu hỏi dạng "Trò đấu thầu" (Bidding Game)

Trước tiên các cá nhân được hỏi xem họ có sẵn lòng chi trả một khoản tiền X nào đó cho một sự thay đổi môi trường hay không. Nếu câu trả lời là "có", câu hỏi trên sẽ được lặp lại với một mức tiền Y (với Y > X), cho đến khi câu trả lời nhận được là "không", lúc này người đi phỏng vấn giảm dần mức giá xuống (Z), nhưng không nhỏ hơn mức cũ (nghĩa là Z > mức đồng ý gần nhất). Nghĩa là xác định một khoảng (interval data) từ mức có thể trả đến mức không thể trả của người trả lời.

Ví dụ 1: chúng ta có thể đặt câu hỏi "Bạn có sẵn lòng trả 10.000 (đồng) cho hoạt động này không?", giả sử câu trả lời là có. Chúng ta sẽ tiếp tục câu hỏi trên nhưng nâng mức giá lên, "Bạn có sẵn lòng trả 15.000 (đồng) cho hoạt động này không?", giả sử câu trả lời là có. Ta tiếp tục hỏi câu hỏi tương tự trên, nhưng đưa ra mức giá cao hơn, "Bạn có sẵn lòng trả 25.000 (đồng) cho hoạt động này không?", giả sử câu trả lời là không. Từ đó, hỏi tiếp các mức giá nhỏ hơn 25.000 (đồng) để biết mức không sẵn lòng trả gần nhất.

Hạn chế của dạng câu hỏi này: kết quả của dạng câu hỏi này có thể bị thiên lệch do điểm xuất phát (chọn mức giá khởi đầu).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dinhgia