cau hoi dap an thi giao vien gioi 11-12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:

Phương pháp dạy học là gì ? Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay như thế nào?

Trả lời:

1. Phương pháp dạy học

Là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS chủ động đạt các mục tiêu dạy học.

2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

phương pháp dạy học trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy”.       

Theo định hướng dạy học này, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điểu khiển quá trình học tập còn HS là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người lao động theo những mục tiêu mới đề ra.

Câu 2:

Thế nào là phương pháp tính tích cực? Nêu những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực? Là người GV THCS nên tập trung tìm hiểu vận dụng những mặt tích cực nào của trong mỗi PPDH hiện nay?

Trả lời:

1. Khái niệm

Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học, đảm bảo phối hợp nhuần nhuyễn hai cách dạy tái hiện kiến thức tìm kiếm kiến thức.

2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực.

Có bốn dấu hiệu:

- DH thông qua tổ chức các hoạt động của HS.

- DH chú trọng rèn luyện pp tự học cho HS.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

- Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò.

a) DH thông qua tổ chức các hoạt động của HS.

- Trong phương pháp tích cực, người học – chủ thể của hoạt động học- được cuốn hút vào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo thông qua đó được khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn..

   Theo tinh thần này, trong tiết lên lớp GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập củng cố kiến thức cũ, tìm tòi phát hiện kiến thức mới, luyện tập vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau. GV không cung cấp, không áp đặt những kiến thức có sẵn mà hướng dẫn HS thông qua các hoạt động để phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn cuộc sống.

   b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học  

Trong họat động dạy học theo pp mới, GV giúp HS chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, GV cần rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để HS biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tự tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới. Các tri thức pp thường là những qui tắc, qui trình, nói chung là các pp có tính chất thuật toán. Tuy nhiên, cũng cần coi trọng các pp có tính chất tìm đoán.

    c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

  Phương pháp đổi mới yêu cầu HS phải : nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận  nhiều hơn" . Điều đó có nghĩa là phải tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi HS trong quá trình tự lực tiếp cận kiến thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác cá nhân trên con đường tìm tòi phát hiện kiến thức mới. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò, dó đó cần phát huy tác dụng tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động học tập hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của cả tập thể.

  d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

 T

rong phương pháp dạy học đổi mới để phát huy vai trò tích cực, chủ động của HS, GV cần hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình, nhận xét, góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phát hiện sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, nêu cách sửa chữa các sai lầm...

3) Là người GV THCS nên tập trung tìm hiểu vận dụng những mặt tích cực nào trong mỗi PPDH hiện nay:

(Tìm trong câu 3)

 a. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề (cấu trúc của một bài học).

* Có thể hiểu kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề là kiểu dạy học mà GV tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được  những mục đích học tập khác.

* Mặt tích cực của phương pháp này:

- HS được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải là được thông báo tri  thức dưới dạng có sẵn.

- HS hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ nghe thầy giảng 1 cách thụ động.

- Phương pháp này không chỉ làm cho HS lĩnh hội kết quả của quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn làm cho HS phát triển khả năng tiến hành những quá trình như vậy. Tức là HS được học "bản thân việc học".

b) Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

*  Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là lớp học được chia thành những nhóm từ 4 -> 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc được giao những nhiệm vụ khác nhau.

            Trong nhóm mỗi thành viên có thể hoàn thành một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên điều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra 1 đại diện hoặc có thể phân công mỗi thành viên trình bày 1 phần nếu  nhiệm vụ học tập là khá phức tạp.

* Mặt tích cực của phương pháp này:

- Thông qua sự hợp tác tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và tập thể. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Được nói ra suy nghĩ của mình mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình, thấy mình cần phải học hỏi những gì. Khi đó bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

- HS học theo phương pháp này dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng khi trong sự thành công chung của lớp có phần đóng góp của mình.

- Lớp học đông thường GV chia nhóm theo bàn hoặc 2 bàn ghép lại, hình thức nhóm này giúp GV dễ quản lý HS, theo dõi và uốn nắn kịp thời.

- Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết của mình thông qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh phát triển tình bạn, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng.

- Học sinh sẽ làm quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết những vấn đề gay cấn.

- Hoạt động theo nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết những vấn đề gay cấn.

- Kết quả làm việc của các nhóm được trình bày thảo luận trước lớp tạo không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học.

* Khó khăn

:

Nếu tổ chức không khéo dẫn đến HS ỷ lại vào người khác hoặc lớp học ồn ào mất trật tự.

c. Vấn đáp tìm tòi

:

- GV tổ chức sự trao đổi ý kiến kể cả tranh luận giữa GV với cả lớp, có khi giữa trò – trò, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lí nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc HS phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp.

* Mặt tích cực của phương pháp này:

 - PP này kích thích HS phải liên tục cố gắng tìm tòi lời giải đáp, kích thích sự ham muốn hiểu biết của HS.

- Trong PP này, GV giông như người tổ chức sự tìm tòi còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm 1 bước về trình độ tư duy.

- Nếu cuối cuộc đàm thoại GV biết vận dụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra, có bổ sung và chỉnh lý khi cần thiết thì HS càng hứng thú tự tin vì thấy trong kết luận của thày có phần đóng góp của mình.

- Theo PP vấn đáp tìm tòi như trên thì kiến thức HS lĩnh hội được sẽ chắc chắn hơn nhiều. Vì vậy GV phải đầu tư vào việc nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức.

Câu 3:

Khai thác các phương pháp tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống. Những điều kiện áp dụng các phương pháp tích cực.

Trả lời:

1. Khai thác các phương pháp tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống

.

Hướng đổi mới PPDH Toán hiện ở trường THCS là tích cực hoá hđ học tập của học sinh, khơi dạy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề., rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS .

Theo định hướng trên, cần kế thừa, phát triển, khai thác những mặt tích cực trong PPDH truyền thống đồng thời áp dụng PPDH hiện đại thích hợp.

Tuy nhiên mỗi PPDH có mặt tích cực và mặt hạn chế của nó. Do đó, nếu biết khai thác ta có thể phát huy được điểm mạnh, khắc phục được điểm yếu của mỗi PPDH, góp phần đổi mới PPDH ở trường phổ thông. Không có PPDH nào là tối ưu trong mọi trường hợp. Không có PP nào là PP đổi mới, có thể thay thế hoàn toàn cho PP cũ.

Sau đây là một số PPDH truyền thống được sử dụng phổ biến, có hiệu quả, có khả năng đáp ứng được yêu cầu về đổi mới PPDH.

* PP vấn đáp:

PPvđ là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được GV đặt ra. Đây là ppdh mà GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà chỉ hướng dẫn HS tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS, người ta phân biệt các loại: vđ tái hiện, vấn đáp giải thích minh hoạ và vấn đáp tìm tòi.

+ Qui trình thực hiện:

- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xđ các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.

- Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi, trình tự đặt câu hỏi. Dự kiến  nội dung các câu trả lời của HS và câu nhận xét của HS.

- Bước 3: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía HS.

+

Ưu điểm

:

- VĐ là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của HS, dạy HS cách suy nghĩ đúng đắn. Bằng cách này HS hiểu nội dung học tập tốt hơn cách học vẹt, thuộc lòng.

- Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác.

- Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập. HS kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Giúp HS duy trì sự chú ý của HS, giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học.

+

Hạn chế:

- Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt HS theo một chủ đề nhất quán. Vì vậy đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà HS thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt.

- Nếu GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc không...

* PP luyện tập và thực hành.

Luyện tập và thực hành giải toán nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết.Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lại với mục đích học thuộc những kí hiệu, qui tắc, định lí, công thức... đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năng được thực hiện một cách tự động, thành thục. Trong thực hành, người ta không chỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc mà còn nhằm áp dụng hay sử dụng một cách thông minh các tri thức để giải được các bài toán khác nhau.

+) Qui trình thực hiện.

- Bước 1: Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành.

- Bước 2: Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành.

- Bước 3: Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ.

- Bước 4: Thực hành đa dạng.

- Bước 5:

Bài tập cá nhân.

+) Ưu điểm.

- Đây là pp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kĩ năng.

- Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức cao.

- Đây là pp dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hết các giờ học toán.

+) Hạn chế:

- Luyện tập và thực hành có xu hướng làm cho HS nhàm chán nếu GV không mục đích một cách rõ ràng và có sự khuyến khích cao.

- Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên HS khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là chưa xây dựng được sự hiểu bíêt ban đầu đầy đủ.

* PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của DH ph&gq vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề".

Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hđ để biến đổi đối tượng hđ hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

+) Qui trình thực hiện.

- Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề.

Phát hiện vấn đề từ tình huống gợi vấn đề.

Giải thích và chính xác hoá tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.

Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề.

- Bước 2: Tìm giải pháp.

Phân tích vấn đề: làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm.

Hướng dẫn HS tìm chiến lược gqvđ thông qua đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề. Cần thu thập, tổ chức dữ liệu, huy động tri thức; sử dụng những pp, kĩ thuật nhận thức, tìm đoán suy luận như hướng đích, qui lạ về quen, đặc biệt hoá, tương tự hoá, khái quát hoá, suy xuôi, suy ngược tiến, suy ngược lùi...

Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp: nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng.

- Bước 3: Trình bày giải pháp: HS trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp. Nếu vấn đề là một đề tài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề.

- Bước 4:  Nghiên cứu sâu giải pháp.

Tìm hiểu những khẳ năng ứng dụng kết quả.

Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hoá, lật ngược vấn đề,... và gqvđ có thể.

+) Ưu điểm.

- pp này góc phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cớ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.

- Đây là pp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau . Trong khi ph&gqvđ, HS sẽ

huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

- Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và pp nhận thức.

+) Hạn chế.

- Pp này đòi hỏi người gv phải đầu tư nhiều thời gian và công sức; gv phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn HS tìm tòi để ph&gqvđ..

- Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo pp PH&GQVĐ đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với bình thường.

Thuận lợi:

HS học tập tích cực, chủ động. HS không chỉ nắm vững kiến thức kỹ năng cần thiết mà còn rèn luyện thái độ tích cực chủ động trong học tập và còn có cả cách để có được kiến thức đó. Ngoài ra còn giúp HS có kĩ năng cần thiết để sau này đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống.

Khó khăn:

Mất nhiều thời gian, đôi khi cần phương tiện DH cầu kỳ và phức tạp, nếu đặt vấn đề không khéo léo dẫn đến nhàm chán.

* PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ.

(tìm câu 5)

 2. Những điều kiện áp dụng các phương pháp tích cực

    Phương pháp tích cực không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò của người GV. GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để HS chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.

     Khi soạn bài, GV phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng , tranh luận sôi nổi của HS.

     Dưới sự chỉ đạo của GV, HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các phương pháp tích cực như giác ngộ mục đích học tập, tự nguyện tham gia các hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, có những kĩ năng cần thiết của các  loại hình tư duy.

    - Chương trình và SGK phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét để tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức các hoạt động học tập học tập tích cực, giảm bớt những thông tin buộc HS ghi nhớ máy móc, tăng cường những bài toán nhận thức, giảm bớt những câu trả lời sẵn về những hiện tượng nêu ra, thay bằng những hướng dẫn tìm tòi tra cứu; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cường các gợi ý để HS tự nghiên cứu, phát triển nội dung bài học.

   - Phương pháp tích cực yêu cầu có những phương tiện thiết bị DH thuận lợi cho HS thực hiện các công tác độc lập hoặc theo nhóm.

   - Việc kiểm tra thi cử, đánh giá HS phải có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung, hình thức, tổ chức theo hướng phát huy trí thông minh, sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những thái độ, cảm xúc của HS trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.   - Cán bộ quản lí các cấp cần đặt nhiệm vụ đổi mới PPDH ở tầm quan trọng đúng mức.

Câu 4:

Nêu sự giống nhau và khác nhau về phương pháp giảng dạy ở lớp 6,7,8,9.

 * Giống nhau: Phương pháp giảng dạy lớp 6, 7, 8, 9 đều giảng dạy theo tinh thần đổi mới tích cực, tích hợp.

* Khác nhau:

Lớp 6:

Lớp 6 là năm mở đầu cho một cấp học vì thế khi tiếp cận môn học chắc chắn các em còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn do đó cần hướng dẫn HS một số điểm sau:

-

Giới thiệu cấu trúc, chương trình SGK bộ môn.

-

Yêu cầu HS chuẩn bị sách, vở có liên quan đến bộ môn.

-

Hướng dẫn HS cách học trên lớp:

·

Quan sát nhiều, suy nghĩ nhiều, làm nhiều.

·

Kết hợp nghe giảng và ghi chép.

·

Tích cực làm các bài thực hành.

·

Chú trọng suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

·

Làm quen và thành thục với các hình thức: thảo luận nhóm, quan sát kênh hình....

-

Hướng dẫn HS cách ghi chép bài.

-

Hướng dẫn HS cách học ở nhà.

-

Hướng dẫn HS một số hình thức kiểm tra:

·

Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

·

Hình thức kiểm tra tự luận.

Lớp 9:

Lớp 9 là lớp cuối cùng của cấp học nên kiến thức đòi hỏi sâu, rộng và tích hợp kiến thức toàn cấp, học sinh đã lớn, trình độ nhận thức cao hơn nên khi giảng dạy giáo viên cần  đi sâu thể hiện được tinh thần đổi mới đó. Phương pháp dạy học phải thể hiện rõ việc HS tự xây dựng và tự phát hiện kiến thức để tìm ra kiến thức bài học.

Câu 5:

Nêu quy trình thực hiện của một hoạt động theo nhóm. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ có những ưu điểm và hạn chế gì khi thực hiện? Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS, anh (chị) đã vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả.

Trả lời:

Đây là một PPDH mà "HS được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".

1) Qui trình thực hiện của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết, một buổi) có thể là như sau

:

Thứ nhất:

Làm việc chung cả lớp

:

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

Thứ hai:

Làm việc theo nhóm.

- Phân công trong nhóm.  Từng cá nhân làm việc độc lập.

- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.

- Cử đại diện ( hoặc phân công trước ) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Thứ ba:

Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

- Thảo luận chung

- GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.

2) Ưu điểm và hạn chế.

a) Ưu điểm.

- Thông qua sự hợp tác tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và tập thể.

- Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết của mình thông qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh phát triển tình bạn, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng.

- Học sinh sẽ làm quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết những vấn đề gay cấn.

- HS được học cách cộng tác trên nhiều phương tiện.

- HS được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua đó, tư duy phê phán, kĩ năng làm việc hợp tác của HS được rèn luyện và phát triển.

- Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây sựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau.

- HS dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. HS hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp.

b) Hạn chế.

- Không gian chật hẹp của từng lớp học và thời gian hạn định của tiết học.

- Tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm. Nếu không phân công hợp lí, chỉ có một vài HS khá tham gia còn đa số HS khác không hoạt động. Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu có HS trong nhóm bất hợp tác thì hiệu quả thấp.

- Khả năng bao quát nhóm của GV là khó khăn, nhất là khi số HS trong lớp, trong nhóm còn cao.

- Xác định nhiệm vụ mỗi nhóm và mỗi cá nhân trong nhóm tuỳ thuộc và nhiều yếu tố, trong đó có yêu cầu chung của chương trình và đặc điểm cụ thể của HS. Đó là một việc không dễ dàng (thực tế nghiên cứu và kĩ năng thực hành của GV về DHHTTN ở môn Toán chưa nhiều).

Tóm lại

Nếu tổ chức không khéo dẫn đến HS ỷ lại vào người khác hoặc lớp học ồn ào mất trật tự.

Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS, để đạt được hiệu quả tôi đã thực hiện như sau:

-

Chỉ những hđ đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hđ cá nhân mới nên sử dụng pp này. Chẳng hạn các bài tập có nhiều phần có thể phân nhóm để các em phân công nhau giải quyết hoặc trong khi thực hiện một số trò chơi toán học.

- Tạo điều kiện để các nhóm đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.

- Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức (tránh lỗi suy nghĩ: đổi mới ppdh là phải sử dụng hoạt động nhóm).

- Tuỳ theo từng nhiệm cụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hđ nhóm cho phù hợp.

Câu 6:

Khi soạn bài theo tinh thần đổi mới PPDH cần có những sự thay đổi như thế nào? Liên hệ bản thân trong quá trình giảng dạy HS đã thực hiện như thế nào.

Trả lời:

Trong việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH môn toán, cần có những thay đổi quan trọng sau:

1.

Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt được sau khi học bài về: kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học. Chú ý tới việc xây dựng cho học sinh phương pháp học tập mà đặc biệt là phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

2.

Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thày, sang thiết kế các hoạt động của trò. Tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc làm việc theo nhóm nhỏ sao cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn, được trình bày ý kiến của mình nhiều hơn…

3.

Nâng cao chất lượng câu hỏi, giảm câu hỏi tái hiện, tăng câu hỏi yêu cầu tư duy, học sinh tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập. Chú trọng nhận xét, sửa chữa câu trả lời của học sinh. Chú ý câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, câu hỏi phát hiện kiến thức mới, câu hỏi giúp học sinh đào sâu suy nghĩ…

Nói chung, các câu hỏi ra cho HS phải khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của HS, phải có yêu cầu vượt quá một chút khẳ năng hiện có của HS nhằm kích thích HS tích cực suy nghĩ, làm cho HS biết đặt ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến những khía cạnh khác nhau của tri thức, biết bổ sung, mở rộng và tìm tòi các hiểu biết mới.

 Liên hệ:

……

Câu 7:

Hãy so sánh hai cách soạn bài theo phương pháp tích cực và theo phương pháp thụ động.

Trả lời:

   Trong phương pháp tích cực, hoạt động của HS chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của GV về mặt thời lượng cũng như cường độ làm việc. Nhưng thực ra để có một tiết học trên lớp như vậy thì GV phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều trong khâu soạn bài :

So sánh hai cách soạn bài :

  Soạn bài theo phương pháp thụ động

Soạn bài theo phương pháp tích cực

 a. GV dự kiến chủ yếu là những hoạt động trên lớp của chính mình ( thuyết trình, đặt câu hỏi, ...) có hình dung chút ít về những hành động hưởng ứng của HS.

 b. GV tính toán kĩ trình tự triển khai các hoạt động trên lớp của chính mình sao cho hợp lí, tiết kiệm thời gian, chủ động hoàn thành tiết học đúng giờ.

 c. Thông tin đi theo 1 chiều, chủ yếu là từ thầy đến trò nên GV có thể hoàn toàn kiểm soát được tiến độ bài học. GV vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình để cố làm cho HS hiểu và nhớ nội dung qui định trong SGK.

a. Những dự kiến của GV phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS ( quan sát vật mẫu, thực hành thí nghiệm , ...) trên cơ sở đó GV phải hình dung mình sẽ phải tổ chức các hoạt động của HS như thế nào ( giao bài tập cho cá nhân hay nhóm, ...)

b. GV phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho HS, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị “ cháy giáo án”.

c. Bài học được xây dựng từ những đóng góp của HS thông qua những hoạt động do GV tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng HS và tập thể lớp, tăng cường mối liên hệ ngược từ trò đến thầy, và mối liên hệ ngang giữa trò – trò.

 - Về mặt phương pháp : Gv cần vận dụng các phương pháp tích cực : vấn đáp tìm tòi, dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.Phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS, phương tiện thiết bị DH.

 - Về mặt kĩ thuật nên tập trung vào việc sử dụng câu hỏi và các phiếu học tập.

 - Để phát triển các phương pháp tích cực, trong khâu soạn bài cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi.Mỗi bài học cần có một số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, nhất là ở những phần trọng tâm.

 Như vậy, cốt lõi của giáo án đổi mới là phần thiết kế các hoạt động giúp HS tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Hình thức trình bày giáo án ( mấy cột, mấy bước, ...) có thể thay đổi tùy theo trình độ, kinh nghiệm, thói quen của GV, tùy theo chỉ đạo chuyên môn của từng địa phương.

Câu 8:

Hãy nêu qui trình chuẩn bị dạy các kiểu bài lên lớp (tiết lí thuyết; tiết luyện tập; tiết ôn tập; tiết kiểm tra?

Trả lời:

 A. Đối với tiết lí thuyết.

- GV nghiên cứu kĩ tài liệu đặc biệt là SGK. Xác định đúng kiến thức cơ bản của tiết học, thông thường có 1 đến 2 kiến thức cơ bản, nhiều nhất là 3 kiến thức cơ bản. Những kiến thức còn lại là những kiến thức dẫn dắt làm thành một hệ thống kiến thức, có mối liên kết logic nhất định.

- GV tập trung xây dựng các hoạt động học tập của HS, dự kiến thời gian cho từng hoạt động. Chuẩn bị sẵn những giải pháp điều chỉnh để không bị cháy giáo án.

-  Chú trọng chuẩn bị các câu hỏi để tạo tình huống có vấn đề, làm xuất hiện ở HS nhu cầu phát hiện kiến thức mới. Chú trọng tạo điều kiện cho HS giải quyết các vấn đề, phán đoán lựa chọn, giúp đào sâu khai thác kiến thức vận dụng kiến thức.

-  Chọn hệ thống câu hỏi hợp lí để lôi cuốn HS vào bài học tránh cách truyền đạt kiến thức một chiều.

-  Nên sơ kết ý trước để chuyển sang ý sau. Kết hợp giữa củng cố từng phần và củng cố toàn bài. Dành những điều cần thiết cho bước củng cố cuối bài.

B. Đối với tiết luyện tập.

1) Mục tiêu chung của tiết luyện tập.

-  Hoàn thiện khắc sâu lí thuyết hoặc nâng cao ở mức độ cho phép đối với phần lí thuyết của tiết trước.

-  Rèn luyện kĩ năng thực hành thuật toán, nguyên tắc giải toán thông qua hệ thống bài tập.

-  Phát huy tính tích cực chỉ động sáng tạo của HS, rèn nền nếp học tập có tính khoa học.

2. Cấu trúc về nội dung.

Phương án 1:

+ Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học. Sau đó có thể mở rộng phần lý thuyết.

+ Bước 2: Cho HS trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập toán, kiểm tra kĩ năng tính toán, cách diễn đạt, cách trình bày. Lưu ý cho HS nhận xét phân tích sai lầm nguyên nhân sai. Khẳng định những chỗ làm đúng để động viên HS. Đồng thời  đưa ra cách giải khác ngắn gọn hơn, thông minh hơn nếu có.

+ Bước 3: Cho HS làm bài tập mới nhằm kiểm tra sự hiểu biết của HS. ở phần lí thuyết mở rộng. rèn các phẩm chất trí tuệ như tính nhanh, tính nhẩm. Rèn tính linh hoạt sáng tạo để khắc sâu và hoàn thiện lý thuyết.

Phương án 2:

+ Bước 1: Cho HS trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà để kiểm tra việc hiểu lý thuyết, vận dụng lý thuyết trong giải bài tập. Kiểm tra những sai lầm của HS và cách trình bày của HS.

+ Bước 2: Nhắc lại một số vấn đề lý thuyết mà HS chưa hiểu, chưa vận dụng. Chỉ ra những sai lầm mắc phải của HS và hướng dẫn cho HS cách trình bày.

+ Bước 3: Cho HS làm một số bài tập mới nhằm hoàn thiện lý thuyết khắc phục những sai lầm hay mắc phải, rèn tính linh hoạt, sáng tạo thông minh khi giải toán. Rèn các thuật toán cơ bản cần ghi nhớ. Rèn cách phân tích nội dung bài toán để tìm hướng giải và rèn cách trình bày lời giải.

3. Qui trình soạn bài.

a) Nghiên cứu tài liệu:

-  Nghiên cứu lại phần lý thuyết để xác định rõ ràng kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao cho phép.

-  Nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT xét xem cách giải từng bài như thế nào, có bao nhiêu cách giải cách giải nào là cơ bản, ý đồ của tác giả và tác dụng của bài toán như thế nào?

b) Soạn bài:

- GV dự kiến số lượng bài tập, thời gian, chốt lại vấn đề gì qua bài tập này. Mỗi bài tập đưa ra có dụng ý gì? Phương pháp thực hiện như thế nào.

-  Không nên đưa quá nhiều bài tập, nên chọn một số bài tiêu biểu, có thể sắp xếp thành 1 chùm bài có liên quan đến nhau, nhằm khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển năng lực tư duy giải một bài toán.

-  Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà sau tiết luyện tập là rất quan trọng, có thể gợi ý đối với một số bài tập đối với HS yếu.

C. Đối với tiết ôn tập.

- Tiết ôn tập là không chỉ nhắc lại kiến thức đã học mà phải liên kết các kiến thức đó với nhau.

- GV có thể sử dụng bảng hệ thống kiến thức theo hàng, theo cột hoặc sử dụng các sơ đồ.

- GV chọn những bài toán có nội dung tổng hợp liên quan đến kiến thức cần ôn tập. Qua đó khắc sâu hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học.

- Hình thức ôn tập có thể thay đổi tuỳ theo nội dung chương trình và trình độ của HS.

D. Đối với tiết thực hành.

1) Việc chuẩn bị:

- Về lí thuyết: HS hiểu kiến thức lí thuyết ở tiết trước. Nắm được các bước tiến hành đo đạc, giải thích được cơ sở của việc đo đạc trên.

- Về dụng cụ: Yêu cầu chuẩn bị đầy đủ theo tổ, nhóm HS. GV hướng dẫn HS cách sử dụng dụng cụ một cách cẩn thận.

- GV phân công địa điểm ngoài trời cụ thể cho từng nhóm HS. Hướng dãn HS cách tổ chức. Phân công nhóm trưởng, thư kí, ghi chép báo cáo thực hành. Nhóm trưởng phân công cụ thể cho từng thành viên.

2) Thực hành:

- Các nhóm HS tiến hành đo đạc tại địa điểm đã được phân công theo cách thức đã được hướng dẫn.

- GV quan sát, kiểm tra uốn ắn nhắc nhở HS.

- GV dành ít phút để tập hợp HS kiểm tra dụng cụ, nhận xét ý thức, thái độ tham gia thực hành. Động viên những nhóm HS thực hành tốt. Thu báo cáo thực hành và giao nhiệm vụ cho tiết học sau.

E. Quy trình biên soạn một đề kiểm tra.

-

Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra.

- Xác định mục tiêu dạy học.

- Thiết lập ma trận 2 chiều.

- Xây dựng nội dung, đáp án và biểu điểm.

Câu 9:

Hãy nêu cấu trúc xây dựng SGK môn Toán từ lớp 6 đến lớp 9.

Trả lời:

- Quán triệt mục tiêu của môn Toán THCS.

- Đảm bảo tính thổng nhất của chương trình, chương trình Toán THCS phải được xây dựng cùng với chương trình toán Tiểu học và chương trình Toán THPT theo quan điểm đảm bảo tính hệ thống giữa các lớp trong toàn cấp THCS.

- Không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thức, hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lí thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng phức tạp, tăng tính thực tiễn và tính sư phạm tạo điều kiện để HS tăng cường luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng tính toán và vận dụng kiến thức Toán học vào đời sống và các môn học khác.

- Giúp HS phát triển kĩ năng tư duy logic, kĩ năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, kĩ năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua học tập môn toán.

Câu 10:

Để thực hiện tốt chương trình và SGK mới, người GVcần phải làm những công việc gì?

Trả lời:

1. Nắm vững mục tiêu giảng dạy (xác định đúng mục tiêu giảng dạy). Nắm vững nội dung CTSGK, nghiên cứu kĩ tài liệu liên quan...

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS: Trong mỗi tiết dạy cố gắng vận dụnglinh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời mạnh dạn áp dụng 2 phương pháp dạy học hiện đại đó là DH theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề và dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

2. Đa dạng hoá các hình thức học tập, phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của HS.

3. Sử dụng triệt để đồ dùng và các phương tiện dạy học hiện đại, tích cực làm đồ dùng dạy học.

4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Đổi mới từ khâu kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 45 phút trở nên. Cụ thể là đổi mới các ra đề kiểm tra với hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan.

5. Thực hiện nghiêm túc bồi dưỡng thường xuyên chu kì II, ghi chép đầy đủ.

6. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

7. Tham gia đầy đủ  các lớp tập huấn do trường, phòng hoặc sở tổ chức.

Câu 11:

Khi kiểm tra kết quả học tập của HS, GV thường áp dụng các phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Nêu cách thể hiện của PPTNKQ? Nêu ưu nhược điểm của phương pháp TNKQ.

Trả lời:

A. Các loại trắc nghiệm.

1. Câu điền khuyết:

Cấu tạo gồm 3 phần:

- Phần yêu cầu

- Phần nội dung

- Phần cung cấp thông tin

+ Phần yêu cầu: Là phần bắt buộc phải có, thường viết dưới dạng mệnh lệnh thức.

+ Phần nội dung: Là phần bắt buộc phải có, thường là định nghĩa, mô tả tính chất... trong đó có một số chỗ trống (...).

+ Phân cung cấp thông tin: đó là nội dung (cụm từ ...) cho trước trong đó số cụm từ (từ) cho nhiều hơn chỗ cần điền.

Trong câu điền khuyết, đôi khi không có phần cung cấp thông tin mà HS tự lựa chọn trong nội dung đã học để điền vào chỗ trống.

2. Câu có nhiều lựa chọn:

Cấu tạo gồm:

- Phần câu viết chưa đầy đủ.

- Phần chọn: Gồm 4 đến 5 phương án. Trong đó có một phương án đáp ứng yêu cầu đề ra, thường là phương án đúng. Các phương án khác được gọi là nhiễu.

- Phần yêu cầu: Nêu ngắn gọn yêu cầu đặt ra.

3. Câu chọn đúng, sai.

Cấu tạo gồm 2 phần chính: Phần yêu cầu và phần để chọn.

- Phần yêu cầu: thông thường là chọn nội dung (câu, mệnh đề, …) đúng (Đ) hoặc sai (S).

- Phần chọn: Gồm 4 đến 5 câu hoặc mệnh đề (định nghĩa, kháI niệm, tính chất…) mỗi câu có nội dúng hoặc sai.

Tuy nhiên số lượng câu đúng hoặc sai nên leech nhau để tránh HS không suy nghĩ mà vẫn được điểm.

4. Câu cặp đôi:

Cờu tạo câu thường gồm hai cột (nhóm) tương ứng. Mỗi cột biểu diễn một số nội dung chưa đầy đủ có liên quan đến nhau.

Nội dung ở cột 1 cần ghép với nội dung phù hợp ở cột 2 tạo nên một nội dung đầy đủ. Số lượng nội dung ở cột 1 và cột 2 nên lệch nhau để HS không thể dùng phép loại trừ.

Tuy nhiên, trong thực tế còn có các dạng câu trắc nghiệm hỗn hợp hoặc có sự kết hợp giữa các loại câu trên.

B. Ưu, nhược điểm.

* Ưu điểm:

- Đảm bảo tính khách quan, hầu như không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm.

- Nội dung trắc nghiệm có thể bao quát được một phạm vi rộng các kiến thức và kĩ năng, tránh được việc học lệch, học tủ…

- Việc chấm bài của GV không mất nhiều thời gian do yêu cầu trả lời đã được xác định sẵn.

- HS có nhiều thời gian để học và suy nghĩ trả lời vì không mất thì giờ vào việc trình bày, diễn đạt.

- Gây được hứng thú học tập cho HS vì HS có thể tự đánh giá ngay được kết quả học tập của mình.

* Nhược điểm:

- Yếu tố ngẫu nhiên, may rủi còn cao.

- Không đánh giá được năng lực diễn đạt bằng lời, không thấy rõ được quá trình tư duy của HS.

- Việc biên soạn câu TNKQ đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm, phải dành nhiều thời gian và công sức.

Câu 12:

Tại sao nói đổi mới PPDH phải đổi mới từ khâu kiểm tra đánh giá HS. Bạn hãy soạn một tiết kiểm tra cuối chương II trong đó có TNKQ.

Trả lời:

Việc kiểm tra, đánh giá HS phải có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung và hình thức, tổ chức  theo hướng phát huy trí thông minh, sáng tạo của HS, vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những thái độ, cảm xúc của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động, sách vở thì chưa thể phát triển học tập tích cực. Việc đánh giá GV cũng phải thay đổi làm đổi mới được cách dạy. Cách dạy mà không thay đổi thì không hy vọng có sự thay đổi cách học.

            Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần chương trình...) cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp HS và GV kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Để đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mỗi quan hệ giữa kiểm tra, lượng giá và đánh giá, khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra GV chỉ chú trọng việc cho điểm, ít cho những lời phê chỉ rõ ưu khuyết điểm của HS khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của HS, giúp đỡ riêng đối với HS kém bồi dưỡng HS giỏi.

Chú trọng hướng dẫn HS phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, GV cần quan tâm đến phương pháp trắc nghiệm khách quan, nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm của pp này, sử dụng phối hợp hợp lí với các pp kiểm tra truyền thống.

Đề kiểm tra. ........

Câu 13:

Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở trường THCS  theo anh (chị) cần chú ý điều gì?

GV cần có kĩ năng sử dụng CNTT, biết khai thác sử dụng Internet một cách có hiệu quả.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần phải chú ý tới việc tích cực hoá hoạt động của HS. Các bài giảng điện tử (bài giảng được thiết kế trên máy vi tính có tích hợp CNTT) được thiết kế cần chú trọng đến hoạt động học tập của HS, các nội dung có tính chất nêu vấn đề, gợi vấn đề. Việc sử dụng phần mền dạy học toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lí sẽ cho hiệu quả cao. Phần mền có thể mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm, sự biến thiên của đồ thị hàm số... để cho người học có thể qua sát được điều mà các phương tiện khác khó có thể thực hiện được.

Nếu GV có thể tự thiết kế BGĐT từ các phần mền công cụ thì các bài giảng này cần phù hợp với đối tượng HS của lớp đang giảng dạy và bám sát với nội dung, chương trình SGK, góp phần tăng hiệu quả dạy học.

Câu 14:

Khi thiết kế và sử dụng BGĐT trong dạy học Toán ở trường THCS  theo anh (chị) cần chú ý điều gì? Trường hợp nào nên thiết kế BGĐT để hỗ trợ dạy học? Nêu các công đoạn chính của công việc thiết kế một BGĐT?

1) Những lưu ý khi thiết kế và sử dụng BGĐT.

-

Giáo án điện tử ở đây được hiểu là những bài giảng được thiết kế và thực hiện có sự trợ giúp của máy tính và các phương tiện trình chiếu khác như máy chiếu Projeeter, màn hình…

-

Các trường có đủ điều kiện máy tính, máy chiếu … cần khuyến khích và tạo điều kiện cho Gv soạn và thực hiện các bài giảng giáo án điện tử. Trong quá rtình thực hiện cần chú ý các điều kiện sau:

1. Bài giảng phải đảm bảo mục tiêu, thời gian, nội dung theo yêu cầu của chương trình.

- Về mục tiêu bài học, thời gian và các bước lên lớp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc và PPDH bộ môn. BGĐT không thể thay thế giáo án truyền thống, thay thế toàn bộ vai trò của người thày mà chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ thày trò để nâng cao hiệu quả dạy học. Nên kết hợp với các phương tiện truyền thống khác như phấn, bảng, mô hình, dụng cụ... để phát huy cao nhất hiệu quả tiết học.

2. Các nội dung đưa vào trình chiếu phải chọn lọc, hợp lý, khai thác tối đa tiện ích của các phần mềm hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của từng bộ môn.

- Các kiến thức đưa vào BGĐT dưới dạng các slide phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu thể hiện lôgic cấu trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ tạo điều kiện tốt nhất cho HS làm việc tích cực

3. Sử dụng hợp lý các phương pháp sư phạm kết hợp với các nội dung trình chiếu. Tuyệt đối tránh tình trạng thày thuyết trình theo nội dung trình chiếu còn học sinh ngồi xem và nghe một cách thụ động.

Cụ thể tránh lạm dụng trình chiếu một chiều. Hạn chế tối đa kênh chữ, hiện nay có khá nhiều BGĐT được soạn thảo trên Powerpoint mang tính chất "trình chiếu" nên hiệu quả dạy học chưa cao, cần ưu tiên thiết kế các hoạt động dưới dạng kêng hình đặc biệt là những hình động.

2) Một số trường hợp nên thiết kế BGĐT để hỗ trợ dạy học.

- Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó HS khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng, minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội và trong con người mà không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện nhà trường, không thể hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tịên khác. Phần mềm DH, có thể giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tự chọn, theo các mức độ tuỳ theo năng lực của từng HS.

- Khi cần giúp HS rèn luyện kĩ năng nào đó, thông qua việc phải hoàn thành số lượng lớn các bài tập, ví dụ, khi cần rèn luyện cho HS kĩ năng tính nhẩm, ta có thể tạo ra BGĐT dạng trò chơi, trong đó máy tính sẽ tự động ra liên tiếp các bài tập tính nhẩm, HS nhẩm kết quả phép tính và gõ kết quả qua bàn phím, máy tính sẽ cho điểm và đánh giá trình độ tính nhẩm của HS.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hàng đề, từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để lập thành các bộ đề khác nhau.

Cụ thể, số nội dung sau nên thiết kế BGĐT:

Nội dung bài cần mô phỏng các chuyển động, cần tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập ở HS.

Nội dung bài cần phải thay đổi các điều kiện, các tham số.

Nội dung mà HS thường mắc sai lầm, cần có bài làm mẫu, bài giảng mẫu để tham khảo, rút kinh nghiệm.

Nội dung cần tiểu kết trong bài, tổng kết cuối chương.

Các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp củng cố, kiểm tra nhanh kiến thức bài học.

Nội dung cần tiết kiệm thời gian trên lớp. (kẻ hình, vẽ hình phức tạp)

3) Các công đoạn chính của việc thiết kế BGĐT.

- Đưa ra ý tưởng xuất phát ban đầu của sản phẩm.

- Xác định đối tượng, mục đích, mục tiêu chính của BGĐT.

- Xác định các chức năng chính của bài giảng, phạm vi kiến thức, kĩ năng cần truyền đạt, cách thức truyền tải thông tin, kiến thức.

- Thể hiện các ý tưởng đặt ra cho tiết học trên máy tính.

- Kiểm tra và thử nghiệm các chức năng đã hoàn thiện. Có thể thay đổi lại thiết kế nếu cần thiết.

- Đóng gói và ghi bài giảng vào máy tính hoặc đĩa.

 Ta có thể cụ thể hoá thành qui trình thiết kế BGĐT từ các phần mền công cụ.

Tuỳ theo đặc trưng của mỗi môn học, chủ đề dạy học mà GV vận dụng linh hoạt theo các bước sau:

-

Bước 1:

Phân tích nội dung bài dạy, soạn giáo án.

-

Bước 2:

Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thết kế bài giảng trên máy.

-

Bước 3:

Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.

-

Bước 4:

Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử).

-

Bước 5:

Viết bản hướng dẫn.

chương trình SGK, góp phần tăng hiệu quả dạy học.

Câu 15:

Hướng dẫn HS tự học và đọc SGK

.

Một trong những điểm cần chú ý trong quá trình đổi mới PPDH chính là việc bồi dưỡng khả năng tự học cho HS. Việc bồi dưỡng kĩ năng tự học cần đươc chú trọng qua từng tiết học, qua những hđ do GV tổ chức để HS tự lực tìm ra kiến thức đồng thời qua việc hướng dẫn công việc ở nhà.

Cần định hướng cho HS việc đọc sách. Việc đọc SGK mô toán cần được tiến hành theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Có những bài HS cần đọc trước bài học ở nhà, cũng có bài  HS sẽ đọc tiếp một số phần trong SGK để hoàn thành bài học. Có một số nội dung trong SGK mới của môn toán trình bày với tinh thần: SGK cũng là phương tiện giúp HS tự học. Với những nội dung đó đòi hỏi HS cần đọc trước bài ở nhà, sau đó đến lớp trao đổi những nội dung chính hoặc luyện tập để củng cố kiến thức. Những  nội dung đó nếu không có phần tự đọc của HS thì khó có thể hoàn thành mọi nội dung và hđ đã đề ra trong một tiết học đã được trình bày trong SGK. Không phải nội dung nào HS cũng cần đọc trước, bởi vì có những kiến thức HS phải tự lực tìm ra dưới sự dẫn dắt của GV thông qua các PPDH như phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp khám phá có hướng dẫn...

+ Khi hướng dẫn HS tự học và đọc SGK GV cần lưu ý cho HS:

   a) Đối với những nd mà HS cần đọc trước ở nhà.

-

Cần đọc qua toàn bài, xác định rõ nội dung chính như bài học đó gồm những khái niệm, định lí, dạng toán nào.

-

Vừa đọc vừa suy ngẫm để sơ bộ hiểu khái niệm hoặc định lí.

-

Tìm trọng điểm: trong một bài học thường có một số kiến thức chính, trọng tâm, hay được áp dụng để giải các ví dụ và bài tập. Ghi lại những chỗ khó, chưa hiểu để đọc lại hoặc để đến lớp hỏi thày, hỏi bạn.

-

Giải một số ví dụ hoặc thực hiện một số hoạt động mà SGK đề ra. Khi giải các ví dụ các em không nên chỉ đọc cách giải trong SGK mà trước hết vận dụng những điều đã biết và những điều vừa đọc được để giải theo cách của mình. Nếu không tự lực giải được, có thể xem hướng dẫn giải trong SGK, sau khi biết được hướng giải thì nên tiếp tục tự lực làm việc. Sau khi giải xong ví dụ đó có thể đối chiếu với cách giải trong SGK để kiểm tra kết quả bài làm của mình, đồng thời so sánh cách giải của mình và của SGK để tự đánh giá ưu điểm, nhược điểm lời giải của mình và của sách. Việc này cũng cần được tiến hành không chỉ khi đọc SGK mà đọc sách toán nói chung. Ghi chép lại những điều quan trọng hoặc những ý nảy ra trong khi đọc.

b) Trên lớp học, HS thường đọc theo SGK theo yêu cầu của GV. HS thường đọc định nghĩa, định lí trong SGK để hiểu được nội dung của định nghĩa, định lí đó. HS có thể tóm tắt hoặc phát biểu lại nội dung đó, hỏi thầy cô nếu có điều gì chưa hiểu, trao đổi với các bạn bè về nội dung đó.

Như vậy, kĩ năng đọc phải được hình thành dẫn trong quá trình học tập. Nhờ đó, sau này các em có thể tự đọc những tài liệu khác, biết chọn lọc những thông tin cần thiết cho công việc của mình.

Câu 16:

ứng dụng công nghệ  thông tin năm học 2011

2012

ở đơn vị của đồng chí có những thuận lợi, khó khăn nào? Hóy nờu biện pháp khắc phục của đồng chí?

1. Những thuận lợi, khó khăn cơ bản:

a. Thuận lợi:

 Nhà trường có đội ngũ CBGV nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp cận nhanh và ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc soạn, giảng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin tương đối đầy đủ, phòng học bộ môn và phòng dạy tin học đang được xây dựng và hoàn thiện.

b. Khó khăn:

Các phương tiện phục vụ cho công tác dạy và học như máy chiếu, máy tính … đã được trang bị từ nhiều năm nay hoặc đã lõi thời hoặc hay bị hỏng,  do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy còn gặp khó khăn.

            Nguồn điện không ổn định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai và thực hiện.

(nêu thêm nhé)

Trên đây là những thuận lợi, khó khăn cơ bản mà nhà trường cần xác định rõ để phát huy và khắc phục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2011-2012.

2. Những biện pháp chính:

- Thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của trường

-  Ban chỉ đạo triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên tổ chức tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường; từng bước xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT tại đơn vị đến hết năm2012.

- Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức kết hợp với tự học nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ dạy và học.

- Thường xuyên tổ chức trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm việc soạn bài trên máy vi tính và sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy trên lớp.

- Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn.

- Tham mưu với nhà trường tiếp tục đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên được tiếp cận và sử dụng trong quá trình soạn, giảng.

Câu 17:

Hãy nêu mục đích, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chủ đề " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở đơn vị đồng chí công tác?

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù hợp với hiệu quả.

2. Yêu cầu:

- Tích cực tham mưu với địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất phòng bộ môn, san lấp mặt bằng bãi tập.

- Tập trung các nguồn lực để tăng cường thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường an toàn, thân thiện, vui vẻ.

- Tạo điều kiện để học sinh hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và có sức sáng tạo.

- Phát huy chủ động, sáng tạo của mỗi thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể ở địa phương để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hoá, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.

- Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, nhẹ nhàng, sát với điều kiện ở cơ sở.

B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Xây dựng trường lớp Xanh- Sạch- Đẹp - An toàn:

- Làm tốt công tác vệ sinh học đường đảm bảo nhà trường luôn luôn sạch sẽ, an toàn.

- Tu sửa các phòng học, đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành dạy và học.

- Tổ chức trồng cây đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên đảm bảo môi trường xanh, mát, đẹp.

- Tu sửa, nâng cấp, bảo quản sử dụng có hiệu quả công trình vệ sinh và công trình nước sạch tại đơn vị.

- Lồng ghép vấn đề giáo dục môi trường trong các môn học một cách phù hợp.

2. Tổ chức dạy và học có hiệu quả phù hợp với lứa tuổi học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

Giữ vững kỷ cương nền nếp dạy và học.

- Động viên cán bộ giáo viên tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

- Học sinh được tham gia hoạt động học tập do thầy cô tổ chức, được đề xuất sáng kiến và cùng thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao hơn.

- Phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi và chất lượng học sinh thi chuyển cấp.

3. Rèn luyện khả năng sống cho học sinh:

- Thông qua các hoạt động giáo dục, rèn cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

- Giáo dục ý thức rèn luyện bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, khi tham gia lao động và khi công trường xây dựng phòng bộ môn đang thi công.

- Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, phấn đấu không có học sinh vi phạm pháp luật hoặc mắc các tệ nạn xã hội.

4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh

.

- Có kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể, HĐNGLL với nội dung phong phú, hình thức đa dạng.

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh.

- Coi trọng việc tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi bổ ích lý thú phù hợp với lứa tuổi học sinh, lồng ghép với các môn học có điều kiện và các HĐNGLL.

5. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.

- Giao cho Đoàn- đội tổ chức việc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng tại địa phương. Qua đó giáo dục cho học sinh truyền thống " Uống nước nhớ nguồn" lòng tự hào dân tộc, tự hào với truyền thống của quê hương.

- Có kế hoạch xây dựng phòng truyền thống của nhà trường để học sinh hiểu và phát huy truyền thống của nhà trường, giới thiệu truyền thống của nhà trường của địa phương với bạn bè.

 C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

- Tổ chức cán bộ giáo viên, nhân viên thảo luận kế hoạch triển khai của ngành.

- Làm tốt công tác tuyên truyền nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc vận động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh Hội cha mẹ học sinh, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội nhằm huy động tới mức tối đa các lực lượng tham gia " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

- Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng nội dung hoạt động, phân công tổ chức, cá nhân phụ trách các nội dung nhiệm vụ.

- Tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường, Công đoàn, Đoàn - Đội, học sinh, Hội cha mẹ học sinh và lãnh đạo địa phương tại buổi Lế khai giảng năm học để cùng cộng đồng trách nhiệm thực hiện cuộc vận động.

- Tiếp tục thực hiện tốt qui chế dân chủ trong nhà trường, coi trọng việc cụ thể hoá các qui tắc dân chủ trong nhà trường, việc cụ thể hoá các qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường.

- Tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng tiêu chí " Trường học thân thiện, học sinh tích cực"

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch cuốt kỳ I và cuối năm học có sơ kết rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

Chốt lại:

a) 5 nội dung của phong trào xây dựng "THTT"

+ Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

+ Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

+ Tổ chức các hoạt đông tập thể, vui tươi lành mạnh.

+ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

b) Thế nào là "THTT"?

" Thân tiện" là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm "thân thiện" đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lí và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lí. "Thân thiện" bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.

"THTT" đương nhiên phải "thân thiện" với địa phương, địa bàn hoạt động của nhà trường, phải thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau, giữa tập thể sư phạm với học sinh, "THTT" phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lí người thụ hưởng.

1. Trước hết, trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là:

+ Thu hút 100% trẻ em được đi học và học đến nơi đến chốn. Trường phải đảm bảo cho mọi học sinh đảm bảo về quyền lợi học tập, không phân biệt giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, tình trạng thể chất…

+ Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương, phải gương mẫu trong việc giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó địa phương đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên.

+ Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương là: mỗi trường nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địa phương và tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, làng xóm sạch đẹp.

2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau, nó là cái lõi để thân thiện với các đối tượng khác. ở đây, vai trò của Hiệu trưởng, của các tổ chức đoàn thể cực kì quan trọng. Muốn vậy phải thực hiện tốt quy chế dân chủ, tài chính trong sáng, công khai, minh bạch. Về mặt tâm lí, phải thực sự tôn trọng lẫn nhau, từ người bảo vệ, lao công đến Hiệu trưởng. Không thể có thân thiện nếu trong trường mất dân chủ, mất bình đẳng. Hiệu trưởng hống hách, quát nạt nhân viên. Cũng không thể có thân thiện nếu như mọi khoản thu, chi trong nhà trường không rõ ràng.

3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thày cô với các em học sinh. Thầy cô phải hoạt động theo phương châm "Tất cả vì học sinh thân yêu". Từ đó trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô. Sự thân thiện của thầy cô với học sinh thể hiện:

+ Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ thụ động "thày đọc trò chép" sang "thày tổ chức, trò hoạt động"… với quan điểm lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tự giác, tích cực học tập của HS. Quan tâm tới HS có hoàn cảnh khó khăn, các em HS "cá biệt".

+ Công tâm trong quan hệ ứng xử, trong chăm sóc các em, trong đánh giá cho điểm…

+ Phải coi trọng giáo dục bình đẳng giới để các em HS nam, nữ quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn kỹ năng sống cho HS, đừng để trò phải "ngơ ngác" trước cuộc sống xã hội đang từng ngày thay đổi.

4. Nhà trường thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất  đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục mà còn cho cuộc sống an toàn, văn minh, phù hợp với lứa tuổi Hs. Trường học không thể thiếu sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, ngược lại trường phải khang trang sạch đẹp…

Tóm lại: Trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, anh em, mọi hoạt động đều trỏ nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người. Trường học gắn bó mật thiết với địa phương và có chất lượng GD toàn diện với hiệu quả, GD không ngừng nâng cao.

Câu 18:

Tại sao lại đặt vấn đề

Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

? Là một  nhà giáo, theo anh chị phải làm gì để trở thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo? Tự học những gì ? Và học như thế nào?

1. Tại sao...

- Vai trò của người thầy trong GD...

- Mục tiêu giáo dục hiện nay...

- Thực trạng hiện nay...

2. Là một nhà giáo...

- Không ngừng trau dồi, tu dưỡng đạo đức, bản lĩnh chính trị...

- Giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tí nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học...

- Có lối sống, trọng sạch, lành mạnh, giản dị...

- Không ngừng tự học nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn...

- Không ngừng đổi mới pp dạy học, ứng dụng CNTT, đúc rút SKKN...

3. Tự học những gì?...

- Học tập đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui định của địa phương, của ngành...

- Học về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao hiểu biết, nắm chắc kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.... tầm nhìn của người thầy phải rộng...

4. Học như thế nào?...

- Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, sách báo, cập nhật các thông tin chính trị, tự nhiên, xã hội, khoa học...

- Học qua đồng nghiệp: dự giờ, trao đổi tổ, nhóm chuyên môn...

- Tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, chuyên đề do tổ, nhóm, trường, phòng, sở, bộ tổ chức...

- Tham gia các lớp học tập nâng chuẩn...

Câu 19:

Trình bày mục tiêu và nêu tóm tắt các nhiệm vụ xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chỉ thị 40CT/TW ngày 15-6-2004 của ban Bí thư. Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì để góp phần thực hiện chỉ thị trên?

a) Mục tiêu:

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

- Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo.

- Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

b) Nhiệm vụ:

- Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục.

- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ lại nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

c) Liên hệ.

- Nắm vững Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và về giáo dục nói riêng.

- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo.

- Tích cực đổi mới PP dạy học, nâng cao chất lượng các công việc được giao.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế chuyên môn, tham gia xây dựng nhà trường vững mạnh.

Câu 20:

Nêu các quan điểm chỉ đạo và tên bảy nhóm giải pháp lớn phát triển giáo dục đến năm 2010. Tại sao nói đổi mới chương trình giáo dục là giải pháp trong tâm?

a) Các quan điểm chỉ đạo.

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

- Xây dựng nền GD có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng HCM làm nền tảng, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng trong giáo dục. Nhà nước và xã hội có cơ chế khuyến khích người giỏi, hỗ trợ người nghèo trong học tập.

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo hợp lý về cơ cấu ngành nghề, vùng miền.

- Mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp đào tạo và sử dụng. Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục.

- GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển GD. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích và tạo điều kiện toàn xã hội chăm lo GD.

b) Bảy giải pháp lớn.

- Đổi mới, mục tiêu nội dung và chương trình GD.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp GD.

- Đổi mới quản lý GD.

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống GD quốc dân và phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở GD.

- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho GD.

- Đẩy mạnh xã hội hoá GD.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GD.

c) Tại sao:

Việc đổi mới chương trình GD là giải pháp trọng tâm vì:

- Góp phần thực hiện tốt hơn nguyên GD, học đi đôi với hành, GD kết hợp với LĐSX, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường gắn liền với GD gia đình và xã hội.

- Xây dựng cơ cấu chương trình, nội dung GD hợp lý đảm bảo theo chuẩn kiến thức, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GD toàn diện, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành... cho HS.

- Bổ sung kịp thời những thành tựu khoa học, công nghệ phù hợp trình độ HS và tiếp cận với trình độ GD các nước trong khu vực và thế giới.

- Là cơ sở cho các giải pháp khác như: Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới công tác quản lý, hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống GD quốc dân, phát triển mạng lưới trường lớp...

- Tạo cơ hội cho các cơ sở GD hiện đại hoá, đồng bộ hoá trang thiết bị DH, tăng cường cơ sở vật chất... nâng cao chất lượng GD.

- Làm tốt giải pháp này sẽ giúp cho sự nghiệp GD phát triển đúng hướng, ổn định và bền vững.

Câu 21:

Sau khi học xong chương trình BDTX cho giáo viên chu kì II. Bạn nhận được điều gì?

*Về kiến thức:

+ Nắm vững hơn mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học. Nắm được những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và ca hs đánh giá của môn học.

+ Nắm được nội dung, cấu trúc của SGK mới. Cách sử dụng SGK và SGV mới THCS.

+ Biết cách giải thích một số vấn đề mới và khó trong chương trình và SGK mới THCS.

+ Lựa chọn được cách sử dụng đồ dùng dạy học môn học một cách hợp lý và hiệu quả.

+ Xác định được cách đánh giá HS để điều chỉnh quá trình hoạt động dạy học bộ môn của mình.

*Về kỹ năng:+ áp dụng được những hiểu biết của mình để lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo yêu cầu đổi mới của chương trình, SGK và phương pháp dạy học tích cực.

+ Biết sử dụng SGK mới và hướng dẫn cho HS biết sử dụng SGK một cách hiệu quả trong tiết học.

+ Biết cách thiết kế bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tinh thần đổi mới.

+ Biết tự đánh giá kết quả học tập BDTX của mình để điều chỉnh quá trình học tập.

* Về thái độ:

+ Chủ động và hợp tác trong học tập và đánh giá kết quả học tập BDTX, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

+ Tích cực áp dụng các kiến thức, kỹ năng có được trong chương trình BDTX để dạy tốt chương trình và SGK mới THCS.

* Tóm lai

: Sau khi học xong chương trình BDTX bản thân mỗi GV nắm vững hơn về : nội dung chương trình của môn học, nhận thức đúng đắn về môn học, biết cách giải quyết một số vấn đề mới và khó về nội dung của môn học trong quá trình giảng dạy. Nắm được các mặt tích cực và hạn chế của mỗi PPDH. Từ đó khai thác, phát huy được điểm mạnh và khắc phục được điểm yếu của mối PPDH. Ngoài ra còn bổ sung và nâng cao các kỹ năng dạy học, từ đó giúp mỗi GV tự điều chỉnh quá trình dạy học củamình một cách hợp lý và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó mỗi Gv còn học được cách ra đề kiểm tra và cách đnhs giá học sinh sao cho đúng, sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh. Giáo viên còn biết được cách hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc SGK, tự nghiên cứu và còn hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập. Thông qua chương trình BDTX giáo viên còn học được cách hướng dẫn học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản của môn học. Giúp mỗi GV hiểu sâu hơn về bộ môn, nâng cao trình độ chuyên môn từ đó thêm yêu nghề hơn.

Câu 22:

Nêu điều kiện và những quy định soạn bài bằng máy tính.

1. Điều kiện:

- GV phải có máy tính ở gia đình, máy xách tay của cá nhân hoặc nhà trường có đủ máy tính đảm bảo cho giáo viên thực hiện việc soạn bài bằng máy tính ở trường.

- GV phải có rtình độ tối thiểu về Tin học như các kỹ năng soạn thảo, trình bày văn bản, thể hiện các cống thức, bảng biểu, sơ đồ… đáp ứng được nội dung bài giảng yêu cầu.

2. Những quy định cụ thể.

- Nội dung bài soạn phải đầy đủ các bước theo quy định như giáo án thông thường.

- Bài soạn do chính GV tự soạn trên máy tính và phải in ra trên giấy để sử dụng trên lớp, đóng thành tập để lưu. Việc kiểm tra xác nhận như một giáo án thông thường.

- Bài soạn phải thường xuyên được cập nhật, bổ sung những kiến thức, phương pháp phù hợp với từng lớp và đối tượng học sinh.

- Nghiêm cấm việc GV sao in, sử dụng giáo án của người khác.

- Căn cứ vào điều kiện và tình hình cụ thể nhà trường, Hiệu trưởng có quyết định cho phép những GV được soạn bài trên máy tính.

- Việc kiểm tra chuyên môn, hồ sơ giáo án… của nhà trường đối với GV soạn bài trên máy tính thực hiện như đối với GV thông thường.

- Nhà trường phải có biện pháp kiểm tra giám sát chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng GV không soạn bài mà chỉ lấy giáo án cũ các năm trước đã được lưu trong máy để sử dụng.

Câu 23:

Đánh giá chương trình, SGK THCS.

A. Môn Toán 8.

I. Đánh giá chương trình môn Toán 8.

* Ưu điểm:

- Đã đảm bảo được tính hệ thống giữa các lớp trong toàn cấp THCS và tính thống nhất của chương trình môn Toán trong nhà trường phổ thông.

- Phù hợp với đại đa số HS lớp 8(vì không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trong chương trình; hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lí thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp).

- Đảm bảo được tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để HS được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác.

* Hạn chế:

Chương trình đã qui định rõ rõ yêu cầu mức độ đối với các nội dung kiến thức cụ thể nhằm đảm bảo trình độ chuẩn tối thiểu, tuy nhiên chưa ngăn chặn được hiện tượng quá tải.

II. Đánh giá SGK môn Toán 8.

* Ưu điểm:

- Có cấu trúc rõ ràng, khoa học (Mỗi chương được chia thành nhiều mục. Mỗi mục được phân phối từ một đến hai tiết. Trong mỗi mục có một số tiểu mục. Các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ được đóng khung. Sau mỗi tiết lí thuyết có từ 3 đến 5 bài tập để HS luyện tập vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Cuối mỗi chương có phần ôn tập chương bao gồm một số câu hỏi lí thuyết, một số bảng hệ thống hoá kiến thức và các bài tập ôn).

- Nội dung SGK Toán 8 đảm bảo đầy đủ các kiến thức với yêu cầu, mức độ được qui định trong chương trình. Đã chú trọng nhiều hơn đến các qui tắc thực hành, các ứng dụng thực tiễn, tạo điều kiện cho HS nắm vững và vận dụng tốt các qui tắc, các phương pháp cụ thể, các phép biến đổi các biểu thức hữu tỉ…

- Đã đảm bảo được tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành (khoảng 40% thời lượng dành cho lí thuyết, 60% thời lượng dành cho luyện tập, thực hành và giải toán). Hệ thống câu hỏi, bài tập hợp lí, đa dạng. Có những câu hỏi, bài tập nhỏ nhằm tái hiện, gợi mở, củng cố, tập vận dụng trực tiếp kiến thức; có những bài tập rèn kĩ năng thực hiện các phép tính, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng giải, chứng minh và kĩ năng vận dụng toán học vào thực tế và vào môn học khác…

- SGK Toán 8 có hình thức trình bày khoa học, cơ bản, cập nhật, đẹp, sinh động,  hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu. Có nhiều thông tin phục vụ cho dạy và học.

* Hạn chế:

B. Môn Toán 7.

I. Đánh giá chương trình môn Toán 7.

* Ưu điểm:

- Đã đảm bảo được tính hệ thống giữa các lớp trong toàn cấp THCS và tính thống nhất của chương trình môn Toán trong nhà trường phổ thông.

- Phù hợp với đại đa số HS lớp 7 (vì không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trong chương trình; hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lí thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp).

- Đảm bảo được tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để HS được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác.

* Hạn chế:

Chương trình đã qui định rõ rõ yêu cầu mức độ đối với các nội dung kiến thức cụ thể nhằm đảm bảo trình độ chuẩn tối thiểu, tuy nhiên chưa ngăn chặn được hiện tượng quá tải.

II. Đánh giá SGK môn Toán 7.

* Ưu điểm:

 - Có cấu trúc rõ ràng, khoa học (Mỗi chương được chia thành nhiều mục. Mỗi mục được phân phối từ một đến hai tiết. Trong mỗi mục có một số tiểu mục. Các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ được đóng khung. Sau mỗi tiết lí thuyết có từ 3 đến 5 bài tập để HS luyện tập vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Cuối mỗi chương có phần ôn tập chương bao gồm một số câu hỏi lí thuyết, một số bảng hệ thống hoá kiến thức và các bài tập ôn).

- Nội dung SGK Toán 7 đảm bảo đầy đủ các kiến thức với yêu cầu, mức độ được qui định trong chương trình. Đã chú trọng nhiều hơn đến các qui tắc thực hành (cắt, ghép hình), các ứng dụng thực tiễn, tạo điều kiện cho HS nắm vững và vận dụng tốt các qui tắc, các phương pháp cụ thể, các phép biến đổi …

- Đã đảm bảo được tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành (khoảng 40% thời lượng dành cho lí thuyết, 60% thời lượng dành cho luyện tập, thực hành và giải toán). Hệ thống câu hỏi, bài tập hợp lí, đa dạng tạo điều kiện cho HS được luyện tập, thực hành nhiều hơn.

- SGK Toán 7 có hình thức trình bày sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu.

- Dạy và học theo SGK toán 7, HS được hoạt động nhiều hơn vì:

  + Nhiều “tình huống có vấn đề” được đặt ra.

  + HS được hướng dẫn quan sát, thực hành rồi nêu dự đoán về kiến thức mới.

  + Nhiều hoạt động của HS được gợi ý tổ chức.

 + Các hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học như lật ngược vấn đề, xét tính giải được, phân chia trường hợp.. cũng được đề cập nhiều.

  + Các hoạt động trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá… được SGK Toán 7 đặc biệt quan tâm.

  + Hoạt động ngôn ngữ được SGK Toán 7 chú trọng..

* Hạn chế

Câu 24:

Để hình thành và phát triển một số kĩ năng cơ bản cần thiết cho học sinh trong quá trình dạy học toán ở trường THCS theo anh (chị) cần làm như thế nào?

I.

  Sự hình thành kĩ năng

Khi hình thành kĩ năng cho hs cần tiến hành

            - Giúp hs biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho, yế tố phảI tìm và mối quan hệ giữa chúng.

            - Giúp hs ht một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập các đối tượng cùng loại

            - Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến thức tương ứng.

     2.  Các yếu tố ảnh hưởng sự hình thành kĩ năng:

            - Nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hoá hay bị che phủ bởi những yếu tố phụ làm lệch hướng tư duy có ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng.

            - Tâm thế và thói quen cũng ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng, việc tạo ra tâm thế thuận lợi trong học tập sẽ giúp cho hs dễ dàng trong việc hình thành kĩ năng.

            - Khả năng khái quát nhìn đối tượng một cách toàn thể ở mức cao hay thấp.

    3.  Cơ chế hình thành kĩ năng:

a/ thói quen tập chung chú ý: là cách tập chung chú ý, thông qua tháo gỡ từng công việc. Khi hs biết tập chung chú ý, hiệu suất học tập sẽ cao hơn. Tránh vừa học vừa làm việc khác.

b/ Thói quen làm việc theo thời gian biểu: là biết lên kế hoạch thời gian theo giờ trong ngày cũng như trong năm. Phương châm giờ nào việc ấy.

c/ Thói quen "xào bài" và "truy bài"

            - HS biết dành tg thích hợp để hồi tưởng, tự kiểm tra mức độ nắm kiến thức, tự ôn tập lại nd mà mình còn yếu, tiếu. Sau khi tự học biết cách tự kiểm tra lại, như thế gọi là "xào bài"

            - Biết cách hỏi thầy, hỏi bạn, qua đó giúp mình cũng như bạn nhớ thêm, hiểu sâu kiến thức, như thế gọi là "truy bài"

d/ Thói quen đọc SGK trước khi dến lớp

            Để chủ động trong học tập, HS nên bớt chút thời gian đọc trước nội dung sắp học, sơ bộ nắm được ý chính, cơ bản. Đến khi học, nếu dự kiến của mình là đúng, tức là bước đầu kiểm nghiệm được sự thành công  về "đọc - hiểu", nếu chưa đúng với ý của GV, HS biết cách hỏi, để chính xác hoá.

e/ Thói quen tích cực tham gia xây dựng bài

            - Tham gia xây dựng bài là cơ hội để học sinh tập dượt cách trình bày, diễn đạt cách hiểu của mình, đồng thời cũng là tập dượt cách ứng xử trước đám đông.

            - Qua xây dựng bài, GV và HS có cơ hội gioa lưu, khi đó GV có đk nắm được THông tin phản hồi từ phía người học, có biện pháp điều chỉnh thích hợp bài dạy, giúp HS phát hiện kịp thời sai lầm và uốn nắn.

            - Xây dựng bài không chỉ là xung phong lên bảng, cũng không chỉ là giơ tay phát biểu mà nhiều khi chỉ là tích cực thực hiện theo yc của GV. Chẳng hạn làm ra nhapd bài làm mà GV đang kiểm tra bạn của mình trên bảng; khi đến lượt, đánh giá bài làm của bạn cũng là tự đánh giá mình.

II.

  Những kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho HS THCS.

            Theo Chương trình môn Toán 2006,dạy học môn ToánTHCS nhằm giáp HS đạt được các kĩ năng sau:

            1. Thực hiện được các phép tính đơn giản trênn số thực.

            2. Vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất, hàm số

.

            3. Giải thành thạo pt (bậc nhất, bậc hai, qui về bậc hai), bpt bậc nhất một ẩn, hệ pt bậc nhất hai ẩn.

            4. Vẽ hình; vẽ biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích.

            5. Thu thập và sử lí số liệu thống kê đơn giản.

            6. Ước lượng kết quả đo đạc và tính toán.

            7. Sử lí các công cụ đo, vẽ, tính toán.

            8. Suy luận và cm.

            9. Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống

III.

Các bp nhằm hình thành và rèn luyện kĩ năng cho hs qua dạy học một nd

.

* Biện pháp 1: Giúp HS cách nghe - hiểu - ghi chép.

* Biện pháp 2: Giúp HS các đọc - hiểu.

* Biện pháp 3: Giúp HS cách xào bài - truy bài.

* Biện pháp 4: Giúp HS tự học chiếm lĩnh khái niệm.

* Biện pháp 5: Giúp HS cách vận dụng lí thuyết vào bài tập đơn giản.

* Biện pháp 6: Giúp HS cách tìm lời giải một bài toán

- Tìm hiểu bài toán

            + GT, KL? Hình vẽ minh hoạ? Sử lí kí hiệu?

            + Phát biểu bài toán dưới dạng đơn giản.

            + Dạng toán nào (Toán cm hay toán tìm tòi)

            + Kiến thức cơ bản cần có là gì? (Các kn, đlí, các đk tương đương, các phương pháp cm, các bước giải bài toán dựng hình,…).

- Xây dựng ct giải: tức là chỉ rõ các bước cần tiến hành theo trình tự thích hợp.

            + Thực hiện vấn đề gì?

            + Giải quyết vấn đề gì?

- Thực hiện ct giải: Trình bày bài làm theo các bước đã được chỉ ra. Chú ý sai lầm thường gặp trong tính toán, trong biến đổi …

- Kiểm tra và nghiên cứu lời giải:

            + Xét xem có sai lầm không?

            + Có phải biện luận kết quả không?

            + Nếu là bài toán có nội dung thực tiễn thì kq tìm được có phù hợp với nội dung thực tiễn không?

            + Nghiên cứu những bài toán tương tự, mở rong hay lật ngược vấn đề, …

* Biện pháp 7: Giúp HS cách vận dụng lí thuyết vào bài tập tổng hợp

* Biện pháp 8: Giúp HS cách truy bài

* Biện pháp 9: Giúp HS cách ôn tập một nội dung, một chương

* Biện pháp 10: Giúp HS biết cách tổ chức học tập môn Toán

Câu 25:

Trong Luật giáo dục năm 2005, tại khoản 2 điều 28 đó nờu: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tỡnh cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

            Đồng chí hiểu và thực hiện vấn đề trên như thế nào (bằng ví dụ cụ thể)?

- Hiểu:

+ Định hướng đổi mới PPDH đó được khẳng định, khụng cũn là vấn đề tranh luận. Cốt lừi của việc đổi mới PPDH ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

+ Giáo viên nêu được ý hiểu theo từng ý trong đề bài theo tinh thần đổi mới tại cuốn "Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở trường THCS".

- Thực hiện:

+ GV có thể soạn các giáo án, các phần trong giáo án hoặc một số hoạt động sư phạm thể hiện được tinh thần đú một cỏch rừ nột.

Câu 26:

Theo đồng chí: Học sinh từ lớp 5 lên lớp 6 gặp những khác biệt cơ bản nào? Cần làm gỡ để khắc phục những khác biệt đó?

Hóy trỡnh bày những kinh nghiệm của đồng chí khi dạy học sinh lớp 6 (các em từ tiểu học lên)?

- Những khác biệt cơ bản:

+ Chương trỡnh (nội dung, chương trỡnh, khung thời gian).

+ Tổ chức dạy.

+ Cách dạy (phương pháp dạy).

+ Cách học (phương pháp học).

* Gợi ý:

-  Học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày; học sinh THCS chỉ học 1 buổi/ngày.

- Nội dung kiến thức khác nhau: Ở THCS học sinh phải học theo tiết, kiến thức cỏc bộ mụn yờu cầu cao, học sinh phải làm nhiều bài tập về nhà. Cũn ở tiểu học, hs khụng phải học buổi tối, hs chưa biết soạn bài văn ở nhà…

- Cách đánh giá ở 2 bậc học khác nhau: ở tiểu học theo Quyết định 30, ở THCS theo Quyết định 40 về đánh giá xếp loại.

- Giáo viên dạy khác nhau: Ở Tiểu học 1GV/1lớp, ở THCS mỗi môn 1 giáo viên nên sự quan tâm, chăm lo các em có phần hạn chế hơn.

+ Tõm lý lứa tuổi cũng cú thay đổi phần nào…

- Khắc phục:

+ Cần có sự quan tâm từ CBQL đến mọi giáo viên đối với học sinh lớp 6.

+ Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, đẩy mạnh đổi mới PPDH cho giáo viên lớp 6.

+ Nắm chắc chương trỡnh mụn học một cỏch xuyờn suốt từ tiểu học lờn THPT.

+ Nắm vững tõm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 6, yờu thương, giúp đỡ các em nhiều hơn.

+ Tổ chức dạy 2 buổi/ngày như tiểu học đối với hs lớp 6.

- Kinh nghiệm bản thân: (1đ) Tuỳ vào mức độ bài làm để cho điểm.

Câu 27:

Theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động dạy - học. Theo tinh thần trên đây, việc thiết kế bài soạn của giáo viên cần định hướng vào những tiêu chí chủ yếu nào?

Trả lời:

1. Thay đổi cách xác định mục tiêu.

Cần thay đổi cách viết mục đích yêu cầu cho việc giảng dạy bằng cách đặt mục tiêu học tập. Khi soạn giáo án, GV phải hình dung được là học xong một bài (hay cụm bài, chương …) HS của mình phải nắm được những kiến thức kĩ năng gì, hình thành những thái độ gì, ở mức độ như thế nào, thay cho thói quen suy nghĩ tập trung vào những điều GV phải đạt được trong bài đó.

Theo hướng phát huy chủ thể tích cực chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho HS, do HS thực hiện. Chính HS qua hđ học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy. GV là người tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ HS.

Yêu cầu phân hoá mục tiêu bài học trong bài giảng.

GV phải hình dung mức độ yêu cầu khác nhau đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi HS đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức. GV cần tính toán mức độ khó khăn của nhiệm vụ sao cho thích hợp với nhóm HS khá và nhóm HS yếu. Những dự tính này sẽ được thể hiện ra ở “phiếu học tập“, trong đó qui định những công tác độc lập mà HS sẽ lần lượt thực hiện trong tiết học.

2. Quan tâm mối quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy phương pháp.

Trong PPDH đổi mới, GV phải thể hiện trong giáo án ý thức tạo ra mối quan hệ hợp lí giữa dạy kiến thức và dạy kĩ năng với dạy phương pháp suy nghĩ và hành động. Đối với môn Toán, cần có quan điểm là tư duy quan trọng hơn kiến thức, nắm vững pp quan trọng hơn thuộc lí thuyết. Dạy toán là dạy suy nghĩ, dạy HS thành thạo các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, đặc biệt hoá, tương tự… trong đó phân tích, tổng hợp là nên tảng. Phải cung cấp cho HS những tri thức về pp để HS có thể tự mình tìm tòi, tự mình phát hiện và phát triển vấn đề, dự đoán được kết quả, tìm được hướng giải của một bài toán, hướng chứng minh một định lí, giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của khái niệm, các mệnh đề, ý nghĩa và nội dung của công các công thức, chứng minh, từ đó mà nhớ lâu các kiến thức toán học và có thể tự mình tìm lại được, nếu quên.

GV phải xác định kiến thức cơ bản nhất của tiết học, đó là một khái niệm (ĐN) hoặc tính chất (định lí) hoặc một phương pháp (qui tắc toán học, qui tắc phân loại, qui tắc suy luận…) và áp dụng pp đổi mới đối với việc lĩnh hội kiến thức cơ bản đó.

Để soạn giáo án, GV cần nghiên cứu kĩ SGK và chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, xác định đúng kiến thức cơ bản của tiết học. Thông thường, mỗi tiết học ở cấp THCS có từ 1 dến 2 kiến thức cơ bản, nhiều nhất là 3 kiến thức cơ bản, những kiến thức còn lại là kiến thức dẫn dắt, làm thành một hệ thống kiến thức có mối liên kết logic nhất định.

3. Thay đổi cách tổ chức các hoạt động.

nét nổi bật của PPDH đổi mới là: trong các tiết học, hoạt động của HS chiếm nhiều hơn so với các hoạt động của GV về thời gian cũng như cường độ làm việc. Khi soạn giáo án, những dự kiến của GV phải tập trung chủ yếu vào các hđ của HS (vẽ hình, đo đạc, dự đoán, giải bài tập, tranh luận về vấn đề đặt ra…), trên cơ sở đó, GV hình dung sẽ phải tổ chức các hđ của HS như thế nào . GV phải suy nghĩ công phu về những khó khăn diễn biến của các hđ đề ra cho HS, lường trước những khó khăn HS sẽ gặp phải, dự kiến thời gian cho từng hđ cũng như chuẩn bị sẵn những giải pháp điều chỉnh để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra cho tiết học.

4. Sử dụng “Phiếu học tập“.

Để tổ chức các hoạt động cho HS, ta có thể dùng các phiếu học tập. Phiếu học tập là những công cụ cho phép cá thể hoá hđ học tập của HS, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hđ học tập, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lí thông tin ngược. Đó là những tờ giấy rời in sẵn những công việc độc lập hoặc làm theo nhóm, được phát cho HS để hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập có thể giao cho HS một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề.

5. Soạn hệ thống câu hỏi.

Khi soạn giáo án, GV cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. Tuỳ vào đặc điểm và trình độ, tuỳ vào nội dung bài học và PPDH được lựa chọn mà quyết định số lượng và chất lượng câu hỏi thích hợp. Mỗi bài học cần có một số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ tuỳ theo diễn biến của tiết học. Các dạng câu hỏi trên lớp nhằm những mục đích khác nhau: gây hứng thú, thu hút chú ý, kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ, kiểm tra đánh giá…

Tóm lại:

Trong việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH môn toán, cần có những thay đổi quan trọng sau:

a) Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mực độ HS phải đạt được sau bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học, chú ý tới mục tiêu xây dựng pp học tập, đặc biệt là tự học.

b) Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hđ của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc làm việc theo nhóm nhỏ bằng các phiếu học tập, tăng cường giao tiếp thầy – trò, mở rộng giao tiếp trò – trò.

c) Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong giáo án, giảm số câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực, độc lập sáng tạo. Chú trọng nhận xét, sửa chữa các câu trả  lời của HS. Hệ thống câu hỏi phải đạt được chọn lọc phục vụ cho việc thực hiện PPDH đổi mới (chẳng hạn các câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, câu hỏi giúp HS phát hiện kiến thức mới, câu hỏi tạo điều kiện cho HS giải quyết vấn đề, câu hỏi giúp đào sâu khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…).

Nói chung, các câu hỏi ra cho HS phải khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của HS, phải có yêu cầu vượt quá một chút khẳ năng hiện có của HS nhằm kích thích HS tích cực suy nghĩ, làm cho HS biết đặt ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến những khía cạnh khác nhau của tri thức, biết bổ sung, mở rộng và tìm tòi các hiểu biết mới.

Câu 28:

Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới PPDH là đổi mới kiểm tra đánh giá. Căn cứ đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn học sau 9 năm thay sách, những đổi mới trong kiểm tra đánh giá có thể tổng kết trên những nét lớn nào? Anh, chị hãy soạn một đề kiểm tra học kỳ I trong chương trình THCS mà bộ môn anh, chị giảng dạy để minh họa?

Trả lời:

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung, hình thức, tổ chức theo hướng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh, vận dụng linh hoạt các kiến thức kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những thái độ, cảm xúc của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động, sách vở thì chưa thể phát triển học tập tích cực. Việc đánh giá giáo viên cũng phải thay đổi làm đổi mới được cách dạy. Cách dạy mà không thay đổi thì không hy vọng có sự thay đổi cách học.

Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần chương trình...) cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp HS và GV kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Để đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra, lượng giá và đánh giá, khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra GV chỉ chú trọng việc cho điểm, ít cho những lời phê chỉ rõ ưu khuyết điểm của HS khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của HS, giúp đỡ riêng đối với HS kém, bồi dưỡng HS giỏi. Chú trọng hướng dẫn HS phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, GV cần quan tâm đến phương pháp trắc nghiệm khách quan, nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này, sử dụng phối hợp hợp lý với các phương pháp kiểm tra truyền thống.

Câu 29:

Đồng chí hãy trình bày những nhiệm vụ của giáo viên THCS, những hành vi giáo viên không được làm? Đồng chí có suy nghĩ gì trước hiện tượng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo?

Trả lời:

Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau:  

a. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

b. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d. Thực hiện điều lệ nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ. Giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

e. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các hành vi giáo viên không được làm:  

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh, đồng nghiệp, người khác;

2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, thuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;

4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;

5. Hút thuốc, uống rượu bia, nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang dạy học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường.

* Suy nghĩ:  

- GV là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là người truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm sống cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, là niềm tin, chỗ dựa tin cậy, còn có thể là chuẩn mực trong nhận thức học sinh. Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý…

- .Do đó GV không thể có những hành vi vi phạm đạo đức, gây mất niềm tin, uy tín, danh dự, nhân phẩm người thầy…

- Nếu GV vi phạm đạo đức nhà giáo thì phải kỷ luật nghiêm khắc theo đúng quy định.  

Câu 30:

Năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung. Đồng chí hãy nêu đầy đủ 4 nội dung của cuộc vận động trên. Là giáo viên bộ môn, đồng chí hưởng ứng cuộc vận động đó như thế nào?

            Trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Hai không”, nhiều học sinh của một trường THCS bỏ học do Học lực yếu. Đồng chí có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Trả lời:

- Nêu đúng: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp” 

- Hưởng ứng cuộc vận động:  

+ Tuyên truyền sâu rộng để học sinh, phụ huynh học sinh hiểu và nắm rõ mục tiêu cuộc vận động, phối kết hợp tốt với giáo viên khác, với các đoàn thể nhà trường, với phụ huynh học sinh để mọi người đồng tình hưởng ứng thực hiện.

+ Về chuyên môn: bản thân tích cực đổi mới PPDH, sử dụng hiệu quả thiết bị ĐDDH, đổi mới soạn, giảng, kiểm tra đánh giá học sinh sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh, đặc biệt quan tâm tới đối tượng học sinh yếu kém một cách thường xuyên, có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn mình dạy. Từng bước tạo thói quen để học sinh trung thực trong thi cử, kiểm tra đánh giá đảm bảo nghiêm túc và giữ vững chất lượng 2 mặt giáo dục mà kế hoạch nhà trường đề ra.

+ Bản thân thực hiện nghiêm túc những hành vi giáo viên không được làm, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Không vi phạm đạo đức nhà giáo. Tuyên truyền vận động giáo viên khác làm theo.

+ Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được nhà trường giao nhiệm vụ phụ đạo học sinh yếu kém.

- Nhận thức về vấn đề học sinh bỏ học:

+ Ủng hộ cuộc vận động trên, đây là cuộc vận động phù hợp với đông đảo nguyện vọng của nhân dân, được xã hội đồng tình hưởng ứng.

+ Mọi cán bộ giáo viên trường THCS đó cần nhận thức đầy đủ khi thực hiện cuộc vận động “Hai không”: Không phải chỉ nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá để dẫn tới học sinh yếu kém về Học lực rồi bỏ học mà cần làm tốt việc đổi mới PPDH, cách soạn, giảng, ra đề kiểm tra đánh giá học sinh sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh, quan tâm nhiều hơn tới học sinh yếu kém,  có kế hoạch phụ đạo học sinh để các em theo kịp nội dung chương trình môn học. Làm tốt công tác tuyên truyền để xã hội nhận thức đầy đủ cuộc vận động.

+ Nếu trường đó đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa trên mà một số học sinh vẫn bỏ học thì còn nguyên nhân do nhận thức chưa đầy đủ của phụ huynh và học sinh về cuộc vận động, do đó cần tiếp tục tuyên truyền vận động để phụ huynh hiểu rõ và động viên con em đi học.

+ Đối với ngành giáo dục cần thực hiện nghiêm túc cuộc vận động trên.

Câu 31:

Năm học 2011-2012 được xác định là "Năm học ti

ếp tục

đổi

mới quản lý và nõng cao chất lượng giáo dục". Để thực hiện chủ đề trên, theo đồng chí những việc cần làm của cán bộ quản lý và giỏo viờn trường THCS hiện nay là gỡ? Liờn hệ trường đồng chí đang công tác?

Trả lời:

- Đổi mới quản lý:  

+ Nắm chắc chủ trương, đường lối, nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn của ngành, các cuộc vận động trong năm học, vận dụng cụ thể vào chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hằng năm...

+ Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, có mục tiêu cụ thể cho t

ng năm học. Hiệu trưởng cần nắm vững trường cần có CSVC, trang thiết bị, cơ cấu đội ngũ, sự thay đổi của học sinh cụ thể về số liệu. (cần bao nhiêu phũng học, phũng chức năng…)

+ Thực hiện tốt ứng dụng CNTT trong quản lý, CBQL phải là người đi tiên phong trong khai thác, sử dụng CNTT.

+ Cải tiến xõy dựng kế hoạch, trỏnh hỡnh thức, cú giải phỏp cụ thể hữu hiệu, phự hợp với nhà trường, địa phương. Chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện, quan tâm học sinh yếu kém,giảm học sinh bỏ học; phát huy thành tích học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT.

+ Có đánh giá sơ, tổng kết mọi hoạt động trong nhà trường, tỡm hiểu nguyờn nhõn, rỳt ra bài học kinh nghiệm, đưa ra giải pháp để thực hiện đạt theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Nâng cao chất lượng giáo dục:  

+ Thực hiện tốt khâu tiếp nhận học sinh vào lớp 6, nghiệm thu lớp 5 thực sự hiệu qủa.

+ Đẩy mạnh đổi mới PPDH, đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, đổi mới kiểm tra đánh giá.

+ Giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT, biết khai thác sử dụng hiệu quả vào giảng dạy.

+ Khai thác sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học bằng trách nhiệm, tâm huyết nghề nghiệp: Sử dụng thường xuyên, hiệu quả cao. Tự làm đồ dùng dạy học cần thiết.

+ Phát huy năng động, sỏng tạo, tớch cực của học sinh; hoài bóo, ước mơ của học sinh ở mọi lúc, mọi nơi (trong giờ học, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp..). Tạo điều kiện tối đa để học sinh làm chủ trong mọi hoạt động.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, tự chọn, hướng nghiệp, nghề cho học sinh.

+ Tăng thời gian học tập của học sinh thụng qua nhiều hỡnh thức học tập khác nhau (dạy thêm học thêm, các hoạt động vui chơi, dạy 7,8.. buổi/tuần).

- Liên hệ    ………

Câu 32:

Trong Luật giáo dục năm 2005, tại khoản 2 điều 28 đó nờu: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tỡnh cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Đồng chí hiểu và thực hiện vấn đề trên như thế nào (bằng ví dụ cụ thể)?

Trả lời:

- Hiểu:  

+ Định hướng đổi mới PPDH đó được khẳng định, không cũn là vấn đề tranh luận. Cốt lừi của việc đổi mới PPDH ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

+ Giáo viên nêu được ý hiểu theo từng ý trong đề bài theo tinh thần đổi mới tại cuốn "Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở trường THCS".

- Thực hiện:  

+ GV có thể soạn các giáo án, các phần trong giáo án hoặc một số hoạt động sư phạm thể hiện được tinh thần đó một cách rừ nột.

Câu 33:

Theo đồng chí: Học sinh từ lớp 5 lên lớp 6 gặp những khác biệt cơ bản nào? Cần làm gỡ để khắc phục những khác biệt đó?

Hóy trỡnh bày những kinh nghiệm của đồng chí khi dạy học sinh lớp 6 (các em từ tiểu học lên)?

- Những khác biệt cơ bản:  

+ Chương trỡnh (nội dung, chương trỡnh, khung thời gian).

+ Tổ chức dạy.

+ Cách dạy (phương pháp dạy).

+ Cách học (phương pháp học).

* Gợi ý:

-  Học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày; học sinh THCS chỉ học 1 buổi/ngày.

- Nội dung kiến thức khỏc nhau: Ở THCS học sinh phải học theo tiết, kiến thức cỏc bộ mụn yờu cầu cao, học sinh phải làm nhiều bài tập về nhà. Cũn ở tiểu học, hs khụng phải học buổi tối, hs chưa biết soạn bài văn ở nhà…

- Cách đánh giá ở 2 bậc học khác nhau: ở tiểu học theo Quyết định 30, ở THCS theo Quyết định 40 về đánh giá xếp loại.

- Giáo viên dạy khác nhau: Ở Tiểu học 1GV/1lớp, ở THCS mỗi môn 1 giáo viên nên sự quan tâm, chăm lo các em có phần hạn chế hơn.

+ Tõm lý lứa tuổi cũng có thay đổi phần nào…

- Khắc phục:  

+ Cần có sự quan tâm từ CBQL đến mọi giáo viên đối với học sinh lớp 6.

+ Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, đẩy mạnh đổi mới PPDH cho giáo viên lớp 6.

+ Nắm chắc chương trỡnh mụn học một cỏch xuyờn suốt từ tiểu học lờn THPT.

+ Nắm vững tõm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 6, yờu thương, giúp đỡ các em nhiều hơn.

+ Tổ chức dạy 2 buổi/ngày như tiểu học đối với hs lớp 6.

- Kinh nghiệm bản thân:   Tuỳ vào mức độ bài làm để cho điểm.

Câu 34:

Đồng chí hãy nêu quy trình biên soạn một đề kiểm tra (từ 1 tiết trở lên)? Soạn minh hoạ một bài kiểm tra 45 phút trong học kì I thuộc môn do đồng chí phu trách.

Bước 1.

Xác định mục đích của đề kiểm tra

            Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỡ, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trỡnh và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2. Xác định hỡnh thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) cú cỏc hỡnh thức sau:

1)

Đề kiểm tra tự luận;

2)

Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3)

Đề kiểm tra kết hợp cả hai hỡnh thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm kq.

Bước 3.

  Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

           Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Bước 5.

Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

            Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

     Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

            1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những  sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

            2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).

            3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trỡnh và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đó cú một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).

            4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Câu 35:

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, theo đồng chí cần biên soạn câu hỏi thoả món cỏc yờu cầ

u nào?

Trả lời:

a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn                                                           

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trỡnh;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trỡnh bày và số điểm tương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rừ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

            1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trỡnh;

            2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trỡnh bày và số điểm tương ứng;

            3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào cỏc tỡnh huống mới;

            4) Câu hỏi thể hiện từ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

            5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;

            6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trỡnh độ và nhận thức của học sinh;

7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;

                8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;

            9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.

10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mỡnh, cõu hỏi cần nờu rừ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mỡnh chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

Câu 36:

Đồng chí hóy mô tả các cấp độ tư duy “nhận biết, thông hiểu, vận dụng” trong một ma trận đề kiểm tra định kì?

Trả lời:

MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

Cấp độ

Mô tả

Nhận biết

- Nhận biết là học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu

- Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra…

- Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,…

- Ví dụ: Gọi tên đồ vật thông dụng đang sử dụng trong nhà mỡnh; Chỉ ra đâu là một phương trỡnh bậc hai.

Thông hiểu

- Thông hiểu là học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đó giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

- Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mỡnh…

- Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, diễn dịch, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, đối chiếu, trỡnh bày lại, viết lại, minh họa, hỡnh dung, chứng tỏ, chuyển đổi…

- Ví dụ: Kể  lại truyện “Tấm Cám”; Cho được ví dụ về phương trỡnh bậc hai.

Vận dụng ở cấp độ thấp

- Vận dụng ở cấp độ thấp là học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đó được trỡnh bày giống với bài giảng của giỏo viờn hoặc trong sỏch giỏo khoa

.

- Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xõy dựng mụ hỡnh, trỡnh bày, tiến hành thớ nghiệm, phõn loại, ỏp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề…), sắm vai và đảo vai trũ, …

- Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành…

- Ví dụ: Viết bài luận ngắn về một chủ đề đó học trờn lớp; Dựng cụng thức nghiệm để giải phương trỡnh bậc hai.

Vận dụng ở cấp độ cao

- Vận dụng ở cấp độ cao có thể hiểu là học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đó được học hoặc trỡnh bày trong sỏch giỏo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tỡnh huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xó hội.

Ở cấp độ này có thể hiểu nó tổng hũa cả 3 cấp độ nhận thức là Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá theo bảng phân loại các cấp độ nhận thức của Bloom.

- Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao là: thiết kế, đặt kế hoạch hoặc sáng tác; biện minh, phê bỡnh hoặc rỳt ra kết luận; tạo ra sản phẩm mới…

- Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao có thể là: lập kế hoạch, thiết kế, tạo ra,…

- Ví dụ: Viết một bài luận thể hiện thái độ của bạn đối với một vấn đề cụ thể; Biện luận nghiệm của phương trỡnh cú tham số.

Câu 37:

Đồng chí hãy nêu các bước thiết lập một ma trận đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên?

Trả lời:

Thiết lập ma trận đề kiểm tra

(bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).

            Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trỡnh cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)

                  Cấp độ

Tên

chủ đề     

(nội dung,chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề 1

Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Chủ đề 2

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

.............

Chủ đề n

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)

Cấp độ

Tên

Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

 Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1

Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm  Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

            Chủ đề 2           

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm  Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

.............

Chủ đề n

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Số câu

Số điểm  Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra

: (minh họa tại phụ lục)

B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);

B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;

B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

 Cần lưu ý:

- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:

+ Chuẩn được chọn để đánh giỏ là chuẩn cú vai trũ quan trọng trong

chương trỡnh

môn học. Đó là chuẩn có thời lượng

quy định trong phân phối chương trỡnh

nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.

+ Mỗi một chủ đề

(nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.

+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trỡnh dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đũi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.

- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):

Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trỡnh và thời lượng quy định trong phân phối chương trỡnh để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.

- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

            Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trỡnh độ, năng lực của học sinh.

+ Căn cứ vào số điểm đó xỏc định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.

+  Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hỡnh thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thỡ cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hỡnh thức sao cho thích hợp.

Câu 38:

Nêu tác dụng của việc sử dụng bản đồ tư duy trong quản lí, trong dạy và học ở bậc THCS? Đồng chí hóy thiết kế một bản đồ tư duy trong 1 tiết ôn tập chương thuộc môn minh phụ trách.

Trả lời:

Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV, có thể vận dụng nó cho các môn học  ở trường phổ thông và cho lập kế hoạch công tác quản lí. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy:

-

S

ử dụng BĐTD để lập kế hoạch công tác. Việc sử dụng BĐTD lập kế hoạch giúp cán bộ chỉ đạo có cái nhỡn tổng quỏt toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiờu, phương hướng, biện pháp,…

-

BĐTD giúp tiết kiệm thời gian báo cáo của Thủ trưởng tại các cuộc họp, làm cho nội dung họp được ngắn gọn, góp phần khắc phục được ở một vài nơi cũn kộo dài cỏc cuộc họp.

-

BĐTD duy giúp đổi mới việc họp tổ nhóm chuyên môn: Một BĐTD do các thành viên của tổ, nhóm thảo luận và cùng thiết kế ngay tại cuộc họp sẽ phát huy được trí tuệ tập thể, giúp cả tổ, nhóm tỡm được các biện pháp, cách thức tổ chức dạy học các bài khó, bài ôn tập, ra đề kiểm tra,… một cách có hiệu quả nhất.

-

BĐTD giúp cán bộ, giáo viên cách ghi chép tóm tắt, giúp phát triển ý tưởng và triển khai nhanh chóng, sáng tạo những chỉ đạo, kế hoạch của Hiệu trưởng qua các cuộc họp hội đồng giáo dục nhà trường.

-

Việc sử dụng BĐTD giúp cán bộ quản lí cú cỏi nhỡn tổng quỏt toàn bộ vấn đề, giúp GV đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động .

-

GV, HS có thể sử dụng BĐTD hệ thống hoá một vấn đề, một chủ đề, ôn tập kiến thức…

-

HS hoạt động nhóm thông qua BĐTD trên lớp học , hoặc hoạt động cá thể, ôn luyện tập ở nhà…

-

VÍ dụ:

(GV tự lấy)

Câu 39:

Hóy nêu những điểm mới trong năm học 2011-2012? Biện pháp thực hiện những điểm mới đó của đồng chí tại đơn vị như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

    Trả l

ời:

+) Những điểm mới:

-

Việc đánh giá, xếp loại học kỡ I năm học 2011-2012 được thực hiện theo Quyết định số 40 và Thông tư số 51. Bất đầu từ học kỡ II năm học 2011-2012, việc đánh giá, xếp loại theo Thông tư 58.

-

Sử dụng bản đồ tư duy trong quản lí nhà trường, trong dạy và học….

-

Phát âm đúng chuẩn các từ có phụ âm N và L….

-

Giảm tải chương trỡnh…

-

Thiết kế ma trận đề kiểm tra…

+) Biện pháp: (GV tự làm)

                                          LUẬT GIÁO DỤC

1. Mục tiêu GD:

là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.  

2. Mục tiêu của GD THCS

: nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

3. Yêu cầu về nội dung

:

Chung:

ND GD phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng GD tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

Riêng

:

GD THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho HS có những hiểu biết phổ thông cơ bản về TV, toán, lịch sử dân tộc

; kiến thức khác về KH- XH, KH – TN, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp

4. Phương pháp giáo dục.

Chung:

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học, năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Riêng:

 Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

5. Chương trình GD phổ thông

Thể hiện mục tiêu GD phổ thông; qui định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GD phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GD phổ thông.

6. Tính chất, nguyên lí GD.

- Nền GD VN là nền GD XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mac – Lênin và t tưởng HCM làm nền tảng.

- Hoạt động GD phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội.

7. Phát triển GD

. PTGD là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển GD phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đảm bảo cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng qui mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.               

ĐIỀU LỆ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

a)

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch GD, phân phối chương trình môn học của Bộ GD- ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường.

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo qui định của Bộ GD - ĐT.

c)

Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với GV.

2. Điều 30 : GV trường trung học

GV trường TH là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác ĐTNCSHCM (bí thư, phó bí thư hoặc hỗ trợ lý thanh niờn, cố vấn Đoàn), GV làm tổng phụ trách Đội TNTPHCM (đối với trường TH có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), GV làm công tác tư vấn cho HS.

Điều 31 : Nhiệm vụ của GV trường trung học

1. GV bộ môn

a)

DH và GD theo chương trình, kế hoạch GD, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ GD&ĐT quy định;  quản lí HS trong các hoạt động GD do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

Tham gia công tác phổ cập GD ở địa phương;

c)

Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và GD; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của HS;

d)

Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lí GD;

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS, thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

f)

Phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV khác, gia đình HS, đoàn TNCSHCM, Đội TNTP HCM trong dạy học và GD HS;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm

Ngoài các nhiệm vụ trên GVCN còn có nhiệm vụ sau :

a)

Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rừ mục tiờu, nội dung, phương pháp giá dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS;

Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đó xõy dựng;

c)

Phối hợp chặt chẽ với gia đỡnh học sinh, với các giáo viên bộ môn, với các GV bộ môn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM, các tổ chức XH có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mỡnh chủ nhiệm và gúp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

d)

Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật HS, đề nghị danh sách HS được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ HS;

Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

3. Quyền của GV

3.1. (Điều 32)

Quyền của GV

a)

Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và GD HS;

Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo các chế độ, chính sách qui định đối với nhà giáo.

c)

Được trực tiếp  hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lí nhà trường;

d)

Được hưởng lương và phụ cấp ( nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo qui định hiện hành;

Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ;

f)

Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu KH tại các trường va cơ sở GD khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ qui định tại

Đ

iều 30.

Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

h)

Được hưởng các quyền khác theo qui định của pháp luật.

3. 2. GV chủ nhiệm

ngoài các quyền qui định tại khoản 1 còn có những quyền sau :

a)

Được dự các giờ học, hoạt động GD khác của HS lớp mình.

Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỉ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến HS lớp mình;

c)

Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề vê công tác chủ nhiệm;

d)

Được quyền cho phép cá nhân HS nghỉ học không quá 3 ngày;

Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo qui định khi làm chủ nhiệm lớp.

4. (Điều 33) Trình độ chuẩn được đào tạo của GV

4.1.

Trình độ chuẩn được đào tạo của GV được qui định như sau:

a)

Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với GV tiểu học;

Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với GV THCS.

c)

Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với GV THPT

4.2.

GV chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều  này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn.

4.3.

GV có trình độ trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chính sách theo qui định của Nhà nước, được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.

5. (Điều 34) Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của GV

a)

Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của GV phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với HS.

Trang phục của GV phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

6. (Điều 35)  Các hành vi GV không được làm

a)

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của HS, đồng nghiệp, người khác;

Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS;

c)

Xuyên tạc nội dung GD; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

d)

Ép buộc HS học thêm để thu tiền;

Hút thuốc, uống rượu bia; nghe, trả lời điện thoại di động khi đang dạy học, khi đang tham gia các hoạt động GD; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.

f)

Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro