Câu 3. Đường lối giai đoạn 1954 - 1964

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3. Đường lối giai đoạn 1954 - 1964

1. Bối cảnh lịch sử CMVN sau tháng 7/1954

* Thuận lợi:

- Quốc tế:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh

+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển

+ Phong trào hòa bình và dân chủ lên cao ở các nước TBCN

- Trong nước:

+ Miền Bắc giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước,

+ Thế và lực của cách mạng lớn mạnh hơn

+ Ý chí độc lập thống nhất tổ quốc của nhân dân cả nước

* Khó khăn:

- Quốc tế:

+ Mỹ có tiềm lực KT, Quân sự, âm mưu bá chủ thế giới với các chiến lược phản cách mạng

+ Thế giới tiến vào thời kì chiến tranh lạnh, sự chạy đua vũ trang TBCN >< XHCN

+Sự bất đồng trong khối XHCN, giữa LX và TQ

- Trong nước:

+ Đất nước bị chia 2 miền. Miền bắc nghèo nàn lạc hậu, Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

+ Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta

=> 1 Đảng lãnh đạo 2 cuộc CM khác nhau ở 2 miền khác nhau -> sẽ có đường lối chiến lược chung cho CM cả nước

2. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

* Quá trình hình thành và nội dung đường lối

- 7/1954 HNTW lần VI xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nd VN

- 9/1954 Bộ chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của đảng. Chiến tranh chuyển sang hòa bình, nước nhà tạm thời chia làm 2 miền, nông thôn chuyển vào thành thị, phân tán chuyển đến tập trung.

- Hội nghị lần VII (3/1955),  HN lần VIII (8/1955) TW Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, để hòa bình, thống nhất, độc lập thì điều cốt lõi là ra sức củng cố miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền nam

- 8/1956 Đường lối CM miền nam xác định con đường phát triển của cm miền nam là bạo lực cm

- 12/ 1957 HNTW lần XIII, đường lối 2 chiến lược cm: Củng cố miền bắc, đưa miền bắc tiến lên CNXH; đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà

- 1/1959 HNTW lần XV họp bàn về cm miền nam. Nhận định:

+ Nhiệm vụ chiến lược: MB: CMXHCN --- MN: CM dân tộc dân chủ nhân dân.

+ Phương hướng chung: Giữ vững hòa bình, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên CNXH

+ Nhiệm vụ cơ bản: MN: Giải phóng MN khỏi đế quốc và pk, thực hiện độc lập dt và người cày có ruộng, hoàn thành cm dân tộc dân chủ nhân dân

- Ý nghĩa: To lớn. Mở đường cho CM MN tiến lên, thể hiện bản lĩnh tự chủ sáng tạo của Đảng trong những năm tháng khó khăn của CM

=> quá trình hình thành đường lối chiến lược cho cm cả nước, được hoàn chỉnh trong Đại hội lần III của Đảng (9/1960).  Cụ thể

+ Nhiệm vụ chung: Tăng cường đoàn kết toàn dân, giữ hòa bình, đẩy mạnh CMXHCN ở miền bắc. Đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, thống nhất đất nước. Tăng cường phe CNXH và bảo vệ hòa bình Đông Nam Á và TG.

Nhiệm vụ chiến lược: Có 2 nv chiến lược chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Mối quan hệ cách mạng 2 miền: Mật thiết, thúc đẩy lẫn nhau

+ Vai trò: CM XHCN ở miền bắc có vai trò quyết định nhất. CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam có vai trò trực tiếp.

+ Con đường thống nhất đất nước: Con đường hòa bình thống nhất theo Hiệp nghị Giơnevơ, nhưng cũng đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế.

+ Triển vọng cm VN: Đây là quá trình đấu tranh cm gay go, gian khổ, phức tạp, lâu dài chống đế quốc mỹ và bè lũ tay sai. Thắng lợi cuối cùng chắc chắn thuộc về dân tộc VN, Nam Bắc sum họp 1 nhà, cả nước đi lên CNXH.

- Ý Nghĩa đường lối: To lớn

+ Thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng đã tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh bại đế quốc Mỹ, giải phóng MN thống nhất đất nước.

+ Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của đảng

+ Là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành đc những thành tựu to lớn.

- Đường lối của đại hội III đc Đảng bổ sung, phát triển qua quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CM ở mỗi miền trong những năm 1960-1965

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro