Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Câu 1. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? Nêu tác động của cuộc khai thác đó đối với tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam.



Câu 2. Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.


Câu 3. Khái quát những khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.


Câu 4. Trình bày điều kiện lịch sử và sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1929. Nêu ý nghĩa của phong trào công nhân đối với cách mạng Việt Nam.


Câu 5. Phân tích điều kiện lịch sử và đặc điểm của phong trào dân tộc Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.


Câu 6. Tóm tắt quá trình chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


Câu 7. Trình bày sự ra đời, hoạt động và đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam.


Câu 8. Hãy làm sáng tỏ tính đúng đắn và sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Câu 9. Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930.


Câu 10. Chứng minh rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trong ba thập niên đầu thế kỉ XX.


  Câu 1 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp lại những thịêt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Việt Nam.


a. Chuyển biến về kinh tế

Nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục được mở rộng và trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, song chỉ mang tính chất cục bộ; chủ yếu vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
b. Chuyển biến về giai cấp xã hội

– Sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam diễn ra sâu sắc hơn.

+ Địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa thành ba bộ phận tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có ý thức chống đế quốc và tay sai. Bộ phận đại địa chủ thường được Pháp sử dụng trong bộ máy cai trị.

+ Giai cấp nông dân chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam (khoảng 90%), bị bị bần cùng hóa không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay gắt. Đây là một động lực của cách mạng.

+ Giai cấp tiểu tư sản gồm chủ xưởng, những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên, trí thức... tăng nhanh về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc, trong đó tư sản dân tộc Việt Nam là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

+ Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhât, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22 vạn (1929). Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, được kế thừa truyền thông yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

– Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự phân hóa giai cấp, mâu thuẫn xã hội và tác động của trào lưu cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam ngày càng phát triển.
Nguồn : st

  

  Câu 2 : – Nguyên nhân thất bại

+ Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ, nhưng không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.

+ Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.

+ Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân đảng, rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.

+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.

– Ý nghĩa lịch sử

+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

+ Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào đấu tranh mới về sau.

+ Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản là không thành công.

+ Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguồn : net

  Câu 9:

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919-1930):


– Vai trò mở đưởng để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX (xác định được con đường cứu nước mới).

– Vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc, được truyền bá vào Việt Nam, đã thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển, là sự chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng.

Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam là sự chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam về sau.

– Vai trò quyết định thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.
Nguồn : net

__________________Câu 7: Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội VNCM thanh niên* Sự ra đời:
- 11/1924, NAQ đến Quảng Châu, TQ, tại đây Người đã gặp gỡ các thanh niên yêu nước từ VN sang, giác ngộ và truyền bá lí luận CM cho họ, giúp họ làm CM. Đến 2/1925, trên cơ sở tổ chức Tâm tâm xã NAQ đã sáng lập nên Cộng sản đoàn.
- 6/1925, trên cơ sở nòng cốt là CS đoàn đã sáng lập nên hội VNCM thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai, tự cứu lấy mình
* Hoạt động: Ngay từ khi ra đời, hội VNCM thanh niên đã tích cực xây dựng và phát triển lực lượng
- Xây dựng cơ sở: trụ sở chính của hội ở QC, TQ. Năm 1928. hội đã xây dựng đc cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế- chính trị quan trọng. Đến năm 1929, hội đã có cơ sở ở hầu khắp cả nước và 1 cơ sở ở Xiêm
- Phát triển lực lượng: Năm 1928, hội có 300 thành viên, năm 1929 hội có 1700 thành viên
- Tích cực truyền bá lí luận CM giải phóng DT và phong trào yêu nc VN:
+ XB sách báo: tuần báo thanh niên là cơ quan ngôn luận của hội và tác phẩm nổi tiếng là Đường Cách Mệnh nhằm trang bị lí luận CM cho cán bộ và nhân dân ta
+ Năm 1928, hội đã tổ chức phong trào vô sản hoá: đưa các cán bộ đã đc học tập, nghiên cứu lí luận CT về nc sống và lao động chung cùng vs công nhân trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp để tuyên truyền lí luận CM
=> Nhờ có HĐ tích cực của hội VNCM thanh niên đã thúc đẩy pt CN, pt yêu nc phát triển mạnh mẽ. Nhiều pt đáu tranh của CN đã nổ ra như CN nhà máy xi măng HP, nhà máy dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng...
- Năm 1929, Hội VNCM thanh niên phân hoá thành 2 tổ chức CS là ANCSĐ và ĐDCSĐ
* Vai trò:
- Hội VNCM thanh niên ra đời đã tích cực truyền bá lí luận CM giải phóng DT vào nc ta, lãnh đaọ và tổ chức quần chúng ND đấu tranh chống Pháp và tay sai
- Đây là tổ chức tiền thân của ĐCSVN, và là điều kiện chuẩn bị quan trọng nhất tiến tới thành lập Đảng vào năm 1930


  Câu 6
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và đi đến một sự lựa chọn dứt khoát con đường giải phóng dân tộc do Lênin vạch ra.

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và biểu quyết sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc ViệtNam.

Nguyễn Ái Quốc tích cực xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam.

Về mặt tư tưởng và chính trị:

Người đã viết bài đăng các báo: "Người cùng khổ" do Người sáng lập, báo "Nhân đạo" – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, báo "Đời sống công nhân" - tiếng nói của giai cấp công nhân, báo Sự thật (Liên Xô), Tạp chí thư tín quốc tế (Quốc tế cộng sản), báo Thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội)... và các tác phẩm "bản án chế độ thực dân Pháp", "Đường cách mệnh" mang tên Người. Qua các nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, Người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh. (Xem mục 2 dưới tiêu đề: Những quan điểm tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, thuộc đề số 2). Hệ thống quan điểm đó được truyền vào ViệtNamnhằm chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập Đảng.

Về mặt tổ chức:

Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á – Đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thực dân.

Tháng 6-1925, Người thành lập "Việt Nam thanh niên đồng chí hội", tổ chức trung kiên là "Cộng sản đoàn" làm nóng cốt để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên yêu nước Việt Nam thành lập những cán bộ cách mạng, trong đó, một số được chọn đi học ở Trường đại học Phương Đông (Liên Xô), một số được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động.

Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở ViệtNam:

Đông Dương cộng sản đảng (6-1929), An Nam cộng sản đảng (7-1929) và Đông Dương cộng sản liên đoàn (9-1929).

Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất đảng đã họp tại cửu long (hương cảng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt của đảng và điều lệ vắn tắt của các hội quần chúng; thông qua lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo. Các văn kiện quan trọng của Đảng được hội nghị thông qua là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản ViệtNam

  


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro