cau hoi da tcmd

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Theo nbc thì không đồ án nào là hoàn hảo cả bạn ạ: cả những đồ án trong quá trình học tập ở trường đại học lẫn những đồ án trong thực tế. Theo nbc thì luôn có những công việc cần phải tiếp tục hiệu chỉnh, tiếp tục tìm hiểu và làm rõ sau mỗi đồ án, và cả những luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ nữa.

Xin mời bạn nêu những vấn đề mà bạn cho rằng chưa ổn trong các đồ án cũ để mọi người cùng học hỏi, rút kinh nghiệm.

Thưa Thầy vấn đề không ổn ở đây em chỉ đề cập đến vấn đề lu lèn .

1) Trong lúc giảng dạy thầy Nguyễn Hồng Hải có chỉ là lu chồng vệt tử 25-30cm và Thầy có nói vệt vệt lu chồng nhau tử 15-25cm .Trong đồ án củ PHNam thì vệt lu chồng nhau rất lớn (0,46-0,94)cm, chọn như thế này hợp lí chưa?

2) vấn đề chọn máy lu ,trong catalo của Bomag thì Kí hiệu AD là lu rung , nhưng trong đồ án này thì chọn lu BOMAG BW141AD-4 dùng cho lu sơ bộ , quá trình lu hoàn thiện thì dùng lu BOMAG BW161AD-4HF ?(lúc thông đồ án bọn em sử dụng lu rung tắt rung để lu hoàn thiện thì thầy không đông ý).

Mong thầy giải đáp thắc mắc cho em .

Cám ơn thầy , chúc thầy khỏe!

Chào King_wine cảm ơn bạn đã có ý kiến đóng góp với đồ án của mình. 2 ý bạn nêu ra ở trên mình cũng biết rất rõ, vì trong sách giáo khoa ghi như vậy và cả trên lớp khi giảng bài thầy cũng có nêu ra. Nhưng theo suy nghĩ của mình những nguyên tắc trên chỉ khuyến cáo tốt nhất chứ không phải bắt buột là như vậy.

Thứ nhất: Các vệt lu thông thường chồng nhau từ 15-25cm tùy theo từng loại vật liệu, để có thể đưa ra sơ đồ lu hợp lý như trên thì bạn cần vẽ thật nhiều sơ đồ với nhiều loại máy lu khác nhau, để tìm được lu nào là thích hợp nhất. Nhưng trong thực tế thì mỗi công ty thi công đường có được bao nhiêu lu như vậy? Nên quan điểm của mình, ứng với 1 loại lu ta vẽ ra sơ đồ hợp lý nhất là được.

Thứ hai: Không phải lu có ký hiệu AD là lu rung bạn à! Đối với lu Bomag thì ký hiệu ở đầu là BW thì là lu rung, mình đã tham khảo hết các loại lu bomag mới sản xuất thì toàn bộ đều là lu rung. Vậy phải chăng nhà sản xuất muốn 1 lu nhưng có thể thực hiện cả lu bánh cứng và lu rung. Nên mình mới chọn như thế.

Đó là những quan điểm của mình khi làm đồ án, nó có thể đúng, có thể sai mong các bạn góp ý thêm!

nbc

07-28-2008, 06:47 PM

Thưa Thầy vấn đề không ổn ở đây em chỉ đề cập đến vấn đề lu lèn .

1) Trong lúc giảng dạy thầy Nguyễn Hồng Hải có chỉ là lu chồng vệt tử 25-30cm và Thầy có nói vệt vệt lu chồng nhau tử 15-25cm .Trong đồ án củ PHNam thì vệt lu chồng nhau rất lớn (0,46-0,94)cm, chọn như thế này hợp lí chưa?

2) vấn đề chọn máy lu ,trong catalo của Bomag thì Kí hiệu AD là lu rung , nhưng trong đồ án này thì chọn lu BOMAG BW141AD-4 dùng cho lu sơ bộ , quá trình lu hoàn thiện thì dùng lu BOMAG BW161AD-4HF ?(lúc thông đồ án bọn em sử dụng lu rung tắt rung để lu hoàn thiện thì thầy không đông ý).

Mong thầy giải đáp thắc mắc cho em .

Cám ơn thầy , chúc thầy khỏe!

nbc xin trao đổi với bạn king_wine:

1. Chiều rộng chồng vệt quy định như vậy là giá trị tối thiểu - nhằm mục đích khi đầm nén không bị bỏ sót, mặt đường đảm bảo bằng phẳng; không giới hạn giá trị tối đa. Nếu bạn cố gắng thiết kế sơ đồ lu có giá trị chồng vệt trong phạm vi ấy thì không đúng mục đích đâu và sẽ rất khó có những sơ đồ lu tối ưu.

2. Việc sử dụng lu rung 1 bánh Single Drum Rollers để lu sơ bộ và lu hoàn thiện rất khó đảm bảo độ bằng phẳng và tăng cường độ cứng bề mặt.

Đây là hình ảnh của loại lu ấy:

Lý do:

- Chiều rộng bánh lu lớn khó có thể làm phẳng bề mặt đầm nén.

- Tắt rung --> tải trọng nhỏ, áp lực phân bố trên 1 đơn vị chiều dài bánh lu nhỏ --> khó có thể tăng cường độ cứng bề mặt (khi lu hoàn thiện).

Ngoài ra, 1 ca lu rung thường có đơn giá cao hơn 1 ca lu tĩnh --> nếu sử dụng lu này như một lu tĩnh thì không kinh tế.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần sử dụng lu rung cho 1 số trình tự thi công khác, song hệ số sử dụng máy còn quá thấp, cũng có thể tắt rung để lu sơ bộ (hoặc lu hoàn thiện); nhưng lúc này cần dùng những loại lu rung có chiều rộng vệt bánh lu tương đương lu tĩnh, có áp lực trên một đơn vị chiều dài bánh lu thích hợp; loại lu rung 2 bánh chủ động - Tandem Rollers có thể thỏa mãn vấn đề này

NBC đã viết:

1. Chiều rộng chồng vệt quy định như vậy là giá trị tối thiểu - nhằm mục đích khi đầm nén không bị bỏ sót, mặt đường đảm bảo bằng phẳng; không giới hạn giá trị tối đa. Nếu bạn cố gắng thiết kế sơ đồ lu có giá trị chồng vệt trong phạm vi ấy thì không đúng mục đích đâu và sẽ rất khó có những sơ đồ lu tối ưu.

2. Việc sử dụng lu rung 1 bánh Single Drum Rollers để lu sơ bộ và lu hoàn thiện rất khó đảm bảo độ bằng phẳng và tăng cường độ cứng bề mặt.

Đồng ý với cách giả thích của thầy nhưng tôi xin được góp ý những quan điểm sau:

- Về đồ án thiết kế tổ chức thi công nền hay mặt đường các bạn nên nghĩ đó là một công trình thực tế mình là chỉ huy trưởng công trình mình bố trí nhân công máy móc sao cho hợp lý với điều kiện là máy móc và nhân công làm việc với hiệu suất cao nhất thông qua hệ số sử dụng máy, nhân lực( hệ số sử dụng thời gian). Các bạn còn ở trong trường các thầy hướng dẫn những kiến thức chuyên sâu bổ ích đó mình thấy đó là điều rất tốt nhưng các bạn nên chú ý tới vấn đề tối thiểu tối đa trong qui trình, qui phạm. Không phải ngẫu nhiên mà các qui trình qui phạm đưa ra các giá trị min,max. Đó chính là giá trị phụ thuộc vào rất nhiều trong thực tế công trình. Tôi nhớ lại khi làm đồ án nền, mặt đường các thầy cho phép được lựa chọn thoải mái máy móc thi công và tôi cũng đã làm tốt đồ án này. Tuy nhiên khi ra thi công được hai năm tôi làm một công trình đường thuộc một dự án du lịch của Phần Lan chủ đầu tư họ yêu cầu thiết kế tiến độ thi công và tôi đã làm theo cách của mình được học nhưng họ không đồng ý với lý do thật đơn giản một số máy móc của Việt Nam mình không còn tồn tại nữa( thực tế vẫn còn nhưng rất ít) và thời tiết trong tháng đó (với khu vực này không thể đưa ra số ngày thi công như vậy) trong khi tôi đã tham khảo số liệu thời tiết thủy văn ở khu vực này . Họ là chủ đầu tư nhưng họ khảo sát rất kỹ về khí hậu thời tiết điều kiện nhân lực máy móc tại địa phương. Vậy là tôi phải đi khảo sát thực tế lại và tiến độ thiết kế thi công của tôi không còn tối ưu như lúc đầu tuy nhiên tôi rút ra được một điều là giá trị min, max ở qui trình thiết kế nó có cơ sở nhất định dựa vào điều kiện thực tế công trình. Tôi đi làm nhiều công trình và thấy 95% số công trình không thiết kế tiến độ thi công, 4% thì thiết kế cho có, thực tế chỉ 1% là thiết kế hợp lí. vậy nên khi các bạn ra trường các bạn sẽ hiểu vì sao các công trình luôn chậm tiến độ( Đó là 1 trong 1 nghìn lí do). Cái quan trọng tôi muốn nói ở đây là các bạn cứ cố gắng nghiên cứu đi để hiểu kỹ bản chất vấn đề nhưng phải chú ý tới thực tế chứ đừng học lý thuyết xuông. Có thể có những kinh nghiệm trong công tác mà các bạn sẽ phải học khi ra trường nhưng tôi xin phép được nói 1 khía cạnh nhỏ thôi, khi khác sẽ nói tiếp nếu các bạn thấy hữu ích.

Xin lỗi Admin nếu có gì sai xin bỏ qua hoặc có thể xóa bài viết này( Đây chẳng qua là một kinh nghiệm nhỏ của thế hệ X3 đi trước)

nbc

09-18-2008, 10:30 PM

Tôi nhớ lại khi làm đồ án nền, mặt đường các thầy cho phép được lựa chọn thoải mái máy móc thi công và tôi cũng đã làm tốt đồ án này. Tuy nhiên khi ra thi công được hai năm tôi làm một công trình đường thuộc một dự án du lịch của Phần Lan chủ đầu tư họ yêu cầu thiết kế tiến độ thi công và tôi đã làm theo cách của mình được học nhưng họ không đồng ý với lý do thật đơn giản một số máy móc của Việt Nam mình không còn tồn tại nữa( thực tế vẫn còn nhưng rất ít) và thời tiết trong tháng đó (với khu vực này không thể đưa ra số ngày thi công như vậy) trong khi tôi đã tham khảo số liệu thời tiết thủy văn ở khu vực này . Họ là chủ đầu tư nhưng họ khảo sát rất kỹ về khí hậu thời tiết điều kiện nhân lực máy móc tại địa phương.

Cám ơn CuuSVX3DaNang đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho anh chị em đồng môn lứa sau. Trong quá trình thiết kế tổ chức thi công, việc đầu tiên ta phải làm là trả lời các câu hỏi:

- Làm (thi công) cái gì?

- Trong điều kiện nào?

Hai câu hỏi thật đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, nhưng không phải KS nào cũng áp dụng ngay được nó khi ra trường.

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG

1.1. Khái niệm.

Mặt đường Bê tông xi măng là loại mặt đường cứng chịu uốn. Hỗn hợp bê tông xi măng có cốt liệu là đá (theo một thành phần cấp phối nhất định), cát vàng, xi măng, nước và phụ gia được phối hợp theo một tỷ lệ nhất định.

1.2. ưu nhược điểm.

* Ưu điểm:

+ Cường độ cao, thích hợp với tất cả các loại phương tiện vận tải, kể cả xe bánh xích, bánh sắt.

+ Cường độ mặt đường BTXM không thay đổi theo nhiệt độ như mặt đường BTN.

+ Rất ổn định với tác dụng phá hoại của nước. Do vậy thường hay được sử dụng trong những đoạn đường hay ngập nước, chế độ thuỷ nhiệt của nền đường không tốt.

+ Điều kiện thi công không khắt khe như khi thi công mặt đường BTN.

+ 0.2 mm/năm. Hệ số bám giữa bánh xeHao mòn ít, độ hao mòn thường không quá 0.1 và mặt đường cao và không thay đổi khi mặt đường bị ẩm ướt.

+ Tuổi thọ lớn (20 - 40 năm).

+ Mầu mặt đường sáng, dễ phân biệt với lề đường mầu sẫm nên tăng độ an toàn chạy xe về ban đêm rất nhiều.

+ Tận dụng vật liệu địa phương. Có thể cơ giới hoá hoàn toàn trong công tác thi công, do đó đẩy được tốc độ thi công, tăng năng suất lao động, hạ giá thành,...

+ Công tác duy tu, bảo dưỡng ít và đơn giản. Do vậy mặt đường BTXM rất thích hợp làm ở những khu vực ít có điều kiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.

+ Việc thi công mặt đường BTXM đơn giản, kỹ thuật, phương tiện đòi hỏi không mấy phức tạp, kỹ thuật thi công bê tông xi măng tương đối phổ cập trong toàn dân. Mặt khác, xi măng, đá, sỏi, cát đều có thể là vật liệu địa phương. Do vậy mặt đường BTXM rất thích hợp với đường giao thông nông thôn, bởi vì khối lượng BTXM trong đường giao thông nông thôn không nhiều, nên giá đầu tư cũng vừa phải.

* Nhược điểm:

+ Không thông xe được ngay sau khi xây dựng mà phải mất một thời gian bảo dưỡng.

+ Do phải xây dựng các khe co dãn nên độ bằng phẳng của mặt đường bị giảm mạnh: xe chạy bị xóc mạnh mỗi khi qua các khe nối nên chất lượng chạy xe, tốc độ chạy xe giảm đi rất nhiều.

Khe nối là vấn đề yếu điểm nhất của mặt đường BTXM, cần tập trung chú ý để khắc phục nhược điểm này. Muốn vậy, cần phải chú ý đến vần đề vật liệu, kỹ thuật xử lý các khe nối này sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cũng có thể tăng độ bằng phẳng, triệt tiêu tác dụng của khe nối bằng cách thảm lên trên mặt đường BTXM một lớp BTN tạo phẳng.

+ Đầu tư ban đầu rất cao.

+ Tiếng ồn khi khai thác lớn.

Trong thực tế, cần phải so sánh giữa hai kết cấu BTN và BTXM theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu để chọn một phương kết cấu hợp lý nhất. Ơ những nơi thiếu đá thì mặt đường BTXM phát huy tác dụng vì lơp móng dùng ít đá hơn mặt đường BTN

1.3. Phạm vi áp dụng.

+ Dùng cho các đường cấp cao A1 như mặt sân bay, mặt đường cao tốc, đường dân dụng cấp cao, có nhiều xe nặng chạy (tải trọng trục trên 10T/trục), áp suất bánh xe lên mặt đường từ 5 - 7 daN/cm2, lưu lượng xe chạy lớn với vận tốc cao.

+ Dùng cho những đường hay bị ngập nước, dốc cao, những đường không có điều kiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

+ Đường vào khu công nghiệp, nhà máy.

mình thi công lớp CPĐD loại 2 Dmax25 xong sau đó thi công lớp láng nhựa.các bạn cho mình hỏi lúc thi công lớp CPDD xong chờ mặt đuơng khô se trong thời gian bao lâu là hợp lí?và gai đoạn tưới nhũ tương thấm thì chờ cho nhũ tương phân tích khoảng bao lâu có thể thi công lớp láng nhựa?

xin cảm ơn thây cô và các bạn!

Theo mình thì thời gian chờ khô mặt đường cỡ 1 ngày.

Còn thời gian chờ nhũ tương phân tích từ 2-3 ngày và ít nhất từ 2-3giờ.

nongdan_hamvui

07-30-2009, 02:27 PM

Theo mình thì sau 4h (2h nếu nắg to) và sau 7 ngày mới thi công lớp áo đường trên.

Còn về vấn đề thứ 2 thì bạn có thể xem thêm ở mục sau của thầy NBC.

Trong cả Tiêu chuẩn của Ta - Tây, khi thi công CPĐD - làm lớp móng trên cần phải thi công lớp nhựa thấm mới được coi là kết thúc công tác của lớp này.

Khi còn sơ khai, các Quy phạm kỹ thuật, Tiêu chuẩn thi công về lớp này không có những hướng dẫn thật cụ thể. Cho đến nay, 22TCN 334:2006 - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mới nhất về lớp VL này cũng chỉ nêu những quy định chưa thật sự định hướng được cho người thực hiện có thể thi công chính xác được các bước trong kỹ thuật tưới thấm này.

nbc có được đọc 1 số Spec trong các dự án do Tư vấn ngoại thực hiện (WB, ADB, FL1, FL2, DA hầm đèo Hải Vân...), cộng thêm một số hiểu biết từ các nguồn tài liệu khác và tiếp cận được một số thực tiễn sản xuất nên cũng định vị được một số công việc trong kỹ thuật này sau khi kết thúc việc lu lèn (lu hoàn thiện) CPĐD, xin được chia xẻ với bạn:

1. Chờ cho bề mặt móng đường khô se: do chiều sâu thấm nhập của lớp nhựa thấm cần đạt tối thiểu 10 - 15mm (thấm như vậy được một số tài liệu nước ngoài đánh giá là đạt yêu cầu) nên bề mặt cần khô se đi khoảng 15 - 20mm (do còn phải trừ đi vài mm do khi ta chải mặt đường cho lộ đá lớn và thổi bụi).

Một vài dự án mà nbc quan sát được (ở các đường "địa phương") đã không thực hiện bước này: vừa lu lèn xong CPĐD --> móng còn rất ẩm đã lập tức tưới nhựa thấm ngay --> lớp nhựa này chảy loang lổ trên bề mặt móng chứ hầu như chẳng "thấm" được vào tầng móng --> việc tưới thấm hầu như đã thất bại hoàn toàn.

2. Chải mặt móng cho lộ đá lớn: bước này dùng bàn chải sắt lắp trên thiết bị chải đường hoặc dùng thủ công chải (chà) theo 1 chiều đề lớp bột đá trên bề mặt móng bong ra; lớp móng sẽ lộ ra toàn bộ cấp phối (cả hạt lớn hạt nhỏ) - một số tài liệu mô ta hình dạng bề mặt móng lúc này loang lổ như "da báo"; một số tài liệu mô tả là "chải mặt đường cho lộ đá lớn".

Việc làm này là cần thiết vì lúc này lớp bột mịn phía trên mặt móng không cản trở việc thấm nhập của vật liệu thấm; các viên đá lớn lộ ra sẽ được màng nhựa bao bọc và có điều kiện liên kết tốt với tầng mặt phía trên.

Nếu không thực hiện (hoặc thực hiện không triệt để việc này) - lớp bột mịn phía trên mặt móng sẽ cản trở nhựa thấm xuống lớp này, tạo thành 1 bề mặt trơn phẳng --> bong tróc ngay khi xe máy thi công đi lại trong quá trình thảm BTN; rất dễ làm tầng mặt BTN bị trượt, bị uốn cục bộ trên tầng móng trong quá trình khai thác sau này--> nhanh phát sinh hư hỏng, giảm tuổi thọ của KCAĐ

3. Thổi bụi: toàn bộ lượng bột - bụi đá chải ra được thổi sạch bằng máy nén khí hoặc xe hút bụi. Bề mặt móng được coi như sạch khi không còn những hạt bột - bụi rời rạc tồn tại độc lập trên nó.

Khi thổi bụi cũng lưu ý rằng: nếu phơi khô mặt đường quá lâu (có những dự án sau khi thi công móng CPĐD đến vài tháng sau mới thi công lớp nhựa thấm - do chiều dài các đoạn tuyến ngắn --> gộp vài tuyến để thảm BTN 1 lần) --> càng thổi càng sinh bụi. Với những tuyến kiểu này cần tưới ẩm nhiều lần cho tầng móng liên tục trong vài ngày trước; san sửa phục hồi trắc ngang, vá những ổ gà trên mặt móng --> chờ móng khô se bề mặt.

4. Tưới nhựa thấm:

- Về loại nhựa: nhiều tài liệu (nhất là của Pháp) đều ca ngợi việc tưới tấm bằng nhũ tương. Dạng đặt biệt này của nhựa đặc có độ linh động rất cao, độ nhớt nhỏ, rất dễ thấm sâu vào một bề mặt đã khô se. Cũng nên dùng các loại nhũ tương có hàm lượng nhựa nhỏ, linh động, dễ thấm.

- Về liều lượng: trước đây 22TCN 252:1998 quy định liều lượng này là 1,5 - 1,6 kg/m2. Tuy nhiên, theo nbc được biết có nhiều ý kiến (từ phía các nhà thầu) cho rằng liều lượng này lớn quá --> tưới hết liều lượng thì dư --> chảy tràn lan. Thực tế sẽ đúng như vậy nếu bề mặt móng không được xử lý như đã nêu ở các điểm 1, 2, 3 và lựa chọn loại nhựa (nhựa pha quá ít dầu hoặc nhũ tương quá đặc --> khó thấm); còn nếu xử lý tốt và chọn loại nhũ tương thấm hợp lý, liều lượng này có thể đến 2 - 2,5 kg/m2 vẫn không hề có hiện tượng nhựa đọng lại thành lớp trên mặt móng. Các tài liệu tham khảo ở một số nước cũng đã xác nhận vấn đề này.

Hiện nay, 22TCN 334:2006 quy định liều lượng này là 1,1 - 1,3 kg/m2

5. Chờ cho nhũ tương phân tích:

Khoảng thời gian này là cần thiết để nhũ tương có thể LẮNG --> KẾT TỦA --> ĐÔNG ĐẶC --> NINH KẾT --> và cuối cùng là MÀNG NHỰA CÓ HIỆU LỰC như nhựa đặc thông thường. Nhũ tương đã thấm đều xuống mặt móng, bề mặt móng khô ráo - xe chạy không bị dính/bóc lớp mặt móng.

Việc tưới thấm (bước 4) nếu được thực hiện vào cuối ca thi công của buổi chiều hôm trước là hết sức hợp lý --> đủ thời gian cho MÀNG NHỰA CÓ HIỆU LỰC mà không có xe máy thi công chạy bên trên gây hư hỏng (dính bóc vật liệu tầng móng).

Link đến bài viết nè : [Only registered and activated users can see links]@rums/showpost.php?p=40390&postcount=3

________________________________________

hochoaivandot

07-30-2009, 04:56 PM

Xin thắc mắc thêm một số vấn đề liên quan :

- Nếu chúng ta là đơn vị thi công, biết trước kế hoạch của đơn vị là chưa thảm bê tông nhựa ngay sau khi hoàn thành lớp cấp phối. Vậy chúng ta nên tưới nhựa thấm ngay để bảo dưỡng lớp cấp phối đá dăm chống bong bậc rồi sau này trước khi thi công bê tông nhựa tưới lớp nhựa dính bám hay là để sau này trong thời điểm gần thảm BTN mới tưới nhựa thấm.

- 22TCN 249-98 có nêu : Trên lớp móng có dùng nhựa vừa mới thi công xong hoặc trên lớp BTN thứ nhất mới rải xong, lượng nhựa tưới dính bám từ 0.2-0.5 l/m2 (thay vì 0.8-1.3l/m2). Trường hợp chúng ta thi công xong lớp CPĐD rồi tưới nhựa thấm bám vừa xong chuẩn bị thảm BTN, liệu có thể xem lớp thấm bám là lớp móng có dùng nhựa và tưới dính bám với lượng nhựa 0.2-0.5l/m2 hay không?

- Thời gian tối thiểu từ khi tưới nhựa dính bám đến khi thảm BTN có giống như thời gian tối thiểu từ khi tưới nhựa thấm đến khi thi công các lớp áo đường bên trên không?

Rất mong được sự góp ý của cả nhà. Xin cảm ơn!

________________________________________

nbc

07-31-2009, 06:38 AM

- Nếu chúng ta là đơn vị thi công, biết trước kế hoạch của đơn vị là chưa thảm bê tông nhựa ngay sau khi hoàn thành lớp cấp phối. Vậy chúng ta nên tưới nhựa thấm ngay để bảo dưỡng lớp cấp phối đá dăm chống bong bậc rồi sau này trước khi thi công bê tông nhựa tưới lớp nhựa dính bám hay là để sau này trong thời điểm gần thảm BTN mới tưới nhựa thấm.

nbc cho rằng nếu ta hiểu cặn kẽ chức năng của lớp nhựa/nhũ tương thấm, lập tức ta sẽ có câu trả lời cho câu hỏi này.

- 22TCN 249-98 có nêu : Trên lớp móng có dùng nhựa vừa mới thi công xong hoặc trên lớp BTN thứ nhất mới rải xong, lượng nhựa tưới dính bám từ 0.2-0.5 l/m2 (thay vì 0.8-1.3l/m2). Trường hợp chúng ta thi công xong lớp CPĐD rồi tưới nhựa thấm bám vừa xong chuẩn bị thảm BTN, liệu có thể xem lớp thấm bám là lớp móng có dùng nhựa và tưới dính bám với lượng nhựa 0.2-0.5l/m2 hay không?

Lớp nhũ tương thấm có chức năng thấm, liều lượng nhựa nhỏ, nên theo nbc khó có thể xếp loại lớp móng CPĐD đã được tưới thấm là lớp móng có dùng nhựa (các loại móng/mặt đường nhựa).

Thực tiễn thì trong quá trình tưới dính bám, tùy theo tình trạng bề mặt của móng mà người KS điều hành, giám sát phải điều chỉnh hàm lượng nhựa tưới dính bám cho phù hợp. Cù ng đã có nhiều đoạn đường hư hỏng bới nguyên nhân lớp nhựa dính bám không đủ để thực hiện chức năng dính bám của nó. Mặt đường BTN bên trên sẽ có thể bị trượt, nứt gãy (do bị uốn cục bộ).

- Thời gian tối thiểu từ khi tưới nhựa dính bám đến khi thảm BTN có giống như thời gian tối thiểu từ khi tưới nhựa thấm đến khi thi công các lớp áo đường bên trên không?

Cài này thì còn tùy việc bạn sử dụng loại vật liệu gì để tưới thấm và tưới dính bám.

Thời gian chờ đợi của 2 công tác trên đều phải kéo dài đến lúc nhũ tương phân tích, nhựa lỏng (hoặc nhựa pha dầu) đông đặc lại cả.

Nếu bạn sử dụng cùng 1 loại VL, nbc cho rằng thời gian ấy gần như nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro