câu hỏi triết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Phân biệt các trương phái?

vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữ ý thức và vật chất ( hay giữa tinh thần với TG tự nhiên, giữa tư duy và tồn tại). Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

+ mặt thứ 1: giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ mặt thứ 2: ý thức có phản ánh được vật chất không hay con người có nhận thức được TG ko. Hai mặt đó không thể tách rời nhau.

Trả lời phân thứ nhất, triết học tách làm hai trường phái:

+những triết gia cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau,vật chất quyết định ý thức, thuộc trường phái duy vật.

+ những triết gia cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, thuộc trường phái duy vật.

+những triết gia cho rằng ý thức và vật chất có nguồn gốc độc lập, không cái nào quyết định cái nào thì thuộc trường phái nhị nguyên.

Trả lời mặt thứ hai, có hai thuyết khác nhau:

+ khả tri luận: cho rằng co người có thể nhận thức được thế giới

+bất khả tri luận: cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới, hay chỉ biết được bên ngoài chứ không biết được bên trong của thế giới khách quan.

8.vì sao Lê – nin lại đưa ra định nghĩa vật chất, nội dung và ý nghĩa của nó?

Có rất nhiều quan niệm vật chất khác nhau:

+ duy tâm:

* duy tâm khach quan (Platon): chỉ có thế giới ý niệm là tồn tại. Mọi cự vật cảm tính (vật chất) chỉ là cái bóng của ý niệm.

*duy tâm chủ quan (Berkeley): “tồn tại tức là đượ tri giác”, phủ nhận sự tồn tại của thế giới vật chất.

+ duy vật:

*thời cổ đại:

- Trung Hoa: coi thực thể của thế giới là khí, là 5 yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (các dạng cụ thể của vật chất)

- Ân Độ :phái Naya-Vaisesika coi nguyên tử là thực thể của thế giới.

-Hy lạp: thực thể của thế giới là nước, là lửa, là khí, là nguyên tử.

Những quan niệm trên tuy là chất phác, chỉ thuần túy dựa vào trực giác, nhưng hướng đi là đúng đắn. Sai lầm chỉ ở chổ : quy vật chất về một dạng tồn tại cụ thể của nó.

* thời phục hưng cận đại:

- TK 15 ---> TK17:

+Copernic: thuyết mặt trời là trung tâm.

+Francis Bacon: thế giới vật chất tồn tại khách quan. Tự nhiên là tổng hợp những vật thể có chất lượng muôn màu muôn vẻ.

+Descarte: vũ trụ là vật chất, gồm những hạt nhỏ luôn thay đổi vị trí trong không gian.

+Spinoza: chỉ có tự nhiên là tồn tại, tự nhiên có nguyên nhân tự nó.

-TK 18:

+Diderot: “trong vũ trụ, trong con người, trong mọi vật chỉ có một thực thể duy nhất là vật chất”

+Holbach: “ vật chất là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó vào cảm giác”

Trong khuôn khổ của sự phát triển cơ học cổ điển, các quan niệm duy vật này không vượt rs khỏi siêu hình, mày móc. Sai lầm của các quan niệm duy vật siêu hình, máy móc là cho rằng: phân tử là bất biến. Các nguyên tử là đơn vị vật chất cuối cùng, không thể phân chia được nữa. Mọi sự vận động chỉ là sự dịch chuyển vị trí trong không gian. Không gian chỉ là cái hộp rỗng. Nguồn gốc của vận động nằm ngoài vật chất..v.v. Trên lĩnh vực xã hội, chủ nghĩa duy vật siêu hình lại sa vào chủ nghĩa duy tâm.

- cuối tk19--->đầu tk2o: một loạt phát minh khoa học đã tạo ra sự khủng hoảng (trưởng thành) của vật lý và cuộc khủng hoảng này đã bị chủ nghĩa duy tâm lợi dụng để tiến công chủ nghĩa duy vật. 1895 phát hiện tia X. 1896 phát hiện tia phóng xạ đã bác bỏ quan niệm về nguyên tử là không phân chia được nữa. 1897 phát hiện ra điện tử. 1901 phát hiện ra khối lượng của điện tử thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử. Chủ nghĩa duy tâm tấn công: nguyên tử mất đi, vật chất tiêu tan. Lê nin bác lại chỉ có giới hạn về nhận thức của chúng ta bị mất đi chứ vật chất vẫn tồn tại, “ điện tử cũng cô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận”.

Định nghĩa vật chất của Lê nin: “ Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Phân tích nội dung:

+ xác định “vật chất” với tư cách là một phạm trù triết học để không lẫn với khái niệm “vật chất” trong các khoa học chuyên ngành (như “vật chất” trong vật lý, kinh tế)

+thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là thực tại khách quan (tồn tại khách quan) độc lập với ý thức.

+vật chất có thể gây nên cảm giác ở con người khi (các hình thức cụ thể của nó) tác độnYg tới các giác quan (trực tiếp hoặc gián tiếp). Cảm giác , tư duy, ý thức của con người chỉ là sự phản ánh của vật chất.

Ýnghĩa:

Khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ (quy vật chất về một vài dạng cụ thể); giúp định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng khách nhau của vật chất (phản hạt, phản nguyên tử, phản vật chất); khẳng định lập trường duy vật khi xem cét lĩnh vực xã hội (cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vục xã hội).

Khẳng định tính thứ nhất của vật chất.

13. Người xưa có câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. “tính” thuộc phạm trù “ý thức”, vậy có phải tính do trời sinh không hay do nhân tố nào khác?

Tính thuộc phạm trù ý thức, mà ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của nó chứ không phải do trời sinh.

- nguồn ngốc tự nhiên: ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Song chỉ có óc người không thôi thì cũng không thể hình thành ý thức , nếu thiếu sự tác động của thế giới khách quan bên ngoài độc lập với con người; nghĩa là : Óc người + mối quan hệ giữa thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người, óc người ghi nhận (phản ánh) sự tác động đó thông qua quá trình sinh lý thần kinh tạo ra ý thức. Tuy nhiên bộ óc và thế giới khách quan chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ để có ý thức. Thật vậy, nếu tách một cá thể người ra khỏi cuộc sống xã hội, thì cá thể đó sẽ chỉ có hình hài người, thân xác người, chứ không bao giờ trở thành người. Muốn có ý thức , nhất thiết cá thể đó phải trong cộng đồng xã hội loài người, nghĩa là ý thức phải có nguồn gốc xã hội.

- nguồn gốc xã hội: chính lao động,ngôn ngữ và quan hệ xã hội là nguồn gốc xã hội, nguồn gốc quan trọng nhất của ý thức. Vì vậy, ta bảo ý thức là sản phẩm của xã hội, là một hiện tượng xã hội.

16. Muốn suy nghĩ (ý thức) con người phải có cơ sở vật chất là bộ não và nội dung của sự suy nghĩ chỉ là phản ánh (dù là phản ánh năng động, sáng tạo ) tg khách quan (vật chất). Vì vậy hành động trên không đi ngược lại với quan điểm “vật chất có trước, ý thức có sau...”

17. Đường lối, chủ trương của Đảng thuộc phạm trù ý thức, thực tế khach quan và quy luật khách quan thuộc phạm trù vật chất, mà vật chất có truoc, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, nên mọi chủ trương đường loi của Đảng phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan. Suy rộng ra, mọi suy nghĩ của bất kì ai, trong đó có sinh viên, muốn đạt đến chân lý cũng phải như vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro