Câu 2: Trình bày khái niệm hàng hóa và phân tích hai thuộc tính của hàng hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 2: Trình bày khái niệm hàng hóa và phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Tại sao khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN C.Mac lại bắt đầu từ sự phân tích bằng hàng hóa? Hàng hóa trên thị trường càng khan hiếm thì giá trị càng cao đúng hay sai? Vì sao? Giải thích câu nói "Tiền nào của đó" trong thực tiễn? Tại sao hàng hóa khác nhau có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi ngang bằng cho nhau?

*Khái niệm hàng hóa: là sản phẩm của lao động có khả năng thỏa mãn 1 nhu cầu của con người thông qua trao đổi mua bán

Hai thuộc tính của hàng hóa:

1/-Giá trị của hàng hóa: là sự kết tinh sức lao động của người sản xuất trong hàng hóa, giá trị của hàng hóa khó thấy được do đó phải thông qua trao đổi trên thị trường từ đó hình thành giá trị trao đổi của hàng hóa. Giá trị trao đổi của hàng hóa là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng của hàng hóa này có thể trao đổi với giá trị sử dụng của hàng hóa khác.

2/-Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của hàng hóa dùng để thõa mãn nhu cầu nào đó của con người. Là giá trị sử dụng cho người khác, giá trị sử dụng cho xã hội, là phạm trù mang tính vĩnh viễn, trong sản xuất tự cấp tự túc các vật phẩm đều có giá trị sử dụng

* Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mac bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa vì:

- Thứ nhất: hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của cải xã hội tư bản.

- Thứ hai: hàng hóa là tế bào kinh tế của xã hội tư bản, nó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Thứ ba: phân tích hàng hóa là phân tích giá trị-phân tiach1 cái cơ sở của tất cả phạm trù chính trị, kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

* Hàng hóa càng khan hiếm thì giá trị càng cao là sai vì:

+ Giá trị của hàng hóa là sự kết tinh sứ lao động của người sản xuất trong hàng hóa do đó không phải hàng hóa nào trên thị trường khan hiếm thì bên trong nó kết tinh được nhiều sức lao động của người sản xuất.

* Hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi ngang bằng cho nhau vì:

+ Mọi loại hành hóa trên thị trường đều được mua bán trao đổi theo nguyên tác ngang giá và mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ đáp ứng nhu cầu khác nhau của người sừ dụng vì thế trong những trường hợp nhất định chúng sẽ được trao đổi ngang bằng với nhau để thõa mãn nhu cầu của người sử dụng.

* Giải thích câu nói "Tiền nào của đó" trong thực tiễn?

- Vì tiền là thước đo giá trị của hàng hóa. Nó phản ánh giá trị thực của hàng hóa trong thị trường, phản ánh mức hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

VD: Chiếc điện thoại 110i của hãng Nokia chỉ có chức năng nghe, gọi và nhắn tin nên được bán với giá là 400k. Trong khi đó chiếc N72 cùng hãng thì có giá là 6 triệu vì nó có nhiều chức năng khác như nghe nhạc, chụp hình, lướt web...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro