Câu hỏi lý thuết mạng máy tính phần hai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                           NHÓM CÂU 2(4 điểm)

Câu 1

Sự phù hợp về chức năng của mô hình OSI và mô hình mạng TCP/IP.

-       Vẽ mô hình OSI

-       Vẽ mô hình TCP/IP

Phân tích sự phù hợp:

-       Chức năng tầng Network access phù với với tầng nào trong mô hình OSI

-       Chức năng tầng Internetnet phù với với tầng nào trong mô hình OSI

-       Chức năng tầng Transport phù với với tầng nào trong mô hình OSI

-       Chức năng tầng Application phù với với tầng nào trong mô hình OSI

TCP/IP

Chức năng

NetWork Access

Tương đương với tầng Physical & datalink: cung cấp các phương tiện kết nối vật lý cáp, bộ chuyển đổi, Card mạng, giao thức kết nối, giao thức truy nhập đường truyền CSMA/CD, Tolen Ring, Token Bus... Cung cấp các dịch vụ cho tầng Internet.

Internet

Network ( OSI)

Truyền các gói tin bắt nguồn từ bất kỳ mạng nào trên liên mạng và  đến  được  đích trong  điều kiện  độc lập với  đường dẫn và các mạng mà chúng đã trải qua. Giao thức IP cùng với các giao thức định tuyến RIP, OSPF  tầng mạng cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các loại mạng khác nhau như :Ethernet, Token Ring… Công việc xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển mạch gói diễn ra tại tầng này.

Transport

Transport

Thực hiện kết nối giữa hai máy chủ trên mạng bằng 2 giao thức : TCP và UDP. 

cung cấp phương tiện liên lạc từ một chương trình ứng dụng này đến chương trình ứng dụng khác,chịu trách nhiệm đảm bảo dữ liệu toàn vẹn từ đầu đến cuối.

Application

Session, presentation, application

tương ứng với 3 tầng ở mức cao nhất trong OSI,chức năng : hỗ trợ các ứng dụng cho các giao thức tầng Host-to-Host(tầng Transport). Cung cấp giao diện cho người sử dụng mô hình TCP/IP,kiểm soát các giao thức mức cao, các vấn đề của tầng trình bày,mã hoá và điều khiển hội thoại.

Câu 2

Chức năng và giao thức tương ứng của các tầng trong mô hình mạng TCP/IP.

-       Trình bày chức năng của mô hình TCP/IP, vẽ mình.

-       Các giao thức tương ứng với tầng Network access

-       Các giao thức tương ứng với tầng Internetnet

-       Các giao thức tương ứng với tầng Transport

-       Các giao thức tương ứng với tầng Application 

·        Chức năng của mô hình TCP/IP

TCP/ IP

Process application layer

Host – to – host

Internet layer

Network access layer

OSI

Application

Presentation

Session

Transport

Network

Datalink

Physical

Giao thức TCP/IP cung cấp cho mạng khả năng kết nối tất cả các trạm (host) và các vị trí khác nhau, cung cấp một tiêu chuẩn cho việc trao đổi thông tin giữa các máy và sự liên lạc giữa các mạng. TCP/IP là một giao thức bao gồm 4 tầng : tầng Ứng dụng, tầng Giao vận, tầng Mạng (Internet) và tầng giao diện với card mạng. 

-         Các giao thức ứng với tầng Ứng dụng: Tầng ứng dụng hỗ trợ cho các giao thức tầng host to host( tầng vận chuyển).  Các giao thức ứng dụng gồm Telnet(truy nhập từ xa), FTP(truyền  File), SMTP(thư điện tử)….

-         Tầng vận chuyển: Tầng host to host thực hiện những kết nối giữa 2 máy chủ trên mạng bằng 2 giao thức : Giao thức điều kiển trao đổi dữ liệu TCP và giao thức dữ liệu người sử dụng UDP.

+Giao thức TCP là giao thức kết nối hướng liên kết,cung cấp các phương thức linh hoạt và     hiệu quả để thực hiện các hoạt động truyền dữ liệu tin cậy,hiệu suất cao và ít lỗi,đảm bảo tính đồng thời và kết nối song công. TCP kiểm soát lỗi bằng cách truyền lại gói tin bị lỗi, TCP tương đương với lớp giao thức đầy đủ nhất của giao thức chuẩn  Transport của OSI,tuy nhiên khác với mô hình OSI ,TCP sử dụng phương thức trao đổi các dòng dữ liệu giữa người sử dụng

     +Giao thức UDP được sử dụng cho những ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy     cao,cung cấp dịch vụ giao nhận dữ liệu theo kiểu không liên kết(Connectionless)

-         Tầng mạng:Giao thức thực hiện của tầng mạng là giao thức IP kết nối k liên kết. Cùng với các giao thức định tuyến RIP, OSPF, BGP , Ngoài ra tầng này còn hỗ trợ các ánh xạ giữa địa chỉ vật lý (MAC) do tầng mạng cung cấp với địa chỉ logic bằng các giao thức phân giải địa chỉ ARP và phân giải địa đảo RARP . Các vấn đề có liên quan đến chuẩn đoán lỗi và các tình huống bất thường liên quan đến IP được giao thức ICMP thống kê và báo cáo.

-          Tầng truy cập mạng :tầng truy nhập mạng cung cấp các phương tiện kết nối vật lý cáp, bộ chuyển đổi, card mạng, giao thức kết nối , giao thức truy nhập đường truyền như CSMA/CD, token ring , token bus.

Câu 3

Chức năng và cơ chế phân giải địa chỉ của giao thức ARP và RARP.

-       Chức năng và cơ chế phân giải địa chỉ của ARP, ví dụ

* Chức năng: tìm địa chỉ vật lý của trạm đích khi biết IP.

          * Cơ chế phân giải địa chỉ :

- Trạm yêu cầu: có IP, yêu cầu địa chỉ MAC

- Trạm yêu cầu: Tìm kiếm trong bảng ARP

- Nếu tìm thấy sẽ trả lại địa chỉ MAC

                     - Nếu không tìm thấy, tạo gói ARP Request và gửi tới tất cả các trạm khác.

 -Tùy theo gói tin trả lời, ARP cập nhật vào bảng ARP và gửi địa chỉ MAC cho IP.

o       Ví dụ: khi cần gửi một gói dữ liệu IP cho 1 hệ thống khác trên cùng 1 mạng vật lý Ethernet, hệ thống gửi cần biết địa chỉ Ethernet của hệ thống đích để tầng liên kết dữ liệu xây dựng khung dữ liệu. Thông thường, mỗi hệ thống lưu trữ và cập nhật bảng thích ứng địa chỉ IP-MAC tại chỗ( bảng ARP cache). Bảng thích ứng chỉ được cập nhật bới người quản trị hệ thống hoặc tự động bới giao thức ARP sau mỗi lần ánh xạ được một địa chỉ tương ứng mới. Trước khi trao đổi thông tin với nhau, node nguồn cần xác định địa chỉ vật lý MAC của node đích bằng cách tìm kiếm trong bảng địa chỉ IP. Nếu không tìm thấy node nguồn gửi quảng bá một gói yêu cầu ARP có chứa địa chỉ nguồn, địa chỉ IP địa chỉ cho tất cả các máy trên mạng. Các máy nhận, đọc, phân tích và so sánh địa chỉ IP của nó với địa chỉ IP-MAC của nó và trả lời bằng 1 gói ARP có chứa địa chỉ MAC cho node nguồn. Nếu không cùng địa chỉ IP, nó sẽ chuyển tiếp gói yêu cầu nhận được dưới dạng quảng bá ccho tất cả các trạm trên mạng.

+   Chức năng và cơ chế phân giải địa chỉ của RARP ( giao thức phân giải địa chỉ ngược), ví dụ

•         * Chức năng: sử dụng để tìm địa chỉ IP khi biết địa chỉ vật lý MAC và trong trường hợp trạm làm việc không có đĩa). Khác ARP là gói tin trả lời chỉ Server được trả lời RARP Reply

* Cơ chế phân giải địa chỉ ngược:

§        Khi máy A đã biết địa chỉ IP của nó

§        Gửi gói tin RARP yêu có chứa địa chỉ MAC cho tất cả các máy trong mạng LAN.

§        Mọi máy trong mạng đều có thể nhận gói tin này nhưng chỉ có server mới trả lời lại bằng RARP Reply chứa địa chỉ IP của nó.

Câu 4

So sánh chức năng và cơ chế hoạt động của giao thức TCP và UDP.

-       Chức năng giao thức TCP

-       Cơ chế truyền tin khi sử dụng giao thức TCP

-       Chức năng giao thức UDP

-       Cơ chế truyền tin khi sử dụng giao thức UDP

-       Rút điểm giống nhau và khác nhau giữa hai giao thức này

-       Nhận xét ưu, nhược điểm khi sử dụng giao thức này.

·        Giao thức TCP:

* Là giao thức hướng liên kết. Cung cấp dịch vụ truyền thông tin cậy. Cung cấp khả năng truyền dữ liệu 1 cách an toàn giữa các thành phần trong liên mạng. Cung cấp các chức năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu khi đến đích và truyền lại dữ liệu khi có lỗi xảy ra 

* Chức năng:

§        Thiết lập, duy trì, giải phóng liên kết giữa 2 thực thể TCP. 

§        Phân phát gói tin một cách đáng tin cậy, tạo số thứ tự cho các gói dữ liệu.

§        Điều khiển lỗi: Truyền dữ liệu theo chế độ song công (Full Duplex)

§        Cung cấp khả năng đa kết nối cho các quá trình khác nhau giữa thực thể nguồn và thực thể đích thông qua việc sử dụng số hiệu cổng.

* Cơ chế truyền tin khi sử dụng TCP : trước khi truyền dữ liệu thực thể TCP bên phát và thực thể TCP bên thu thương lượng và thiết lập 1 kết nối logic tạm thời, tồn tại trong quá trình truyền dữ liệu.

§        TCP bên phát: nhận thông tin từ tầng trên, chia dữ liệu thành nhiều gói theo độ dài quy định và chuyển giao các gói xuống cho các giao thức tầng mạng để định tuyến. Bộ xử lý TCP xác nhận từng gói, nếu không có xác nhận gói dữ liệu sẽ được truyền lại.

§        TCP bên nhận: khôi phục lại thông tin ban đầu dựa trên thứ tự gói và chuyển dữ liệu lên tầng trên.

·        Giao thức UDP:

* là giao thức không liên kết. Sử dụng cho các tiến trình không yêu cầu về độ tin cậy cao, không có cơ chế xác nhận ACK, không đảm bảo chuyển giao các gói dữ liệu đến đích và theo đúng thứ tự và không thực hiện loại bỏ các gói tin trùng lặp.

* Chức năng : -  cung cấp cơ chế gán và quản lý các số hiệu cổng để định danh duy nhất cho các ứng dụng chạy trên một Client của mạng.

 - UDP thường kết hợp với các giao thức khác, phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu xử lý nhanh.

·        So sánh 2 giao thức

TCP

UDP

Giống

Cùng cung cấp khả năng truyền dữ liệu và khả năng đa kết nối

khác

Giao thức hướng kết nối

Giao thức không kết nối

Dùng cho các gói tin yêu cầu độ tin cậy cao. Phân phát gói tin một cách đáng tin cậy, tạo số thứ tự cho gói dữ liệu

Dùng cho các gói tin không yêu cầu về độ tin cậy cao. Không đảm bảo truyền các gói dữ liệu tới đích và theo đúng thứ tự, không thực hiện loại bỏ gói tin trùng lặp

Có cơ chế xác nhận ACK

Không có cơ chế xác nhận ACK

Ưu nhược điểm

Dùng phương pháp cửa sổ trượt nên sử dụng mạng hiệu quả. Uyển chuyển nên có thể hoạt động trên nhiều hệ thống phát chuyển khác nhau. Ngoài ra, nó còn cho phép việc thong tin liên lạc giữa các hệ thống có tốc độ khác nhau vì sử dụng cơ chế kiểm soát dòng dữ liệu.

Ít phức tạp hơn nhiều so với TCP nên hoạt động nhanh hơn TCP

UDP hoạt động không tốt trong môi trường mạng cục bộ, trong môi trường TCP/IP Internet lớn hơn thì thường có nhiều hỏng hóc.

Câu 5

Chức năng của giao thức TCP, cấu trúc gói tin TCP, nêu rõ quá trình kết nối và hủy kết nối theo giao thức này.

-       Chức năng giao thức TCP

-       Cấu trúc gói tin TCP, chỉ ra một số trường quan trọng trong gói tin

-       Mô tả quá trình bắt tay 3 bước

-       Mô tả quá trình hủy kết nối  4 bước.

·        Chức năng giao thức TCP:

o       Là giao thức hướng liên kết. Cung cấp dịch vụ truyền thông tin cậy. Cung cấp khả năng truyền dữ liệu 1 cách an toàn giữa các thành phần trong liên mạng. Cung cấp các chức năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu khi đến đích và truyền lại dữ liệu khi có lỗi xảy ra

o       Chức năng:

§        Thiết lập, duy trì, giải phóng liên kết giữa 2 thực thể TCP.

§        Phân phát gói tin một cách đáng tin cậy, tạo số thứ tự cho các gói dữ liệu.

§        Điều khiển lỗi. Truyền dữ liệu theo chế độ song công (Full Duplex)

§        Cung cấp khả năng đa kết nối cho các quá trình khác nhau giữa thực thể nguồn và thực thể đích thông qua việc sử dụng số hiệu cổng.

·        Cấu trúc gói tin:

SOURCE PORT

DESTINATION PORT

SEQUENCE NUMBER

HELEN

RESERVED

CONTROL BIT

WINDOW

CHECKSUM

URGENT POINTER

OPTION

PADDING

DATA

***

DATA

-         Source port(16bits), Destination Port(16bits)

-         Sequence Number: 32 bits, số thứ tự khi phát.

-         Acknowlegment Number (32 bits), Bên thu xác nhận thu được dữ liệu đúng.

-         HLEN(4 bits), Reserved(6 bits):0,dành cho tương lai

-         Control bits: Các bits điều khiển

+URG : Vùng con trỏ khẩn có hiệu lực.

+ACK : Vùng báo nhận (ACK number) có hiệu lực .

+PSH: Chức năng PUSH.

+RST: Khởi động lại liên kết.

+SYN : Đồng bộ các số liệu tuần tự (sequence number).

+FIN : Không còn dữ liệu từ trạm nguồn

-         Window( 16bits): Số lượng các Byte dữ liệu trong vùng cửa sổ bên phát.

-         Checksum (16bits): theo phương pháp CRC

-         Urgent Pointer (16 bits): Số thứ tự của Byte dữ liệu khẩn, khi URG được thiết lập .

-         Option (thay đổi): Khai báo độ dài tối đa của TCP Data trong một Segment .

-         Padding (thay đổi): Phần chèn thêm vào Header.

·        Quá trình bắt tay ( kết nối)

Bước 1: Yêu cầu liên kết được trạm nguồn khởi tạo tiến trình bằng cách gửi 1 gói TCP với cờ SYN = 1 vầ chứa giá trị khởi trạo số tuần tự ISN của client. Giá trị ISN là 1 số 4byte không dấu và tăng lên mỗi khi liên kết được yêu cầu( quay trở về 0 khi tới giá trị 232). Thông điệp SYN còn chứa số hiệu cổng TCP của phần mềm dịch vụ mà tiến trình trạm muốn liên kết.

Bước 2:  Khi đối tượng TCP của phần mềm dịch vụ nhận được SYN, nó gửi lại gói SYN cùng giá trị ISN của nó và cờ ACK=1 trong trường hợp sẵn sàng nhận liên kết.

Bước 3: Tiến trình trạm trả lời lại gói SYN của đối tượng dịch vụ bằng 1 thông báo trả lời ACK. Bằng cách này đối tượng của dịch vụ có thể trao đồi thông tin một cách tin cậy.

·        Quá trình hủy kết nối

Bước 1: 1 bên gửi yêu cầu kết thúc với FIN =1.

Bước 2: Vì liên kết TCP là song công nên mặc dù nhận được yêu cầu kết thúc , thì bên nhận vẫn có thể tiếp tục truyền cho đến khi bên 2 không còn số liệu để gửi và thông báo cho bên 1 bằng đề nghị FIN và 1 thông báo ACK để thể hiện sẵn sàng ngắt kết nối.

Bước 3: Bên 1 đồng ý ngắt kết nối và cũng thông báo lại sẵn sàng ngắt với FIN và ACK=1.Như vậy để ngắt kết nối thì cả 2 bên phải đồng ý giải phóng bằng cách gửi cờ FIN, việc này đảm bảo dữ liệu không bị thất lạc do 1 bên đột ngột chấm dứt kết nối.

Bước 4: bên 2 gửi cờ ACK thông báo đã nhận thông tin đề nghị ngắt và ngắt kết nối.

Câu 6

Chức năng và cơ chế hoạt động của dịch vụ DNS, nói rõ cơ chế phân giải tên miền thành địa chỉ IP.

-       Giới thiệu chung về dịch vụ DNS

-       Hoạt động theo mô hình Client/Server

-       Quản lý tên miền như thế nào (phân cấp)

-       Nêu một số tên miền của các tổ chức, quốc gia

-       Trình bày cơ chế phân giải tên miền thành địa chỉ IP

-       Nhận xét chung

*Giới thiệu DNS

Máy tính muốn bắt tay với nhau cần phải biết địa chỉ IP của nhau, việc nhớ địa chỉ IP là rất khó.

Ngoài địa chỉ IP ra còn có hostname, tên máy thường dễ nhớ vì có tính trực quan và gợi nhớ hơn địa chỉ IP. Vì thế, người ta nghĩ ra cách làm sao ánh xạ địa chỉ IP thành tên máy tính và ngược lại.

Mạng Internet đã có sẵn một hệ thống đặt tên được phát triển tốt, gọi là hệ thống tên miền (domain name system – DNS). Khi nguời dùng đưa một tên host đến một ứng dụng, ứng dụng này sẽ liên hệ với hệ thống tên để dịch tên host sang địa chỉ host. Sau đó ứng dụng liền tạo một nối kết đến host đó thông qua giao thức TCP chẳng hạn.

*Hoạt động theo mô hình Client-Server:

-Phần Server gọi là máy chủ phục vụ tên Name Server, chứa các thông tin CSDL của DNS.

-Phần Client là trình phân giải tên Resolver, nó chỉ là các hàm thư viện dùng để tạo các query và gửi chúng đến Name Server.

-DNS được thi hành như một giao thức tầng Application trong mạng TCP/IP.

*Phân cấp

DNS cài đặt không gian tên phân cấp dùng cho các đối tượng trên Internet. Các tên DNS được xử lý từ phải sang trái, sử dụng các dấu chấm (.) làm ký tự ngăn cách. (Mặc dù các tên DNS được xử lý từ phải qua trái, người dùng thường đọc chúng từ trái sang phải). Ví dụ tên miền của một host là mail.cit.ctu.edu.vn. Chú ý rằng các tên miền được sử dụng để đặt tên các đối tượng trên Internet, không phải chỉ được dùng để đặt tên máy. Ta có thể mường tượng cấu trúc phân cấp của DNS giống như hình dáng cây.

*1 số tên miền:

.vn:Việt Nam        .us:Mỹ       .uk:Anh      .jp:Nhật Bản       .ru:Nga     .cn:Trung Quốc

*Cơ chế phân giải tên miền thành địa chỉ IP

- Root name server :quản lý các Server ở mức top-level domain. Khi có truy vấn về một tên miền nào đó thì Root Name Server phải cung cấp tên và địa chỉ IP của Server quản lý top-level domain.

- Các Server của top-level domain cung cấp danh sách các tên và IP của Server quản lý second-level domain mà tên miền này thuộc vào. Cứ như thế đến khi nào tìm được máy quản lý tên miền cần truy vấn.

- Client sẽ gửi yêu cầu cần IP của máy tính có tên girigiri.gbrmpa.gov.au đến server cục bộ.

- Server cục bộ xem tên miền này có do mình quản lý hay không. Nếu đúng, nó sẽ trả chỉ IP cho Resolver. Ngược lại, Server cục bộ sẽ truy vấn đến một Root Name Server gần nhất. Root Name Server sẽ trả lời địa chỉ IP của Server quản lý miền au.

-Server cục bộ lại hỏi Server(au) và được tham chiếu đến Server(gov.au). Server(gov.au) chỉ dẫn máy Server cục bộ tham chiếu đến máy Server (gbrmpa.gov.au).

-Cuối cùng Server cục bộ truy vấn máy chủ quản lý miền gbrmpa.gov.au và nhận được IP.

Câu 7

Chức năng và cơ chế hoạt động của dịch vụ DNS, nói rõ cơ chế phân giải địa chỉ IP thành tên máy tính.

-       Giới thiệu chung về dịch vụ DNS

-       Hoạt động theo mô hình Client/Server

-       Quản lý tên miền như thế nào (phân cấp)

-       Nêu một số tên miền của các tổ chức, quốc gia

-       Trình bày cơ chế phân giải địa chỉ IP thành tên máy

-       Nhận xét chung

*Giới thiệu DNS

Địa chỉ IP khó nhớ cho người sử dụng nhưng dễ dàng với máy tính

Tên thì dễ nhớ với người sử dụng nhưng không dùng được với máy tính

Hệ thống DNS giúp chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại giúp người dùng dễ dàng sử dụng hệ thống máy tính.

*Hoạt động theo mô hình Client-Server:

-Phần Server gọi là máy chủ phục vụ tên Name Server, chứa các thông tin CSDL của DNS.

-Phần Client là trình phân giải tên Resolver, nó chỉ là các hàm thư viện dùng để tạo các query và gửi chúng đến Name Server.

-DNS được thi hành như một giao thức tầng Application trong mạng TCP/IP.

*Phân cấp

DNS cài đặt không gian tên phân cấp dùng cho các đối tượng trên Internet. Các tên DNS được xử

lý từ phải sang trái, sử dụng các dấu chấm (.) làm ký tự ngăn cách. (Mặc dù các tên DNS được xử

lý từ phải qua trái, người dùng thường đọc chúng từ trái sang phải). Ví dụ tên miền của một host là

mail.cit.ctu.edu.vn. Chú ý rằng các tên miền được sử dụng để đặt tên các đối tượng trên Internet,

không phải chỉ được dùng để đặt tên máy. Ta có thể mường tượng cấu trúc phân cấp của DNS

giống như hình dáng cây.

*1 số tên miền:

.vn:Việt Nam        .us:Mỹ       .uk:Anh      .jp:Nhật Bản       .ru:Nga     .cn:Trung Quốc

*Cơ chế phân giải IP thành tên máy tính

-Để có thể phân giải tên máy tính của một địa chỉ IP, trong không gian tên miền người ta bổ sung thêm một nhánh tên miền mà được lập chỉ mục theo địa chỉ IP, có tên miền là in-addr.arpa.

- Mỗi nút trong miền in-addr.arpa có một tên nhãn là chỉ số thập phân của địa chỉ IP. Ví dụ: in-addr.arpa có thể có 256 subdomain, tương ứng với 256 giá trị từ 0 đến 255 của byte đầu tiên trong địa chỉ IP. Trong mỗi subdomain lại có 256 subdomain con nữa ứng với byte thứ hai. Cứ như thế và đến byte thứ tư có các bản ghi cho biết tên miền đầy đủ của các máy tính hoặc các mạng có địa chỉ IP tương ứng.

Ta phân giải địa chỉ IP: 15.16.192.152 thành tên miền winnie.corp.hp.com có IP

Câu 8

Chức năng và cơ chế hoạt động của giao thức ICMP, chỉ rõ các loại thông điệp ICMP.

-       Chức năng chung của giao thức ICMP

     Phân tích các chức năng cụ thể:

-       Điều khiển lưu lượng

-       Thông báo lỗi

-       Định hướng lại các tuyến

-       Kiểm tra các trạm ở xa

(Nếu không phân tích rõ các chức năng này thì chỉ được tính 1/4 số điểm)

Các loại thông điệp ICMP

•         ICMP(internet control message protocol) là giao thức điều khiển của tầng IP, sử dụng để trao đổi các thông tin điều khiển dòng dữ liệu, thông báo lỗi và các thông tin trạng thái khác của bộ giao thức TCP/IP.

•         Có hai loại: thông điệp truy vấn và thông điệp thông báo lỗi.                     

–       Điều khiển lưu lượng: Khi các gói dữ liệu đi quá nhanh, thiết bị đích hoặc thiết bị định tuyến ở giữa sẽ gửi tới một thông điệp ICMP trở lại thiết bị gửi , yêu cầu tạm nghừng việc gửi dữ liệu.

–       Thông báo lỗi: trong trường hợp không tới được địa chỉ đích thì hệ thống sẽ gửi thông báo lỗi.

–       Định hướng lại các tuyến: khi máy tính đang sử dụng con đường định tuyến không tối ưu 1 Router gửi 1 thông điệp ICMP Redirect cho 1 trạm thông báo nên sử dụng Router khác. Thông điệp này chỉ được dùng khi trạm nguồn ở trên cùng một mạng với 2 thiết bị định tuyến.Định dạng như sau:

–       Kiểm tra các trạm ở xa: Gửi thông điệp ICMP  Echo để xác định xem một địa chỉ IP đích còn hoạt động hay không.Nếu nhận được thông báo ICMP Echo thì trạm đích đấy vẫn còn hoạt động ngược lại thì đã bị down,định dạng thông báo như sau:kích thước của data thay đổi tùy vào từng loại hệ điều hành.

Câu 9

Phương pháp đa truy nhập sử dụng sóng mang có phát hiện xung đột CSMA/CD, phân tích ưu nhược điểm.

-       Phương pháp CSMA

-       Phương pháp CSMA/CD

-       Giải thích hiện tượng trong khi truyền vẫn xảy ra xung đột.

-       Phân tích ưu nhược điểm cua phương pháp này

Chức năng: giống như CSMA, CSMA/CD tạo truy cập ngẫu nhiên cho topo dạng bus. Trong đó tất cả các trạm của mạng đều được nối trực tiếp vào bus. Mọi trạm đều có thể truy cập vào bus chung( đa truy nhập) một cách ngẫu nhiên.

Cơ chế: phương pháp CSMA/CD là phương pháp cải tiến của phương pháp CSMA ( LBT- listen before talk) . Ý tưởng của phương pháp này là : mỗi trạm trước khi muốn truyền dữ liệu thì phải “nghe” xem đường truyền có rỗi hay bận. Nếu rỗi thì truyền dữ liệu đi theo khuôn dạng đã định trước. Nếu bận, thì trạm phải thực hiện 1 trong 3 giải thuật sau ( giải thuật “kiên nhẫn”)

-         Tạm rút lui chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi bắt đàu nghe lại đường truyền( tránh được xung đột nhưng lại có thời gian chết)

-         Tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi thì truyền với sác xuất =1 ( giảm thời gian chết nhưng nếu có 2 trạm cùng đang chờ thì dễ gây xung đột)

-         Tiếp tục nghe cho đến khi đường truyền rỗi thì truyền đi với xác suất đã định trước <1( giảm xung đột và thời gian chết).

è  Tóm lại không có khả năng phát hiện xung đột trong quá trình truyền dẫn đến gây lãng phí đường truyền. Vì vậy, giải thuật này đã được cải tiến thay thế bằng giải thuật CSMA/CD tức là bổ sung thêm 1 số quy tắc

-         Khi 1 trạm đang truyền thì nó vẫn phát đi tín hiệu sóng mang để thăm dò đường truyền. Nếu phát hiện xung đột thì ngưng truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang thêm 1 thời gian nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể nghe được sự kiện sóng mang đó.

-         Sau đó chờ đợt 1 thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền lại theo các quy tắc của CSMA.

è  Rõ rang với CSMA/CD thời gian chiếm dụng đường truyền vô ích giảm xuống bằng thời gian phát hiện xung đột. CSMA/CD cũng sử dụng 1 trong 3 phương pháp giải thuật kiên nhẫn của CSMA, trong đó giải thuật 2 được ưa dùng hơn cả.

Ưu điểm:  Giải quyết được các xung đột xảy ra đối với CSMA. Cho phép khắc phục thời gian chết.

Nhược điểm: Không đồng thời giải quyết được vấn đề trên mà chỉ 1 trong các vấn đề được giải quyết.

Câu 10

So sánh phương pháp đa truy nhập sử dụng sóng mang có phát hiện xung đột CSMA/CD với các phương pháp dùng thẻ bài. 

-       Trình bày ngắn gọn phương pháp CSMA/CD

-       Trình bày ngắn gọn phương pháp dùng thẻ bày token bus, token ring

-       So sánh về trường hợp ứng dụng; ưu, nhược điểm giữa 2 phương pháp.

Phương pháp CSMA/CD

Chức năng: giống như CSMA, CSMA/CD tạo truy cập ngẫu nhiên cho topo dạng bus. Trong đó tất cả các trạm của mạng đều được nối trực tiếp vào bus. Mọi trạm đều có thể truy cập vào bus chung( đa truy nhập) một cách ngẫu nhiên.

Cơ chế: phương pháp CSMA/CD là phương pháp cải tiến của phương pháp CSMA ( LBT- listen before talk) . Ý tưởng của phương pháp này là : mỗi trạm trước khi muốn truyền dữ liệu thì phải “nghe” xem đường truyền có rỗi hay bận. Nếu rỗi thì truyền dữ liệu đi theo khuôn dạng đã định trước. Nếu bận, thì trạm phải thực hiện 1 trong 3 giải thuật sau ( giải thuật “kiên nhẫn”)

-         Tạm rút lui chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi bắt đàu nghe lại đường truyền( tránh được xung đột nhưng lại có thời gian chết)

-         Tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi thì truyền với sác xuất =1 ( giảm thời gian chết nhưng nếu có 2 trạm cùng đang chờ thì dễ gây xung đột)

-         Tiếp tục nghe cho đến khi đường truyền rỗi thì truyền đi với xác suất đã định trước <1( giảm xung đột và thời gian chết).

Thẻ bài là 1 đơn vị dữ liệu đặc biệt. Trong đó, có 1 bit điều khiển trạng thái sử dụng chung (1 bận, 0 rỗi) và 1 bit quan sát( kiểm tra thẻ bài)

*token ring:

Dùng thẻ bài lưu chuyển trên đường vật lý để cấp phát truy nhập đường truyền. Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài “rỗi”. Khi đó trạm sẽ đổi bit trạng thái của thẻ bài sang trạng thái “bận” và truyền một đơn vị dữ liệu  cùng với thẻ bài đi theo chiều của vòng. Các trạm khác muốn truyền dữ liệu phải đợi. Dữ liệu đến trạm đích phải được sao lại, sau đó cùng với thẻ bài đi tiếp cho đến khi quay về trạm nguồn. Trạm nguồn sẽ xoá bỏ dữ liệu và đổi bit thẻ bài thành “rỗi” và cho lưu chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác có thể nhận được quyền truyền dữ liệu.

*token bus: :  Để cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho một trạm cần truyền dữ liệu, một thẻ bài  được lưu chuyển trên một vòng logic được thiết lập bởi các trạm có nhu cầu. Khi một trạm nhận  được thẻ bài nó có quyền truy nhập đường truyền trong một thời gian xác định và có thể truyền  một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu. Khi đã hết dữ liệu hoặc hết thời gian cho phép, nó chuyển thẻ bài cho trạm tiếp theo trên vòng logic.

*** giải thích thêm(Thiết lập vòng logic: Vòng logic giữa các trạm có nhu cầu truyền, được xác định theo một chuỗi có thứ tự mà trạm cuối cùng liền kề với trạm đầu tiên của vòng. Mỗi trạm được biết địa chỉ của trạm liền kề trước và sau nó. Thứ tự của các trạm trên vòng logic độc lập với thứ tự vật lý. Các trạm không hoặc chưa có nhu cầu truyền dữ liệu thì không đưa vào vòng logic và chúng chỉ có thể tiếp nhận dữ liệu. )

So sánh Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp:

Độ phức tạp của phương pháp dùng thẻ bài lớn hơn nhiều so với phương pháp truy nhập ngẫu nhiên CSMA/CD, xử lý đơn giản hơn.Trong điều kiện tải nhẹ phương pháp thẻ bài không cao do một trạm có thể đợi khá lâu mới đến lượt (có thẻ bài). Ngược lại,: trong điều kiện tải nặng, phương pháp dùng thẻ bài hiệu quả hơn so với CSMA/CD. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp dùng thẻ bài là khả năng điều hoà lưu thông trong mạng bằng cách cho phép các trạm truyền số lượng đơn vị dữ liệu khác nhau khi nhận được thẻ bài hoặc bằng cách lập chế độ ưu tiên cấp phát cho các trạm cho trước. 

Câu 11

Phương pháp điều khiển truy nhập đường truyền Token ring ? Lấy ví dụ minh họa cho phương pháp này.

-       Trình bày nội dung giao thức Token ring, có vẽ hình minh họa

-       Giải thích các trường hợp thẻ bài luôn bận…

-       Mất thẻ bài…

-       Có nhận xét về ưu nhược điểm (có thể so với các phương pháp khác)

-       Lấy ví dụ về việc truyền tin trong mạng ring có dùng thẻ bài

Chức năng: dựa trên nguyên lý thẻ bài để cấp phát quyền truy nhập đường truyền. Thẻ bài lưu chuyển trong vòng vật lý chứ không cần phải thiết lập vòng tròn logic.

Cơ chế: Thẻ bài là 1 đơn vị dữ liệu đặc biệt. Trong đó, có 1 bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó( bận hoặc rỗi).

Một trạm muốn truyền dữ liệu phải đợi đến khi thẻ bài rỗi. Khi nhận được thẻ bài trạm đó sẽ đổi bit trạng thái thành bận và truyền đi 1 đơn vị dữ liệu cùng với thẻ bài theo chiều của vòng. Không còn thẻ bài rỗi trên vòng nữa nên các trạm khác có dữ liệu cần truyền buộc phải chờ đợi. Dữ liệu được truyền tới trạm đích sẽ được sao lại, sau đó cùng với thẻ bài đi tiếp về trạm nguồn. Trạm nguồn sẽ xóa bỏ dữ liệu và bật bit trạng thái của thẻ bài thành rỗi rồi cho lưu chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác có thể truyền dữ liệu.

Sự quay về trạm nguồn của dữ liệu và thẻ bài nhằm tạo 1 cơ chế nhận tự nhiên: trạm đích có thể gửi vào đơn vị dữ liệu các thông tin về kết quả tiếp nhận dữ liệu của mình.

Vấn đề & giải quyết: phương pháp này cần giải quyết 2 vấn đề có thể gây phá vỡ hệ thống.

-         Mất thẻ bài: để giải quyết có thể quy định trước 1 trạm điều khiển chủ động. Trạm này sẽ phát hiện tình trạng mất thẻ bài bằng phương pháp cưỡng chế thời gian ( timeout) và khôi phục thẻ bài bằng cách phát đi 1 thẻ bài rỗi mới.

-         Một thẻ bài bận không ngừng lưu chuyển: trạm monitor sử dụng 1 bit trên thẻ bài( monitor bit) để đánh dấu đặt giá trị 1 khi gặp thẻ bài bận đi qua nó. Nếu gặp lại 1 thẻ bài bận với bit đã đánh dấu đó nghĩa là trạm nguồn đã không nhận lại được đơn vị dữ liệu của mình và thẻ bài bận mãi. Lúc đó trạm monitor sẽ đổi trạng thái của thẻ bài thành rỗi và cho lưu chuyển tiếp trên vòng. Các trạm còn lại có vai trò bị động, theo dõi phát hiện tình trạnh sự cố của trạm monitor để chủ động thay thế vai trò của trạm đó. Cần có 1 giải thuật đề thay thế cho trạm monitor.

Câu 12

Phương pháp điều khiển truy nhập đường truyền Token bus, tại sao phải xây dựng vòng logic ảo ? Lấy ví dụ minh họa cho phương pháp này.

-       Trình bày nội dung giao thức Token bus

Giải thích các chức năng cụ thể như

-       Khởi tạo vòng logic

-       Bổ sung hoặc loại bỏ 1 trạm khởi vòng logic

-       Vấn đề trùng địa chỉ,mất thẻ bài

-       Giải thích tại sao phải tạo vòng logic ảo

-       Ưu nhược điểm của giao thức này

Chức năng: phương pháp truy cập có điều khiển dùng kỹ thuật chuyển thẻ bài để cấp phát quyền truy cập đường truyền.

Cơ chế: thiết lập vòng tròn logic bao gồm các trạm có khả năng truyền dữ liệu và đánh địa chỉ các máy trạm cùng với 1 thẻ bài lưu chuyển trên vòng tròn vậy lý.

Vì sao cần vòng tròn logic: vòng tròn logic sẽ loại bỏ bớt những trạm không có khả năng truyền dữ liệu và thời gian chiếm dụng thẻ bài là tương đương nhau.

Chức năng của vòng tròn logic:

-         Bổ sung 1 trạm :mỗi trạm trong vòng có trách nhiệm định kỳ tạo cơ hội cho các trậm mới tham gia vào vòng tròn logic. Khi chuyển thẻ bài đi, trạm sẽ gửi thông báo tìm trạm đứng sau để mời các trạm yêu cầu nhập vòng. Nếu sau 1 thời gian nhất định mà không có yêu cầu thì trạm sẽ chuyển thẻ bài cho trạm kè sau nó như thường lệ. Nếu có yêu cầu thì trạm sẽ ghi nhận yêu cầu trở thành trạm đứng kề sau nó và chuyển thẻ bài tới trạm mới này. Nếu có hơn 1 trạm yêu cầu gia nhập thì trạm giữ thẻ bài sẽ lực chọn theo 1 giải thuật nào đó.

-         Loại bỏ 1 trạm:  một trạm muốn ra khỏi vòng logic thì phải đợi tới khi nhận được thẻ bài rồi gửi thông báo nối trạm đứng sau tới trạm kề trước nó yêu cầu trạm này nối trực tiếp với trạm kề sau nó.

-         Quản lý lỗi: giải quyết các tình huống bất ngờ. Trạm đứng trước đó nhận tín hiệu cho thấy đã có trạm khác có thẻ bài. Lập tức phải chuyển qua trạng tháu nghe hoặc sau khi kết thúc truyền dữ liệu, trạm phải chuyển thẻ bài tới trạm kề sau nó và tiếp tục nghe xem trạm đó có có hoạt động hay đã hỏng. Nếu hỏng thì phải tìm cách gửi thông báo để vượt qua trạm hỏng, tìm trạm hoạt động để gửi thẻ bài.

-         Khởi tạo vòng logic: khi 1 hay nhiều trạm phát hiện thấy đường truyền hoạt động trong 1 khoảng thời gian vượt quá ngưỡng giá trị timeout cho trước – thẻ bài bị mất ( do mạng mất nguồn hoặc trạm giữ thẻ bị hỏng). lúc đó trạm phát hiện sẽ gửi thông báo yêu cầu thẻ bài tới 1 trạm được chỉ đinh trước có trách nhiệm sinh thẻ bài mới và chuyển đi theo vòng logic.

 Câu 13

Chức năng và cơ chế hoạt động của Repeater trong kết nối mạng LAN, khi sử dụng Repeater để tăng khoảng cách mạng thì khoảng cách tối đa và số Repeater tối đa có thể sử dụng là bao nhiêu ?

-       Chức năng và cơ chế hoạt động của Repeater

-       Lấy ví dụ minh họa, có vẽ hình

-       Khoảng cách tối đa, số repeater tối đa

-       Nhận xét, ưu nhược điểm, trường hợp sử dụng

Chức năng: là thiết bị đơn giản nhất trong các thiết bị mạng, hoạt động ở tầng vật lý mô hình OSI. Dùng để nối 2 mạng giống nhau hoặc 2 đoạn mạng hoàn toàn giống nhau.

Cơ chế: repeater chỉ loại bỏ tín hiệu méo, nhiễu và khuyếch đại tín hiệu đã bị suy hao. Việc sử dụng Repeater làm tăng chiều dài mạng.

-         Repeater điện( 2 phía đếu là tin hiệu điện): có thể làm tăng khoảng cách mạng nhưng vẫn bị hạn chế do độ trễ của tín hiệu. với mạng sử dụng cáp đồng trục 50 thì khoảng cách tối đa là 2,8km dù thêm repeater.

-         Repeater quan điện( 1 đầu là tín hiệu quang, 1 đầu là tín hiệu điện): làm tăng khoảng cách mạng. sử dụng repeater không làm thay đổi nội dung các tín hiệu qua nên nó chỉ được dùng để nối 2 mạng có cùng giao thức truyền thông giống nhau.

Câu 14

Chức năng và giải thích rõ cơ chế hoạt động của Bridge trong kết nối mạng LAN, trường hợp sử dụng, lấy ví dụ minh họa.

-       Chức năng của Bridge trong kết nối mạng LAN

-       Cơ chế hoạt động của Bridge

-       Ví vụ mô tả cơ chế hoạt động của Bridge, quá trình học địa chỉ…

-       Trường hợp sử dụng, ưu, nhược điểm của việc dùng Bridge

Chức năng:Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau, nó có thể được dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Nó hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu, nó đọc và xử lý các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trước khi quyết định có chuyển đi hay không.

Cơ chế:

+Mỗi phía có một bảng các địa chỉ các trạm kết nối.

+Quyết định gửi gói tin sang mạng khác hay không.

+Bổ sung địa chỉ máy trạm cho bảng địa chỉ

Đánh giá: dùng 2 phương thức lọc và vận chuyển. Quá trình xử lý tin được gọi là quá trình lọc, trong đó tốc độ lọc thể hiện trực tiếp khả năng của bridge. Tốc độ vận chuyển thể hiện qua số gói tin/s thẻ hiện khả năng của bridge truyền các gói tin từ mạng này sang mạng khác.

Phân loại: vận chuyển( 2 mạng LAN,giao thức tầng lkdl giống nhau nhưng dây nối có thể khác nhau, không có khả năng thay đổi cấu trúc gói tin mà quan tâm tới việc định tuyến)và biên dịch(2 mạng LAN,giao thức khác nhau,có khả năng chuyển 1 gói tin từ mạng này sang mạng khác cùng kích thước).

Ví dụ minh họa: hình ảnh của bridge biên dich nối 1 mạng Ethernet và 1 mạng TokenRing, kích thước gói tin phù hợp cả 2 mạng, sau khi tín hiệu vật lý và chuyển đổi về dạng dữ liệu từ 1 cổng, bridge kiểm tra địa chỉ đích, nếu địa chỉ này là của 1 node liên kết với cổng chính nhận tín hiệu nó bỏ qua việc xử lý. Ngược lại, dữ liệud dược chuyển tới cổng còn lại, tại đây dữ liệu được đổi thành tín hiệu vật lý và gửi đi. Để kiểm tra 1 node có được liên kết với cổng nào của nó, bridge dùng bản địa chỉ cập nhật động

Câu 15

Trình bày chi tiết thuật toán định tuyến theo vector khoảng cách (RIP), phân tích ưu nhược điểm.

-       Trình bày ý tưởng thuật toán

-       Trình bày các bước cụ thể của thuật toán

-       Lấy ví dụ mô tả cho thuật toán

Ưu nhược điểm

-       Lặp đến vô cùng

-       Chưa tính đến tải và băng thong của đường dây

-       Thuật toán đơn giản, dễ cài đặt

RIP là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, là nó đều đăn gửi toàn bộ routing table ra tất cả các active interface đều đặn theo chu kỳ là 30 giây. RIP chỉ sử dụng metric là hop count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới remote network. Thuật toán mà RIP sử dụng để xây dựng nên routing table là Bellman-Ford.

Ý tưởng: Bộ định tuyến duy trì một bảng định tuyến  (vector) cung cấp khoảng cách tốt nhất được biết đến mỗi đích (thường là bộ định tuyến). Thông tin của bản này thường xuyên được cập nhật bằng cách trao đổi thông tin với các bộ định tuyến lân cận.

 Khoảng cách: có thể là bước nhảy, thời gian trễ đo bằng ms. Thông thường sử dụng thời gian trễ.

Giải thuật gồm bước sau:

+Bộ đinh tuyến tính khoảng cách từ  nó đến các bộ định tuyến  lân cận bằng cách giử gói tin ECHO

+Cứ sau T ms mỗi bộ định tuyến lại truyền đến bộ định tuyến lân cận một danh sách các khoảng cách ước lượng cho mỗi đích và nó cũng nhận từ các bộ lân cận khác.

+Cập nhật bảng định tuyến với khoảng cách tốt nhất.

Ưu – Nhược: Tốc độ phản ứng nhanh, tìm ra tuyến với thông tin tốt. Chậm với thông tin xấu: đếm đến vô cùng. Metric của RIP có giá trị tối đa là 15,không giải quyết tốt được vấn đề lưu lượng.Thời gian hội tụ là rất lớn. Khi một sự cố ra trên mạng, RIP phải cần một khoảng thời gian khá lớn để tìm được tuyến đường thay thế.

Câu 16

Thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết, phân tích ưu nhược điểm.

-       Ý tưởng thuật toán

Các bước thực hiện thuật toán

-       Xác định bộ định tuyến lân cận

-       Tính khoảng cách đến bộ định tuyến lân cận

-       Xây dựng gói liên kết trạng thái

-       Phân phối gói liên kết trạng thái

-       Nhận xét về ưu nhược điểm thuật toán

·        Ý tưởng

o       Xác định các bộ định tuyến lân cận

o       Đo khoảng cách đến từng bộ lân cận

o       Bộ định tuyến xây dựng gói liên kết trạng thái

o       Truyền gói này đến tất cả bộ định tuyến khác

o       Tính đường đi ngắn nhất đến mỗi bộ định tuyến khác

·        Xác định bộ định tuyến lân cận:   Khi R khởi định việc đầu tiên là nhận biết lân cận mình là ai bằng cách sử dụng các gói tin Hello- Reply

·        Tính khoảng cách

o       Ước lượng khoảng cách đến lân cận qua gói ECHO

o       Ước lượng khoảng cách

§        Băng thông đường truyền

§        Tải lên đường dây

o       Vấn đề 2 đường dây có cùng băng thông R đánh giá đường tải ngắn hơn à hiệu suất cao.

o       Vấn đề xảy ra: CF và EI có băng thông và độ dài như  nhau, nhưng hầu hết tải qua CF

o       Giải pháp : Phân giải trên nhiều đường dây

·        Xây dựng gói liên kết trạng thái

o       Xây dựng gói : ID, seq, age, list neighbors, delay.

o       Phân phối các gói khi: theo chu kỳ , khi có sự kiện xảy ra.

·        Phân phối các gói liên kết trạng thái Các bộ định tuyến sử dụng phương pháp tràn ngập để phân phối gói liên kết trạng thái . Nhận và kiểm tra sau đó phát đi trên các đường dây còn lại .

o       Age, và Seq : Age giảm đi theo mỗi giây, Age  = 0,  thông tin  sẽ bị loại bỏ , có cơ chế báo nhận.

o       Bảng dưới là bộ đệm của B lưu các gói vừa đến chưa xử lý.

Ưu điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là phản ứng nhanh nhạy hơn, và trong một khoảng thời gian có hạn,  đối với sự thay  đổi kết nối. Ngoài ra, những gói được gửi qua mạng trong định tuyến bằng trạng thái kết nối

Câu 17

Trình bày cơ chế định tuyến liên mạng trong mạng WAN, lấy ví dụ minh họa.

-       Cơ chế định đường hầm, ví dụ

-       Cơ chế định tuyến liên mạng

-       Ví dụ về định tuyến liên mạng trong mạng

·        Cơ chế đường hầm:

Xét trường hợp : 2 host nguồn và host đích nằm trên 2 mạng cùng loại nhưng phải đi qua môi trường trung gian khác.

·        Cơ chế định tuyến liên mạng:

o       Gói được định MAC và đưa đến Router cục bộ

o       Lớp mạng của Router này sẽ xác định Router kế tiếp mà gói được truyền đến nhờ sử dụng bảng định tuyến của mình.

o       Nếu không đến được Router này với giao thức sẵn có của gói, nó phải đi ngang qua 1 đường hầm.

·        Khác nhau giữa định tuyến mạng trong và mạng ngoài:

          Liên mạng phải vượt qua gianh giới , luật lệ.

          Chi phí cho việc truyền tin này là cao so với trong 1 mạng

Câu 18

Trình bày các nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mạng và các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn khi hiện tượng này xảy ra.

Khi có qua nhiều gói tin trong mạng hay 1 phần của mạng làm cho hiệu suất của mạng bị giảm đi vì các nú mạng không đủ khả năng lưu trữ, xử lý, gửi đi các gói tin lúc này các gói tin bắt đầu mấtànghẽn mạng

Nguyên nhân:

-         Hàng đợi của bộ định tuyến bị đầy: Nếu bất ngờ các gói tin từ 3-4 đường dây đi vào 1 nút và chúng cùng cần 1 đường ra, các gói này sẽ xếp thành hang đợi trong bộ nhớ. Nếu nút mạng không đủ bộ nhớ để lưu trữ lúc này các gói tin sẽ bị mất. nếu tăng bộ nhớ chỉ có thể giải quyết ở mức độ nhất định nào đó, nếu tăng quáà tắc nghẽn xấu hơn vì có cả bản sao của chúng được lưu lại trong hàng đợi.

-         Các bộ xử lý chậm: nếu CPU của bộ định tuyến xử lý chậm khi thực hiện các tác vụ liên quan đến quản lý( xếp hàng cho các bộ đệm, cập nhật bảng định tuyến…) nguyên nhân này cũng dẫn đến làm cho hàng đợi bị đầy.

-         Các đường truyền băng thông thấp:

è  Các vấn đề trên vẫn tồn tại trong các bộ phận của hệ thống không tương thích, chỉ được giải quyết khi các thành phần hệ thống hoạt động cân bằng.

Giải quyết: có 2 cách congestion control và flow control

-         Flow control là xử lý giao thông giữa trạm thu và phát.

-         Congestion control bao gồm tạo ra hoạt động hợp lý cho các máy tính vầ cả các nút mạng, quá trình lưu trữ bên trong mạng, điều khiển tất cả các yếu tố làm giảm khả năng vận chuyển của toàn mạng.

-         Biện pháp cụ thể

§        Bố trí khả năng vận chuyển, xử lý, lưu trữ phải so với yêu cầu mạng đặt ra.

§        Hạn chế các gói tin vào mạng nhờ cơ chế cửa sổ trượt.

§        Chặn đường vào của các gói tin khi mạng quá tải.

§        Hủy bỏ các gói tin bị tắc nghẽn quá thời hạn.

Câu 19

Trình bày kỹ thuật chọn đường thích nghi và không thích nghi, trường hợp sử dụng.

Kỹ thuật chọn đ­ường thích nghi và không thích nghi

   * Kỹ thuật chọn đ­ường không thích nghi: có thể tập trung hoặc phân tán nhưng nó không đáp ứng với mọi sự thay đổi trên mạng. Trong tr­ường hợp này, việc chọn đ­ường đư­ợc thực hiện mà không có sự trao đổi thông tin, không có sự cập nhật thông tin thường xuyên. Tiêu chuẩn tối ­ưu để chọn đường và con đ­ường đư­ợc chọn một lần cho toàn cục. Kỹ thuật này chỉ thích nghi cho các mạng có tính ổn định cao. 

* Kỹ thuật chọn đ­ường thích nghi:  mức độ thích nghi của một kỹ thuật chọn đ­ường đ­ược đặc trư­ng bởi sự trao đổi thông tin chọn đ­ường trên mạng, các thông tin về trạng thái của mạng có thể đ­ược cung cấp từ các nút láng giềng hoặc từ tất cả các nút khác.

Câu 20

Trình bày kỹ thuật chọn đường tập trung và phân tán, trường hợp sử dụng.

* Kỹ thuật chọn đư­ờng tập trung: đ­ược đặc trư­ng bởi sự tồn tại của một (hoặc vài) trung tâm điều khiển mạng thực hiện việc  chọn  đ­ường  sau  đó  gửi  bảng  chọn đư­ờng (routing table) tới tất cả các nút dọc theo con đư­ờng đã chọn đó.

   Trong tr­ường hợp này, thông tin tổng thể của mạng cần dùng cho việc chọn đ­ường chỉ đ­ược cất giữ tại trung tâm điều khiển mạng.

    Các nút có thể không gửi hoặc định kỳ gửi các thông tin khi xẩy ra một sự kiện nào đó, trung tâm sẽ cập nhật lại để tính lại bảng chọn đ­ường.

* Kỹ thuật chọn đ­ường phân tán:  không tồn tại các trung tâm điều khiển, quyết định chọn đ­ường đư­ợc thực hiện tại mỗi nút. Điều này đòi hỏi việc trao đổi thông tin giữa các nút, tuỳ thuộc vào mức độ thích nghi của thuật giả đư­ợc xây dựng.

Câu 21: Trình bày chức năng và các giao thức của Application Layer trong mô hình mạng TCP/IP:

Application layer: Hỗ trợ các ứng dụng cho các giao thức tầng Host-to-Host. Cung cấp giao diện cho người sử dụng mô hình TCP/IP. Các giao thức ứng dụng gồm HTTP, TELNET, FTP, SMTP, DNS, SNMP ...

-         FTP( Files Transfer protocol) : Là giao thức truyền tệp

-         Telnet: chương trình mô phỏng thiết bị đầu cuối cho phép ng dùng login vào một máy chủ từ một máy tính trên mạng

-         SMTP( Simple Mail transfer protocol)

-         DNS ( Domain Name Server) : Dịch vụ tên miền

-         HTTP: hypertext transfer protocol

-         SNMP ( Simple Network Monitoring Protocol)  giao thức quản trị mạng cung cấp những công cụ quản trị mạng từ xa.

Câu 22: trình bày chức năng và giao thức của Transport Layer trong mô hình mạng TCP/IP

 Thực hiện những kết nối giữa hai máy chủ trên mạng bằng 2 giao thức: TCP (Transmission Control Protocol) và UDP ( User Datagram Protocol).

-         TCP : TCP cung cấp các kênh truyền thông hướng kết nối và đảm bảo truyền dữ liệu một cách tin cậy. TCP thường truyền các gói tin có kích thước lớn và yêu cầu phía nhận xác nhận về các gói tin đã nhận.

-         UDP: Còn gọi là Giao Thức Gói Người Dùng. UDP cung cấp các kênh truyền thông phi kết nối nên nó không đảm bảo truyền dữ liệu 1 cách tin cậy. Các ứng dụng dùng UDP thường chỉ truyền những gói có kích thước nhỏ, độ tin cậy dữ liệu phụ thuộc vào từng ứng dụng .

Câu 23: Chức năng và các giao thức của Internet Layer trong mô hình TCP/IP

 Internet Layer:Tầng này có chức năng gán địa chỉ, đóng gói và định tuyến dữ liệu.

Giao thức IP cùng với các giao thức định tuyến RIP, OSPF tầng mạng cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các loại mạng "vật lý" khác nhau như: Ethernet, Token Ring, X.25... ánh xạ địa chỉ MAC-IP bằng giao thức ARP và RARP

Một số giao thức của tầng này:

-         IP:  gán địa chỉ cho dữ liệu trc khi truyền và chuyển giao các gói tin qua máy tính tới đích

-         ARP( Address Resolution Protocol): Có chức năng biên dịch địa chỉ TCP/ IP của máy đích thành địa chỉ vật lý chủa các thiết bị mạng.

-         ICMP( internet control message protocol): có chức năg thông báo lỗi trong trg hợp đg truyền bị hỏng.

-         IGMP (Internet Group Management Protocol): Có chức năng điều khiển truyền đa hướng (Multicas)

Câu 24: Trình bày chức năng và các giao thức của tần Network Access Layer trong mô hình TCP/IP

Network Access Layer: cung cấp các phương tiện kết nối vật lý cáp, bộ chuyển đổi, Card mạng, giao thức kết nối, giao thức truy nhập đường truyền CSMA/CD, Tolen Ring, Token Bus... Cung cấp các dịch vụ cho tầng Internet.

Một số giao thức của tầng này:

+ATM: Asynchronous Transfer Mode

+ Ethernet

+ Token Ring

+FDDI : Fiber Distributed Data Interface

+Frame Delay

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro