Câu hỏi ôn tập Môn Nguyên lí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi Nguyên lí:Lương Thế Thịnh-Đ5-QLNL

1.Nội dung định nghĩa về cật chất của Lê Nin

Trong tác phẩm : "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán",V.I.Lê nin đã định nghĩa:" Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác"

* Phân tích nội dung định nghĩa :

Trong định nghĩa vật chất này, Lê nin chỉ rõ "vật chất là một phạm trù triết học".Như vậy phạm trù vật chất của triết học có tính khái quát nhất, không giống với khái niệm vật chất trong một số ngành khoa học cụ thể, hay trong đời sống thường ngày , Vì vậy, không được đồng nhất vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các dạng tồn tại cụ thể của nó mà các khoa học chuyên ngành nghiên cứu. Các dạng vật chất cụ thể có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác, còn vật chất nói chung là vô hạn và vô tận

Vật chất có thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng nhất là "thực tại khách quan" và "tổn tại không lệ thuộc vào cảm giác".Thực tại khách quan là tồn tại thực và không phụ thuộc vào ý thức của con người. Thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người là điều kiện cần và đủ để phân biết cái gì thuộc về vật chất và cái gì không thuộc về vật chất

" Thực tại khách quan,được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh".Điều này nói lên rằng, thực tại khách quan (vật chất) là có trước, cảm giác của con người là có sau.Cảm giác của con người có thể" chép lại, chụp lại, phản ánh" được thực tại khách quan(vật chất). Như vậy thực tại khách quan(vật chất) không tồn tại trừu tượng mà tồn tại thông qua các dạng tồn tại cụ thể của mình và bằng cảm giác(ý thức) con người có thể nhận thức được. Điều này cũng có nghĩa là " thực tại khách quan" (vật chất) là nội dung khách quan, nguồn gốc kahch quan của những cảm giac (ý thức) của con người

Rõ ràng là định nghĩa vật chất của Lê nin đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng !

• Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lê nin:

Định nghĩa vật chất của Lê nin đã chống lại được cả quan điểm duy tâm chủ quan, cả quan điểm duy tâm khách quan về vấn đề cơ bản của triết học và về phạm trù vật chất

Nội dung định nghĩa vật chất của Lê nin đã khắc phục được tính chất trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất chủ chủ nghĩa duy vật cũ, đồng thời kế thừa, phát triển được những tư tưởng của Các Mác và Ph.Ăngghen về vật chất

Định nghĩa về vật chất của Lê nin là cơ sở thế gian quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất

Định nghĩa này còn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội

2.Chủ nghĩa duy vật và chủ nghiã duy tâm trong triết học khác nhau ntn?

Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một nền tảng của ngành vũ trụ học, hay một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.

Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể qui định.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v...

Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Trong nhiều tư tưởng phương Tây, (tuy không có trong tư tưởng của một số triết gia lớn của phương Tây như Plato và Hegel) ý niệm có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan. Khi đó nó thường được đặt cạnh chủ nghĩa hiện thực mà trong đó sự thực được xem là có sự tồn tại tuyệt đối trước tri thức của ta và độc lập với tri thức của ta. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được "biết chắc" một cách trực tiếp là các ý niệm. Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm chủ nghĩa duy tâm sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một Thượng Đế có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm

vd: theo duy tâm : " khi ta mất đi cái gì ở cửa trước, thì thượng đế sẽ ban cho ta 1 cái khác ở cửa sau "

vd: theo duy vật: " mặt trời mọc ở hướng đông, lặn ở hướng tây "

3.Nguon goc va ban chat cua y thuc?

a. Nguồn gốc tự nhiên

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người.

Bộ óc con ng ười hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện.

Hoạt động ý thức con ngư ời diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc ngư ời. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Ý thức là chức năng của bộ óc người, là hình ảnh tinh thần phản ánh thế giới khách quan; như ng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc ng ười.

Ng ược lại, chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc, thần bí hoá hiện t ượng tâm lý, ý thức. Còn chủ nghĩa duy vật tầm thư ờng lại đồng nhất vật chất với ý thức.

Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức.

Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao với nhiều hình thức khác nhau.

- Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá.

- Phản ánh sinh học trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật:

+ Tính kích thích: Thể hiện ở thực vật, động vật bậc thấp, đã có sự chọn lọc trước những tác động của môi trường.

+ Tính cảm ứng: Thể hiện ở động vật bậc cao có hệ thần kinh, xuất hiện do những tác động từ bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại. Nó hoàn thiện hơn tính kích thích, đ ược thực hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi tr ường thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện.

+ Tâm lý động vật: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với các quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện, thông qua các cảm giác, tri giác, biểu t ượng ở động vật có hệ thần kinh trung ương.

- Phản ánh ý thức: Gắn liền với quá trình chuyển hoá từ vượn thành ng ười. Đó là hình thức phản ánh mới, đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con ngư ời.

Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con ngư ời là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

b. Nguồn gốc xã hội

Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.

- Lao động đem lại cho con ngư ời dáng đi thẳng đứng, giải phóng 2 tay. Điều này cùng với chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hoá từ vư ợn thành ngư ời, từ tâm lý động vật thành ý thức. Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con ngư ời đã có ý thức về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới.

- Trong quá trình lao động, con ngư ời tác động vào các đối tư ợng hiện thực, làm chúng bộc lộ những đặc tính và quy luật vận động của mình qua những hiện tượng nhất định. Những hiện tượng đó tác động vào bộ óc con ngư ời gây nên những cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nhưng quá trình hình thành ý thức không phải là do tác động thuần túy tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc con người, mà chủ yếu là do hoạt động lao động chủ động của con người cải tạo thế giới khách quan nên ý thức bao giờ cũng là ý thức của con ng ười hoạt động xã hội. Quá trình lao động của con ngư ời tác động vào thế giới đã làm cho ý thức không ngừng phát triển, mở rộng hiểu biết của con ng ười về những thuộc tính mới của sự vật. Từ đó, năng lực tư duy trừu t ượng của con ngư ời dần dần hình thành và phát triển.

- Lao động ngay từ đầu đã liên kết con ngư ời lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan. Mối liên hệ đó không ngừng được củng cố và phát triển đến mức làm nảy sinh ở họ một nhu cầu "cần thiết phải nói với nhau một cái gì đó", tức là ph ương tiện vật chất để biểu đạt sự vật và các quan hệ của chúng. Đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Theo Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng; không có ngôn ngữ thì con người không thể có ý thức.

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

2. Bản chất của ý thức

- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con ngư ời, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con ngư ời cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Vì vậy, ý thức ... là cái vật chất đ ược đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó".

Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao.

Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bởi vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.

- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội.

4.So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình?

a) Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật

ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b) Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không

phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

5.Nội dung cơ bản của mối liên hệ phổ biến và nguyên lí phát triển

Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm về nguyên lý và khái niệm về mối liên hệ. Nguyên lý là những nluận điểm về học thuyết lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển nhiên không cần chứng minh được xác định trong tư duy của con người có chức năng lý giải mọi sự vật hiện tượng. Ví dụ: Mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây là một chân lý không do nhận thức chúng ta quyết định. Người định ra được sự việc trên chỉ là định ra một nguyên lý mà thôi.

Mối liên hệ là dùng để chỉ sự ràng buộc, làm tiền đề chỉ ra sự tồn tại giữa các mặt trong 1 sự vật hay giữa các sự vật với nhau, mối liên hệ trên mang tính phổ biến, gồm có liên hệ bên trong và bên ngoài; liên hệ gián tiếp và trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét chúng ta có cái nhìn toàn diện. Liên hệ trong không gian xem xét sự vật ở vị trí khác nhau dẫn đến có mối liên hệ khác nhau. Liên hệ thời gian, xem xét mối liên hệ khi chúng ở nhiều thời điểm, quá trình khác nhau của sự phát triển. Vì dụ: Hôm nay, anh ta là người xấu nhưng ngày mai anh ta trở thành người tốt.

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lại với nhau. Mối liên hệ này phải là mối liên hệ phổ biến khách quan để sự vật và hiện tượng luôn phát triển, không cô lập. Mối liên hệ phổ biến khách quan chi phối tổng quát mọi sự vận động của sự vật, hịên tượng.

Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta phải chú trọng tất cả các mối liên hệ, đánh giá đúng vai trò mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Qua hoạt động thực tiễn, chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ đó phát triển một cách tích cực. Ví dụ: Về không gian, trước đây anh ta là con nhà giàu, nhưng hiện nay anh ta là người nghèo. Vì vậy trước đây anh ta là người tốt nhưng hiện nay anh ta trở thành kẻ trộm cắp.

- Nguyên lý về sự phát triển: Như chúng ta đã biết, phát triển là khuynh hướng của vận động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái vận động đi xuống. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trường; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tư duy là hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Vì vậy, khi xem xét 1 sự vật phải có quan niệm sự vật đó phát triển (như đã nói ở trên phát triển là khuynh hướng vận động đi từ thấp đến cao).

Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.

Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi ích (phát triển).

6.Phân tích bản chất của nhận thức

Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các thành tựu khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.

- Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người, coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi.

- Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.

- Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.

7.Hãy phân tích nội dung cơ bản của 2giai đoạn nhận thức

1) Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)

Đây là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, nó phản ánh hiện thức khách quan bằng các quác quan với 3 hình thức cở bản đó là cảm giác, chi giác, biểu tượng.

Đặc điểm của giai đoạn nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp không qua khâu trung gian đó là sự phản ánh bề ngoài hiện tượng của sự vật chưa phản ánh được bản chất bên trong

2) Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)

Giai đoạn này dựa trên cơ sở những tài liệu mà trực quan sinh động tiếp nhận , nhận thức mới nắm được bản chất quy luật của hiện thức từ đó mà chỉ đạo hoạt động của thực tiễn cải tạo hiện thức nó được thể hiện ở ác hình thức sau: khái niệm, phán đoán và suy lý

Đặc điểm chung của giai đoạn này (nhận thức lý tính)

Không phản ánh thực tiễn khách quan nhưng sự phản ánh trừu tượng khái quát đã vạch ra bản chất quy luậ của các sự vật hiện tượng gắn với triết lý khách quan và đáp ứng được mục đích của nhận thức.

8.Phân tích khái niệm sản xuất.

Phương thức sản xuất là cách thức khai thác những của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho hoạt động tồn tại và phát triển xã hội.

Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất. Trong sự thống nhất biện chứng này, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.

Quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không phải hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại lực lượng sản xuất.Quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng đến lợi ích và thái độ của người lao động trong sản xuất.Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ

kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản để xem xét một quan hệ sản xuất nhất định có phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay không là ở chỗ nó có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội hay không. Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, nổ ra cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất cũ,lạc hậu bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, ra đời phương thức sản xuất cao hơn trong lịch sử. Lịch sử loài người đã trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.

9.Phân tích khái niệm cơ sở hạ tầng,kiến trúc thượng tầng

a. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định.

Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất "hợp thành" cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.

b. Kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v... được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng. Song, mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng. Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.

Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về mặt chính trị - tư tưởng của các giai cấp đối kháng, trong đó, đặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị - tư tưởng của giai cấp thống trị.

10.Phân tích quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Cho ví dụ minh họa?

-tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội.tồn tại xh có trước,ý thức xh có sau,tồn tại xh như thế nào thì ý thức xh như thế ấy.

-tính độc lập tương đối của ý thức xh

ý thức xh do tồn tại xh quyết định nhưng ý thức xh lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở:

-ý thức xh lạc hậu hơn so với tồn tại xh.

-ý thức xh có thể vượt trước tồn tại xh,do nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật..đặc biệt ý thức lý luận khoa học thường vượt trước tồn tại xh

-ý thức xh có tính kế thừa,ý thức xh mới có tính kế thừa ý thức xh cũ,sau đó bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với tồn tại đạ phát triển.

-các hình thái ý thức xh như triết học,đạo đức,nghệ thuật có tác động qua lại với nhau,trong đó ý thức chính trị có vai trò quan trọng nhất.

-ý thức xh tác động trở lại tồn tại xh

-ý thức xh phản ánh sai tồn tại xh sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xh thông qua hoạt động của con người,trong đó thực tiễn đóng vai trò quyết định

bạn có thắc mắc cứ hỏi mình sẵn sàng chia sẻ

11.HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI:

Một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ một cấu trúc xã hội ở từng giai đoạn lịch sử, dựa trên một phương thức sản xuất nhất định với kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho cơ sở kinh tế của xã hội và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên cơ sở đó. Các HTKT - XH đã có trong lịch sử qua các chế độ xã hội khác nhau (công xã nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa) là những nấc thang kế tiếp nhau trong quá trình phát triển của nhân loại như một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Không phải tất cả các quốc gia dân tộc đều tuần tự trải qua tất cả các nấc thang của quá trình phát triển xã hội nói trên. Trong những hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định của thời đại, có những quốc gia dân tộc có thể bỏ qua một hoặc hai nấc thang của quá trình phát triển xã hội để tiến thẳng lên một hình thái cao hơn. Mỗi HTKT - XH cũng là một "cơ thể xã hội" cụ thể, bao gồm trong đó tất cả các thành phần vốn có và các hiện tượng xã hội trong sự thống nhất hữu cơ và sự tác động biện chứng. Mỗi một HTKT - XH đều có cấu trúc phổ biến và tính quy luật chung, có những mối liên hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần cơ bản nói trên là động lực bên trong thúc đẩy sự vận động của HTKT - XH và sự tiến bộ lịch sử, làm chuyển biến xã hội từ HTKT - XH thấp lên HTKT - XH cao hơn, thường là thông qua những chuyển biến có tính cách mạng về xã hội.

12.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro