CÂU HỎI VỀ DI SẢN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU HỎI VỀ DI SẢN

DI SẢN

LÀ GÌ?

Theo Điều 1 của Luật Di sản văn hóa (2001)của Việt Nam thì “Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

DI SẢN VĂN HÓA HUẾ GỒM NHỮNG LOẠI HÌNH NÀO?

Di sản văn hóa Huế bao gồm

những di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đã được hình thành, phát triển trong tiến trình lịch sử của xứ Huế và được người dân Huế lưu giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những di sản ấy vẫn hiện hữu trên đất Huế, cũng như tồn tại trong cộng đồng cư dân Huế, cho dù thời gian và chiến tranh đã làm hư hại và làm biến dạng khá nhiều.

I. HỆ THỐNG DI TÍCH – ĐỊA ĐIỂM DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Câu 1:

Các em hãy cho biết tên ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng theo học niên khóa 1908 – 1909 tại Huế?

Đáp án: Trường Quốc Học – Huế

Câu 2:

Di tích lưu niệm về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi Người cùng gia đình sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước những năm 1895 – 1901 hiện nay nằm ở đâu?

Đáp án: Ngôi nhà lưu niệm 112 – Mai Thúc Loan (số mới 158) – thành phố Huế

Câu 3

: Trong hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế có mấy di tích được Nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia?

Đáp án: 4 di tích

(Nhà lưu niệm 112 – Mai Thúc Loan (số mới 158); Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ; Trường Quốc Học – Huế; Đình làng Dương Nỗ)

Câu 4

: Quê hương Thừa Thiên Huế là nơi sinh trưởng của hai vị Đại tướng quân đội nhân dân Việt Nam. Em hãy cho biết đó là những vị đại tướng nào?

Đáp án: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh

Câu 5

: Trường Quốc học – Huế, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng theo học được thành lập năm nào?

Đáp án: Năm 1896

Câu 6

: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ được công nhận là di tích cấp quốc gia ngày, tháng, năm nào?

Đáp án: Ngày 27/3/1990

Câu 7

: Các em hãy kể tên các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia

đình Người ở làng Dương Nỗ (Phú Dương - Phú Vang - Thừa Thiên Huế) đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa và di tích văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia?

Đáp án

:

- Nhà lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ.

              - Đình làng Dương Nỗ.

II. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA; DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VÀ DI TÍCH CỐ ĐÔ

Câu 8

: Có một di tích mang tên một trận đánh trong kháng chiến chống Pháp ở Thừa Thiên Huế được Bác Hồ gửi thư khen ngợi ngày 19/3/1951. Em hãy cho biết đó là di tích nào?

Đáp án: Trận Thanh Hương – Mỹ Xuyên (Phong Điền)

Câu 9

: Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, Thừa Thiên Huế đã xây dựng những chiến khu làm nơi đứng chân của lực lượng vũ trang và các cơ quan dân chính, Đảng. Em hãy cho biết đó là những chiến khu nào?

Đáp án: - Chiến khu Hoà Mỹ (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền)

              -  Chiến khu Dương Hoà (xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy)

Câu 10

: Em hãy cho biết hiện nay huyện dảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh, thành phố nào?

Đáp án: Thành phố Đà Nẵng

Câu 11

: Các em hãy cho biết di tích lưu niệm xứ ủy Trung kỳ tại ngôi nhà số 95C Phan Đăng Lưu – thành phố Huế, trong giai đoạn hoạt động bí mật 1938 – 1939 được ngụy trang dưới hình thức nào?

Đáp án: Ngụy trang dưới hình thức một cửa hiệu bán sách “Thư quán Thuận Hóa”

Câu 12:

Em hãy cho biết di tích lịch sử cách mạng Công binh xưởng Phú Lâm hiện nay nằm ở địa phương nào?

Đáp án: Xã Hương Chữ, huyện Hương Trà.

Câu 13

: Em hãy cho biết những đường phố nào ở thành phố Huế mang tên địa danh lịch sử gắn với chiến công của lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Đáp án: Dương Hòa; Thanh Lam Bồ; Thanh Hương.                                

Câu 14

: Các em hãy cho biết di tích nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu nằm ở địa phương nào?

Đáp án: Ở làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 15

: Các em hãy cho biết tên ngôi Đình gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những địa điểm thành lập chi bộ đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế?

Đáp án: Đình Bàn Môn

Câu 16

: Là một danh sĩ triều Tây Sơn, giữ chức Trung thư lệnh tham mưu cho Quang Trung hoàng đế, có nhiều công lao giúp Hoàng đế Quang Trung  thống nhất và trị đất nước. Lăng mộ của ông hiện ở tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh thừa Thiên Huế, là di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Các em hãy cho biết ông là ai?

Đáp án: Trần Văn Kỷ

Câu 17

: Đây là nhà thờ của một danh nhân thế kỷ XIX, có nhiều đóng góp cho đất nước trên các mặt: giáo dục, văn hóa, chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, đặc biệt ông là thủy tổ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Các em hãy cho biết ông là ai?

Đáp án: Đặng Huy Trứ

Câu 18

: Tọa lạc tại số 281 đường Chi Lăng, là ngôi nhà thờ các vị tổ sư của ngành âm nhạc truyền thống Huế và các cố nghệ sĩ. Các em hãy cho biết đây là di tích nào?

Đáp án: Thanh Bình từ đường

Câu 19

: Đình Văn Xá, xã Hương Văn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 61/1999/QĐ-BVHTT, ngày 13/9/1999 là loại hình di tích nào?

Đáp án: Kiến trúc nghệ thuật

Câu 20:

Đây là tháp Chăm duy nhất tồn tại khá nguyên vẹn từ Nam Đèo Ngang đến Bắc Đèo Hải Vân và là một trong những công trình kiến trúc có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm pa cho đến thời điểm hiện nay. Các em hãy cho biết đây là di tích nào?

Đáp án: Tháp Phú Diên (Tháp Mỹ Khánh)

Câu 21

: Tại Ngọ Môn Huế, ngày 30 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào?

Đáp án: Vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị

Câu 22

: Các em hãy cho biết tên ngọn núi nơi Quang Trung – Nguyễn Huệ lập đàn tế trời lên ngôi Hoàng đế?

Đáp án: Núi Bân (núi Tam Tầng)

Câu 23

: Các em hãy cho biết Tháp đôi Liễu Cốc là di tích thuộc nền văn hóa nào?

Đáp án: Văn hóa Chăm

Câu 24

: Ông sinh năm Kỷ Hợi (1835), mất năm 1913, Phủ thờ của ông hiện ở thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các em hãy cho biết ông là ai?

Đáp án: Tôn Thất Thuyết

Câu 25

: Danh tướng Nguyễn Tri Phương sống dưới ba triều vua nhà Nguyễn, đánh hơn trăm trận, hy sinh tuẫn tiết, hết lòng vì nước vì dân. Các em hãy cho biết nhà thờ và lăng mộ của ông hiện ở đâu?

Đáp án: Thị trấn Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 26

: Các em hãy cho biết Nhà lưu niệm đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có kiểu cấu trúc truyền thống nào?

Đáp án: Nhà rường truyền thống Huế

Câu 27

: Di tích lịch sử Ngã ba Ràng bò và bến Cây đa Đá bạc thuộc xã Lộc Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận là di tích cấp quốc gia ngày, tháng, năm nào?

Đáp án: Ngày 20 tháng 5 năm 1991

Câu 28

: Các em hãy cho biết Kinh thành Huế được chính thức khởi công vào năm nào?

Đáp án: 1805

Câu 29

: Các em hãy cho biết tại Văn Miếu Huế có bao nhiêu bia Tiến sĩ ghi tên những người đỗ đạt các khoa dưới triều Nguyễn?

Đáp án: 32 tấm bia

Câu 30

: Đây là lăng mộ của một danh nhân thế kỷ XVIII,

Ông sinh năm Bính Thân (1716), tại làng An Hoà, xã Hương Sơ, huyện Hương Trà, xứ Thuận Hoá (nay là An Hoà, phường Hương Sơ, thành phố Huế), mất ngày 27-5-1767. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà kinh tế, quân sự tiêu biểu của xứ Ðàng Trong. Giữ các

cương vị quan trọng dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, có công lớn trong việc đánh đuổi quân Nặc Nguyên ở phía

Nam

năm 1755. Các em hãy cho biết ông là ai?

Đáp án: Nguyễn Cư Trinh

Câu 31

:

Thái Phiên (1882-1916) quê ở làng Nghi An, xã Hoà Phát, huyện Hoà Vang tỉnh Quảng

Nam

. Trần Cao Vân (1866-1916) sinh tại làng Tư Phú, tổng Ða Hoành, Phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng

Nam

. Hai ông là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân tháng 5-1916. Cuộc khởi nghĩa không thành, hai ông bị bắt ngày

4-5-1916

, sau đó bị xử chém tại Cống Chém An Hoà (Huế) ngày

17-5-1916

(16-5 năm Bính Thìn). Các em hãy cho biết hiện nay lăng mộ của hai ông nằm ở đâu?

Đáp án: Ðồi Thông Từ Hiếu, phường Thuỷ Xuân, Thành phố Huế

Câu 32:

Các em hãy cho biết lăng mộ Trần Thúc Nhẫn nằm ở địa điểm nào?

Đáp án: Đồi “Tùng Thiện”, phường Thủy Xuân, thành phố Huế

Câu 33:

Hằng năm, vào ngày mồng 6 tết Âm lịch, có một lễ hội vật truyền thống được tổ chức tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền. Em hãy cho biết hội vật truyền thống đó diễn ra tại di tích nào?

Đáp án: Đình làng Thủ Lễ.

Câu 34

: Em hãy cho biết di tích nào là nơi các vua triều Nguyễn tổ chức lễ tế trời để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm?

Đáp án: Di tích Đàn Nam Giao.

Câu 35

: Đây

là ngôi quốc tự lớn và cổ nhất dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, đồng thời còn được

xem là biểu tượng tâm linh của phật giáo xứ Huế

Đáp án: Chùa Thiên Mụ

Câu 36 :

Em hãy cho biết hiện nay có bao nhiêu điểm di tích lịch sử cách mạng có liên quan đến tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xếp hạng là di tích quốc gia?

Đáp án: 7 di tích.               

Câu 37: Em hãy cho biết tên di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến nhà Nguyễn tồn tại ở Thừa Thiên Huế?

Đáp án: Di tích Quốc Tử Giám

.

Câu 38:

Em hãy cho biết hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế có bao nhiêu di tích được công nhận di tích cấp quốc gia?

Câu 39: Em hãy cho biết tên ngôi làng cổ bên dòng sông Ô Lâu được công nhận di tích cấp Quốc gia vào ngày 03/3/2009?

Đáp án: Làng cổ Phước Tích

Câu 40:                             “Ai về Cầu ngói Thanh Toàn

                                       Cho em về với một đoàn cho vui”

Theo em, câu ca dao trên nói về di tích nào của tỉnh Thừa Thiên Huế?

Đáp án

: di tích cầu ngói Thanh Toàn ( xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy).

III. Di sản phi vật thể:

Câu 41: Các nhạc chương trong nhã nhạc cung đình Huế do bộ nào biên soạn?

A.

Bộ lễ                                     B. Bộ hộ

B.

C. Bộ lại                               D. Bộ công

Đáp án : A

Câu4 2:  nhã nhạc cung đình huế được UNESCO công nhận với tên đầy đủ là:

A.

Di sản văn hóa thế giới

B.

Di sản truyền khẩu nhân loại

C.

Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

D.

Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Đáp án C

Câu4 3 : Minh khiêm đường (1864) là một trong những nơi biểu diễn nhã nhạc cung đình ở dưới thời vua nào triều nguyễn ?

A.

Minh Mạng

B.

Tự đức

C.

Khải định

D.

Thành thái

Đáp án  B

Câu4 4 :  vua nào triều Nguyễn cho xây dựng nhà hát lớn Duyệt Thị Đường ?

A.

Khải Định

B.

Gia Long

C.

Tự Đức

D.

Minh Mạng

Đáp án  D

Câu4 5: lần cuối cùng Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn trọng thể trước công chúng tại dịp lễ nào ?

A.

Lễ Tế Nam giao

B.

Lễ thoái vị của vua Bảo Đại

C.

Lễ đăng quang của vua Bảo Đại

D.

Lễ đón sứ thần các nước

Đáp án  A

Câu4 6 : Cửu Tư Đài là nơi biểu diễn nhã nhạc cung đình và các loại hình nghệ thuật khác. Cửu Tư Đài được xây dựng ở đâu ?

A. Dinh thượng thư Đào Tấn

B. Cung Ninh Thọ

C. Hoàng thành

D. Tử Cấm Thành

Đáp án : B

Câu 47 : nhã nhạc cung đình có từ triều nào ?

      A.Triều Lê

      B. Triều Trần

      C. Triều Lý

      D. Triều Nguyễn

Đáp án : C

Câu4 8: Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại vào ngày tháng năm nào ?

     A. 07/11/2003

     B. 08/11/2003

     C. 09/11/2003

     D.10/11/2003

Đáp án : A

Câu4 9 : Tại dinh thượng thư Đào Tấn có một nơi biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế. Đó là nơi nào?

A.nhà hát Duyệt Thị Đường

B. nhà hát Mai Viên

C. Minh Khiêm đường

D. đáp án khác

Đáp án : B

Câu50:  Tại lễ tế Nam giao, nhã nhạc cung đình Huế  có 10 nhạc chương mang chữ gì?

A.chữ “ Thành”

B. chữ “ Công”

C. chữ “ Bình”

D. chữ “ Thọ”

Đáp án  A

Câu 59.

Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Cạnh con sông đào Như Ý; là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

A. Đình Dạ Lê.                        B. Đình Dạ Lê Thượng.

C. Đình Hòa Phong.             

D

. Đình Vân Thê.   

Câu 67.

Các hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

A. Phủ thờ và Lăng mộ Diên Khánh Vương (phường Vỹ Dạ và phường An Tây).

B. Ngôi mộ chung Thái Phiên – Trần Cao Vân (phường Thủy Xuân).

C. Khu mộ và Nhà thờ ông tổ nghề Kim Hoàn (phường Trường An và Phú Cát).

D

. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết (xã Thủy Thanh).

Câu 74.

Ông là thi sĩ, tên thật là Nguyễn Phúc Thư, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Miên Trinh, sinh 1820, mất năm 1897, là tông thất hoàng gia, các thông tin này liên quan đến di tích cấp quốc gia

A. Lăng mộ Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Chiêm.

B

. Khu mộ và Từ đường nhà thờ Tuy Lý Vương.

C. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết.

D. Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng.

Câu 80.

Vị vua thứ 3 của triều Nguyễn an nghỉ ở lăng nào ở xã Thủy Bằng ?

A

. Lăng Thiệu Trị.                  B. Lăng Cơ Thánh.

C. Lăng Hiếu Đông.               D. Lăng Khải Định.

Câu 87.

Đi từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, di tích nào là điểm đến đầu tiên trong các di tích sau?

A. Đình Hòa Phong.                         B. Đình Mỹ Lợi.

C

. Đình và chùa Thủy Dương.       D. Đình Bàn Môn.

Câu 94.

Bác Hồ theo cha và anh đến dạy học ở đâu từ năm 1898 đến năm 1900?

A. Địa điểm di tích Bộ Lễ.               

B. Nhà lưu niệm Bác Hồ ở 112 Mai Thúc Loan.

C. Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba.

D

. Làng Dương Nổ.

Sử dụng bản đồ sau đây để trả lời từ câu 101 đến 110.

Câu 101.

Trong phần bản đồ di tích ở trên, KHÔNG có di tích nào ?

A

. Cầu ngói Thanh Toàn.                B. Ứng Lăng.

C. Xương Lăng.                                  D. Khiêm Lăng.

Câu 103.

Trong phần bản đồ di tích ở trên, có di tích nào ?

A. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết.        

B

. Ứng Lăng.

C. Đình Hòa Phong.                          D. Địa điểm Chợ kháng chiến Dương Hòa.

Câu 460. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu nằm ở huyện nào?

A. Huyện Phú Lộc.                B. Huyện Nam Đông.

C. Huyện A Lưới.                  

D

. Huyện Phú Vang.

Câu 42. Hình ảnh này gắn với di tích nào trên địa bàn Thừa Thiên Huế ?

A. Đình Hòa Phong (thị xã Hương Thủy).

B

. Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan (thành phố Huế).

C. Nhà lưu niệm Dương Nổ (huyện Phú Vang).

D. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu (huyện Phú Vang).

Câu 43. Hình ảnh này gắn với di tích nào trên địa bàn Thừa Thiên Huế ?

A. Khu Lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (huyện Quảng Điền).

B. Nhà thờ Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Chiêm (huyện Phú Vang).

C.

Nhà lưu niệm Dương Nổ (huyện Phú Vang).

D. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu (huyện Phú Vang).

Câu 44. Hình ảnh này gắn với di tích nào trên địa bàn Thừa Thiên Huế ?

A. Lăng mộ Nguyễn Cư Trinh (huyện Phú Lộc)

B.

Núi Bân (thành phố Huế).

C. Khu Lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (huyện Quảng Điền).

D. Lăng mộ và nhà thờ Đặng Hữu Phổ (huyện Quảng Điền).

Câu 45. Hình ảnh này gắn với di tích nào trên địa bàn Thừa Thiên Huế ?

A. Cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ (1938-1939).

B. Đình miếu Thế Lại thượng (phường Phú Hiệp, thành phố Huế).

C.

Khu Lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (huyện Quảng Điền).

D. Lầu Tàng Thơ - hồ Học Hải (Ph­ường Thuận Lộc, thành phố Huế).

Câu 46. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Diện tích gần 6ha;

vị

vua

thứ 5 của

triều đại

nhà Nguyễn

; thôn

Tây Nhất

.

A.

Lăng Dục Đức (Phường An Cựu).

B. Lăng mộ Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Chiêm (thành phố Huế).

C. Khu mộ và Từ đường nhà thờ Tuy Lý

D. Lăng Tự Đức (thành phố Huế).

Câu 47. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Phường Thủy Xuân; do Hoàng đế

Tự Đức

tạo nên; gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi; có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa

nhà Nguyễn

.

A. Lăng Dục Đức (Phường An Cựu).

B. Lăng Minh Mạng (thị xã Hương Trà).

C. Lăng Đồng Khánh (thành phố Huế).

D

. Lăng Tự Đức (thành phố Huế).

Câu 48. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Còn gọi là Hiếu Lăng; được xây dựng từ năm

1840

đến năm

1843

thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính; nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành

sông Hương

.

A. Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng (thị xã Hương Trà).

B.

Lăng Minh Mạng (thị xã Hương Trà).

C. Lăng Đồng Khánh (thành phố Huế).

D. Lăng Tự Đức (thành phố Huế).

Câu 49. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Thành lũy được vua

Gia Long

xây dựng vào năm

1813

; ở cửa biển Thuận An, dùng để bảo vệ cho cửa ngỏ phía đông của Kinh đô triều Nguyễn. Nó nằm cách Kinh thành Huế khoảng 10km đường sông và hơn 13km đường bộ.

A.

Trấn Hải Thành (kiến trúc nghệ thuật)

B. Địa đạo Khu uỷ Trị Thiên Huế (lịch sử - cách mạng).

C. Địa đạo Xuân Lộc (Lịch sử cách mạng).

D. Địa đạo A Don-Trụ Sở Đài phát thanh giải phóng Huế (Lịch sử cách mạng).

Câu 50. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích do đơn vị nào quản lí?

Bộ Văn hoá

cấp bằng công nhận là

Di tích cấp quốc gia

theo Quyết định số 575QÐ/VH ngày

14 tháng 7

năm

1990

; "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu).

A. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô. B. Thành phố Huế.

C. Thị xã Hương Trà.                                       

D.

Thị xã Hương Thủy.

Câu 51. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Chùa ở làng Hiền Lương, do bà Hoàng Thị Phiến từ ngoài Bắc di cư vào khoảng

thế kỷ 16 và các tộc trưởng của làng lập ra; là di tích cấp quốc gia theo QĐ số 776 - QĐ/VH ngày 30/12/1991 của Bộ Văn hóa Thông tin.

A. Chùa Thánh Duyên.

B

. Chùa Giác Lương.

C. Đình và Chùa La Chữ.          D. Chùa Thành Trung (thuộc di tích thành Hoá Châu).

Câu 52. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Long Châu Miếu; cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía

Tây

-

Nam

, cách

Hổ Quyền

khoảng

400

, trên địa phận thôn Trường Đá thuộc xã

Thủy Biều

.

A. Điện Long An (ph­ường Thuận Thành).     B. Điện Hòn Chén (xã Hư­ơng Thọ).

C

. Điện Voi Ré (phường Thủy Biều).  D. Điện Thái Hòa (Đại Nội).

Câu 53. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Có 7 bàn thờ sát tường hậu, thờ 7 vị thủy tổ của 7 dòng họ của làng; Trước mỗi bàn thờ có sập gỗ, hương án, câu đối chạm nổi; Khán thờ son son thếp vàng, đồ thờ tự bằng đồng, sành sứ, gỗ; Khởi công trùng tu ngày 9/9/2009.

A.

Đình làng An Truyền (xã Phú An). B. Đình Lại Thế (xã Phú Thượng).

C. Đình Quy Lai (xã Phú Thanh).                     D. Đình Thủ Lễ (thị trấn Sịa).

Câu 54. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Xây dựng từ năm 1895; người thanh niên Lê bá Dị đã nhiều lần tập họp dân làng ở đây để lên tiếng phản đối sưu cao thuế nặng, phản đối chính sách bắt dân đi phu lập đồn điền cho bọn quan lại; Cụ Phan Bội Châu có về diễn thuyết tại đình này; Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trở về Thừa Thiên hoạt động, tại đình này, đồng chí đã truyền đạt Nghị quyết 8 của Trung ương về thành lập Mặt trận Việt Minh và vũ trang khởi nghĩa.

A.

Đình Bàn Môn (xã Lộc An).

B. Đình Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ).

C. Đình và chùa Thủy Dương (phường Thủy Dương).

D. Đình Dạ Lê (xã Thủy Vân).

Câu 55. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Gồm có Đình làng, Văn Thánh và Chùa làng Thanh Quang; xây dựng năm 1776 theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái, lợp ngói liệt. Đình có hai phần Tiền đường và Hậu tẩm. Hậu tẩm có 3 gian, ở giữa thờ thần sông nước, hai bên thờ các ngài khai canh lập làng.

A. Đình Dạ Lê (xã Thủy Vân).

B. Đình Vân Thê (xã Thủy Thanh).

C

. Đình và chùa Thủy Dương (phường Thủy Dương).

D. Đình Hòa Phong (xã Thủy Vân).

Câu 56. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào, ở đâu?

Được vua Khải Định tặng 4 chữ “Mỹ tục khả gia” nghĩa là “Tục tốt đáng khen”; Còn lưu giữ được 20 câu đối, 6 bức hoành phi;

A.

Đình Dạ Lê, xã Thủy Vân.

B. Đình Dạ Lê, phường Thủy Phương.

C. Đình Dạ Lê Thượng, phường Thủy Phương.

D. Đình Dạ Lê Thượng, xã Thủy Vân.

Câu 57. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Đình làng là nơi tổ chức nhiều hoạt động quyên góp ủng hộ cho kháng chiến như “Tuần lễ đồng”, “Tuần lễ vàng”; tháng 3 năm 1947, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Bí thư Khu uỷ Bình Trị Thiên đã tổ chức cuộc họp tại đình này và nhận định đây là căn cứ lõm của cách mạng, là đầu mối liên lạc, nằm trong hệ thống hành lang tiếp tế giữa đồng bằng và chiến khu.

A. Đình Dạ Lê (thị xã Hương Thủy).

B

. Đình Hòa Phong (thị xã Hương Thủy).

C. Đình Dạ Lê Thượng (thị xã Hương Thủy).

D. Đình và chùa Thủy Dương (thị xã Hương Thủy).

Câu 58. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật; là di tích cấp quốc gia theo QĐ số 43/2005/QĐ-BVHTT ngày 22/8/2005; thuộc địa bàn xã Phú Thanh, huyện Phú Vang.

A. Đình làng An Truyền.          B. Đình Lại Thế.

C.

Đình Quy Lai.                       D. Đình Dương Nổ.

Câu 59. Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Cạnh con sông đào Như Ý; là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

A. Đình Dạ Lê.               B. Đình Dạ Lê Thượng.

C. Đình Hòa Phong.                

D

. Đình Vân Thê.

Câu 60. Các hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

A.

Hổ quyền (phường Thủy Biều).                 B. Điện Voi Ré (phường Thủy Biều).

C. Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa). D. Đàn Nam Giao (phường Trường An).

Câu 61. Các hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

A. Lăng Thiệu Trị (xã Thủy Bằng).                   B. Lăng Khải Định (xã Thủy Bằng).

C. Lăng Hiếu Đông (xã Thủy Bằng).   

D.

Lăng Cơ Thánh (xã Thủy Bằng).

Câu 62. Các hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

A.

Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu (phường Trường An).

B. Khu mộ và Từ đường nhà thờ Tuy Lý Vương (phường Đúc, phường Vĩ Dạ).

C. Lăng mộ Trần Thúc Nhẫn (phường Thủy Xuân).

D. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết (xã Thủy Thanh).

Câu 63. Các hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

A. Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương.

B. Lăng mộ Đặng Huy Trứ.

C. Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Lộ Trạch.

D.

Lăng mộ và nhà thờ Đặng Hữu Phổ.

Câu 64. Các thông tin và hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

Năm 18 tuổi, ông thi Hương trúng cách, được bổ Huấn đạo. Năm 1740, ông thi đỗ Cống sĩ, lãnh chức Tri phủ Triệu Phong. Năm 1741 được đề bạt vào Viện Văn Chức, làm việc bên cạnh Chúa.

A. Lăng mộ Trần Văn Kỷ (xã Phong Bình).

B. Lăng mộ Đặng Huy Trứ (xã Phong Sơn).

C

. Mộ Nguyễn Cư Trinh (xã Lộc Sơn).

D. Lăng mộ và nhà thờ Đặng Hữu Phổ (xã Quảng Phước).

Câu 65. Hình ảnh và thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Ðộn Cát, làng Kế Môn, xã Ðiền Môn;

tên tự

là Hà Nhân, hiệu là Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ; là

nhà văn

và là nhà cách tân đất nước

Việt Nam

ở nửa cuối

thế kỷ 19

.

A

. Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Lộ Trạch (xã Điền Môn).

B. Lăng mộ Đặng Huy Trứ (xã Phong Sơn).

C. Mộ Nguyễn Cư Trinh (xã Lộc Sơn).

D. Lăng mộ Trần Văn Kỷ (xã Phong Bình).

Câu 66. Hình ảnh và thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại

quân Pháp xâm lược

lần lượt ở

các mặt trận

Đà Nẵng

(1858),

Gia Định

(1861) và

Hà Nội

(1873).

A

. Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương.            B. Lăng mộ Đặng Huy Trứ.

C. Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Lộ Trạch.                 D. Lăng mộ và nhà thờ Đặng Hữu Phổ.

Câu 67. Các hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

A. Phủ thờ và Lăng mộ Diên Khánh Vương (phường Vỹ Dạ và phường An Tây).

B. Ngôi mộ chung Thái Phiên – Trần Cao Vân (phường Thủy Xuân).

C. Khu mộ và Nhà thờ ông tổ nghề Kim Hoàn (phường Trường An và Phú Cát).

D

. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết (xã Thủy Thanh).

Câu 68. Các hình ảnh dưới đây liên quan đến di tích nào?

A. Khu mộ và Nhà thờ ông tổ nghề Kim Hoàn (phường Trường An và Phú Cát).

B. Tam Tòa (Cơ Mật Viện).

C

. Thanh Bình Từ Đường (phường Phú Hiệp).

D. Mộ và Nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng (phường Đúc).

Câu 69. ''Thư quán Thuận Hóa'' là tên của một cửa hiệu bán sách báo ở số nhà 95C đường Gia Long (nay là số 141 đường Phan Ðăng Lưu, phường ..................., Thành phố

Huế). Nơi đây, trong giai đoạn 1938 - 1939 là cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ.

Điền từ còn thiếu ở thông tin trên.

A.

Phú Hòa.                  B. Thuận Lộc. C. Thuận Thành.        D. Phú Hiệp.

Câu 72. Một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn

sông Hương

, cách trung tâm

thành phố Huế

khoảng 5 km.

A. Chùa Từ Đàm (phường Trường An).         B. Chùa Thiện Khánh (xã Quảng Phú).

C

. Chùa Thiên Mụ (phường Hương Long).    D. Chùa Giác Lương (xã  Phong Hiền).

Câu 73. Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế là di tích cấp quốc gia có tên là

A. Trường Quốc học Huế (phường Vĩnh Ninh).

B.

Trường Kỹ Nghệ Thực hành (phường Vĩnh Ninh).

C. Địa điểm Trường tiểu học Pháp Việt Đông Ba (phường Phú Hoà).

D. Trường Thanh niên tiền tuyến Huế (phường Phú Thuận).

Câu 74. Ông là thi sĩ, tên thật là Nguyễn Phúc Thư, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Miên Trinh, sinh 1820, mất năm 1897, là tông thất hoàng gia, các thông tin này liên quan đến di tích cấp quốc gia

A. Lăng mộ Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Chiêm.

B

. Khu mộ và Từ đường nhà thờ Tuy Lý Vương.

C. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết.

D. Cụm Lăng chúa Nguyễn Hoàng.

Câu 75. Lăng nào dưới đây là nơi an nghỉ của vợ vua Đồng Khánh (mẹ của Bảo Đại) được xếp hạng di tích cấp quốc gia ?

A. Lăng Cơ Thánh.                    B. An Lăng.     C. Tư Lăng.    

D

. Lăng Vạn Vạn.

Câu 76. Nơi an nghỉ của Nguyễn Phúc Luân (cha của Nguyễn Ánh – vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn) có tên là

A. Lăng Hiếu Đông.                  B. Xương Lăng.

C

. Lăng Cơ Thánh.                    D. Ứng Lăng.

Câu 77. Vị vua thứ 12 của triều Nguyễn an nghỉ ở lăng nào trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) ?

A

. Ứng Lăng.                 B. Xương Lăng.          C. Tư Lăng.                 D. An Lăng.

Câu 78.

Vị vua thứ 5 của triều Nguyễn an nghỉ ở lăng nào ở phường An Cựu ?

A. Khiêm Lăng. B. Xương Lăng.          C. Tư Lăng.    

D

. An Lăng.

Câu 79. Vị vua thứ 4 của triều Nguyễn an nghỉ ở lăng nào ở phường Thủy Xuân ?

A

. Khiêm Lăng. B. An Lăng.                 C. Xương Lăng.          D. Ứng Lăng.

Câu 80. Vị vua thứ 3 của triều Nguyễn an nghỉ ở lăng nào ở xã Thủy Bằng ?

A

. Lăng Thiệu Trị.         B. Lăng Cơ Thánh.     C. Lăng Hiếu Đông     D. Lăng Khải Định .

Câu 81. Người gắn với phong trào Cần Vương, là

Phụ chính đại thần

của

nhà Nguyễn

. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống

Pháp

tiêu biểu nhất. Các thông tin này gắn với di tích nào dưới đây ?

A. Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu.

B

. Phủ thờ Tôn Thất Thuyết.

C. Lăng mộ Trần Thúc Nhẫn.

D. Khu mộ và Từ đường nhà thờ Tuy Lý Vương.

Câu 82. Là kiến trúc dân gian độc đáo, duy nhất có trong Kinh thành, chứng minh cho sự hình thành, phát triển kinh đô, được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia tại quyết định số 2754/QÐBT ngày 15-10-1994. Đó là di tích

A

. Đình Phú Xuân.       B. Đại nội.       C. Điện Long An.        D. Kinh Thành Huế.

Câu 83. Là một di tích trong

Quần thể di tích Cố đô Huế

được công nhận là

di sản văn hóa thế giới

ngày

11/12

1993

. Di tích này được xếp hạn cấp quốc gia theo Quyết định số 872QÐ/BVHTT ngày 12/5/1997.

A. Đàn Nam Giao.        B. Đình Phú Xuân.

C

. Điện Long An.            D. Cung An Định.

Câu 84. Ông là người thông minh, chính trực, năm 18 tuổi đỗ cử nhân, năm 1847 thi Hội đỗ đầu (Giải nguyên) và bước vào quan trường năm 1856. Ông là người có tư tưởng canh tân đất nước, là nhà văn, nhà thơ, đã để lại cho di sản văn hoá dân tộc 12 tập thơ và 10 cuốn sách. Ông còn là vị thủy tổ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Các thông tin này liên quan đến di tích nào?

A

. Nhà thờ Đặng Huy Trứ.      B. Lăng mộ và Nhà thờ Nguyễn Tri Phương.

C. Lăng mộ Trần Văn Kỷ.         D. Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Lộ Trạch.

Câu 85. Được bao bọc bởi dòng Ô Lâu hiền hòa, giáp Quảng trị, cách trung tâm Huế 40km, được lập từ năm 1470 (hơn 500 năm tuổi), thời vua Lê Thánh Tông. Hiện còn 27 ngôi nhà rường - vườn truyền thống, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về mặt kĩ thuật và thẩm mĩ. Các thông tin này liên quan đến di tích nào?

A

. Làng Cổ Phước Tích.           B. Tháp Mỹ Khánh (tháp Champa Phú Diên).

C. Làng Thế Lại.                        D. Đình Thủ Lễ.

Câu 86. Đi từ Đông sang Tây, di tích nào là điểm đến cuối cùng trong các di tích sau?

A. Trấn Hải Thành.                               B. Đình Quy Lai.

C

. Địa đạo Động So - A Túc                 D. Đình Dạ Lê.

Câu 87. Đi từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, di tích nào là điểm đến đầu tiên trong các di tích sau?

A. Đình Hòa Phong.                             B. Đình Mỹ Lợi.

C

. Đình và chùa Thủy Dương  D. Đình Bàn Môn

Câu 88. Đi từ Phong Điền đến Phú Lộc, di tích nào là điểm đến xa nhất trong các di tích sau?

A

. Chùa Thánh Duyên.             B. Nghĩa địa và chùa Ba Đồn.          

C. Nhà máy nước Vạn Niên.               D. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu.

Câu 89. Mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch, cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở đây. Đó là di tích nào?

A. Mộ và Nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng.               

B. Điện Long An.

C. Đàn Nam Giao.                                                       

D

. Đàn Xã Tắc.

Câu 90. Trước mặt là sông đào Đông Ba. Khuôn viên rộng 1.200m2, có la thành bao quanh.

A. Chùa Thiên Mụ.                              

B

. Đình và Miếu khai canh Thế Lại Thượng.

C. Đình và chùa Thủy Dương. D. Đình Phú Xuân.

Câu 91. Đây vốn là kho vật liệu, vũ khí do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941 bằng bê tông cốt sắt.

A

. Khu vực Chín hầm.  B. Tháp Đôi Liễu Cốc.

C. Động Tiên Công.                  D. Địa đạo Động So - A Túc.

Câu 92. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 68, bộ đội ta đã chọn nơi đây làm nơi ẩn náu những khi bom đạn Mỹ oanh tạc, đặc biệt là nơi cất giấu hàng hoá vũ khí an toàn và thuận lợi.

A

. Động Tiên Công.                  B. Địa đạo Bạch Mã.

C. Khu vực Chín hầm. 

D. Địa đạo Động So - A Túc.

Câu 120

:

Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A

. Đình An Cựu.                       B. Đình Bàn Môn.

C. Đình làng Dạ Lê Thượng.    D. Đình làng Dạ Lê.

Câu 121 : Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A. Đình An Cựu.                                  

B.

Đình Bàn Môn.

C. Đình làng Dạ Lê Thượng.                D. Đình Hòa Phong.

Câu 122

:

Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A

. Hồ Tịnh Tâm.           B. Hồ Học Hải.           C. Đình Tây Hồ.          D. Hồ Xã Tắc.

Câu 123

:

Di tích nào sau đây KHÔNG do UBND thị xã Hương Thủy quản lí?

A

. Đình Chiết Bi.                       C. Địa điểm Chợ kháng chiến Dương Hòa.

B. Đình Hòa Phong.                 D.

Địa điểm chiến thắng Đồi Võ Xá.

Câu 124

:

Năm 2011, thị xã Hương Thủy có bao nhiêu di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh?

A. 1.       B. 4.     C. 2.    

D

. 3.

Câu 125

:

Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A

. Mộ và nhà thờ ông ổ nghề đúc đồng.

B.

Khu mộ và Nhà thờ ông tổ nghề Kim Hoàn.

C. Khu mộ và Từ đường nhà thơ Tuy Lý Vương.

D. Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu.

Câu 126

:

Ở nghĩa địa này hiện nay có mộ đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Nữ sử Đạm Phương, Hải Triều, Lê Tự Nhiên, Thanh Hải,... những thông tin này liên quan đến di tích nào?

A. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu.

B.

Khu mộ và Nhà thờ ông tổ nghề Kim Hoàn.

C. Khu mộ và Từ đường nhà thơ Tuy Lý Vương.

D

. Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu.

Câu 127

:

Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A. Lăng Khải Định.                  

B

. Lăng Tự Đức.

C. Chùa Thiên Mụ.                   D. Điện Hòn Chén.

Câu 128

:

Các hương án được chạm trổ khá công phu với các hình “Lưỡng long triều nguyệt”, ô hộc, hoa lá cách điệu... tất cả được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Hệ thống này gồm có: Đình làng, Văn Thánh và chùa Thanh Quang. Những thông tin này có liên quan đến di tích nào?

A. Đình và Chùa La Chử.

B. Đình làng Cổ Lão.

C. Đình Vân Thê.

D

. Đình và Chùa Thủy Dương.

Câu 129: Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A. Đình làng Cổ Lão.               

B

. Đình Vân Thê.

C. Đình Hòa Phong.                 D. Đình Chiết Bi.

Câu 130: Đây là lăng mộ của bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, nằm trong  khu vực lăng Thiệu Trị. Lăng này có tên là gì ?

A

. Lăng Hiếu Đông.                  B. Lăng Minh Mạng.

C. Lăng Thiệu Trị.                     D. Lăng Cơ Thánh.

Câu 131: Nơi an nghỉ của vị vua gắn với những mẩu chuyện lai căng, lố bịch, bù nhìn. Để có kinh phí xây dựng lăng, ông vua này đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Đây là công trình có giá trị rất lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật. Đó là lăng nào ?

A

. Lăng Khải Định.                   B.

Lăng Minh Mạng.

C. Lăng Thiệu Trị.                     D. Lăng Đồng Khánh.

Câu 132: Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A. Đình miếu Thế Lại thượng.           

B

. Đình Dạ Lê.

C. Đình Hòa Phong.                             D. Đình Dạ Lê Thượng.

Câu 133: Đình làng còn là nơi các đoàn thể cách mạng ra đời như “Thanh niên cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”, “Nông dân cứu quốc”, “Phụ lão cứu quốc”, là nơi tổ chức các “Tuần lễ đồng”, “Tuần lễ vàng” quyên góp tài chính ủng hộ kháng chiến. Tháng 3 năm 1947 đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ đã về tổ chức họp tại đình này. Đó là đình nào ?

A. Đình Phú Xuân.                   B. Đình Vân Thê.

C

. Đình Hòa Phong.                 D. Đình Dạ Lê Thượng.

Câu 134: Trong cuộc tấn công nổi dậy Xuân 1968, đây là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy cánh Nam, là nơi tập kết của các đơn vị chủ lực trước giờ xuất quân, đồng thời là nơi chuyển giao thương binh từ mặt trận về tuyến sau. Cũng tại đây đã ra đời tiểu đội 11 cô gái Vân Dương, còn gọi là tiểu đội 11 cô gái sông Hương mà chiến công của họ đã vượt biên giới quốc gia, là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam anh hùng. Đó là di tích nào ?

A. Cầu ngói Thanh Toàn.        

B

. Đình Vân Thê.

C. Đình Dạ Lê Thượng.            D. Địa điểm Chợ khánh chiến Dương Hòa.

Câu 135: Được xây dựng từ thời Hậu Lê (khoảng năm 1718), kiến trúc Đình gồm: Cổng vào, trụ biểu và tường thành, hồ bán nguyệt, bình phong, sân đình và đình. Năm 1967, tổ du kích của địa phương tổ chức phục kích đánh một đại đội Mỹ và một tiểu đội quân Nguỵ đóng tại đình này, gây tiếng vang lớn làm cho quân địch hoang mang, lo sợ. Đó là di tich nào ?

A. Đình và Chùa Thủy Dương.            B. Đình Thủ Lễ.

C

. Đình Dạ Lê Thượng.                        D. Đình Dạ Lê.

Câu 136: Tọa lạc bên dòng sông Phổ Lợi (Phú Dương, Phú Vang), di tích này là nơi ghi dấu những năm tháng thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người cùng anh theo cha về sống và học tập tại làng Dương Nổ (1898-1900). Đó là di tích nào ?

A

. Bến Đá.         B. Đình Dương Nổ.    C. Am Bà .       D. Nhà lưu niệm Dương Nổ.

Câu 137: Với niên đại của di tích này thuộc thế kỷ thứ VIII, nó được coi là một trong những kiến trúc có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa hiện nay. Đây là tháp Chămpa duy nhất tồn tại khá nguyên vẹn từ Nam Đèo Ngang đến Bắc đèo Hải Vân, cho đến thời điểm hiện nay. Đó là di tích nào?

A. Tháp Chàm.              B. Tháp Đôi Liễu Cốc.

C. Thánh địa Mỹ Sơn. 

D

. Tháp Mỹ Khánh (tháp Champa Phú Diên).

Câu 138: Tại Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào tháng 8 năm 1945, Bác Hồ nhận xét về ông: "Bác biết chú là người có chí lớn, trong lao tù vẫn hoạt động có hiệu quả, tin tưởng cách mạng thành công. Nay thời cơ ấy đã đến, chí sắp thành. Bác đặt tên cho chú là Nguyễn Chí Thành". Các thông tin này nhắc đến chân dung của người nào ?

A. Đại tướng Lê Đức Anh.       B. Chí sĩ yêu nước Nguyễn Chí Diểu.

C. Nhà thơ Tố Hữu.                

D

. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Câu 139: Được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh. Tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng, là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với di tích này. Những thông tin này nhắc đến di tích nào ?

A. Chùa Từ Đàm.                                                                     

B.

Chùa Thiên Mụ.

C. Tháp Mỹ Khánh (tháp Champa Phú Diên).                       D. Tháp Đôi Liễu Cốc.

Câu 140: Ở bên bờ bắc sông An Cựu và quay mặt về phía dòng sông, đây là một toà lâu đài nguy nga được xây dựng bằng những vật liệu hiện đại và kiên cố vào những năm cuối thập niên 1910 và đầu thập niên 1920 dưới thời vua Khải Định (1916 - 1925). Đó là di tích nào ?

A. Lăng Khải Định.                   B. Lăng Vạn Vạn.

C. Điện Long An.                     

D

. Cung An Định.

Câu 141

:

Di tích điển hình về tội ác của đế quốc và tay sai, một kiểu nhà tù hầm giam đặc biệt tàn bạo trong hệ thống nhà tù của thực dân đế quốc từ trước đến nay. Nơi đây đã chứng kiến tinh thần đấu tranh bất khuất, vượt qua những tra tấn tù đày tàn khốc của kẻ thù của những người cộng sản để trở về với đội ngũ của mình. Đó là di tích nào?

A.

Địa điểm chiến thắng Đồi Võ Xá

.

B. Địa điểm chiến thắng Đồn Đất Đỏ (Chiến khu Hòa Mỹ)

C.

Địa điểm chiến thắng Thanh Hương.

D

. Nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín hầm.

Câu 142

:

Di tích này gắn với đội quân áo vải, là nơi lập đàn làm lễ tế cáo trời đất.

A. Đàn Nam Giao.                    B. Đàn Xã Tắc.

C

. Núi Bân.                                D. Trấn Hải Thành.

Câu 143: Từ năm 1975 đến 1976, Uỷ ban Quân quản Trị Thiên Huế đóng và làm việc tại khu vực này. Từ năm 1976 -1989, nơi đây trở thành trụ sở của Tỉnh uỷ tỉnh Bình Trị Thiên, rồi Tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên Huế (1989 - 2000). Đó là di tích nào ?

A.

Cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ.              

B

. Tam Tòa (Cơ Mật Viện).

C. Trụ sở Tổng hội sinh viên Huế.      D. Địa điểm in bạc tài chính cụ Hồ năm 1946.

Câu 144

:

Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A

. Tam Tòa (Cơ Mật Viện).

B. Cung An Định.

C. Đại Nội.

D. Quốc Tử  Giám.

Câu 145: Được nguỵ trang dưới hình thức là một cửa hiệu bán sách: “Thư quán Thuận Hoá”, đây còn là địa bàn liên lạc và tổ chức các lớp tập huấn của Đảng, đào tạo những cán bộ ưu tú cho các tỉnh miền Trung, trực tiếp là Thừa Thiên Huế. Tại đây, các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu đã làm việc với các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế phổ biến Nghị quyết của về phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ .... Đó là di tích nào?

A. Trường Kỹ Nghệ Thực hành.

B. Trụ sở Tổng hội sinh viên Huế.

C. Tam Tòa (Cơ Mật Viện).

D

.

Cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ (1938-1939).

Câu 146: Tháng 4 năm 1908 đã diễn ra cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế, cậu học trò Nguyễn Tất Thành cùng với một số học sinh khác cũng tham gia đoàn biểu tình chống sưu cao thuế nặng tại đây. Những thông tin này nhắc đến di tích nào ?

A. Trường Quốc học Huế.                  

B. Địa điểm trường Tiểu học Pháp Việt Đông Ba.

C.

Cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ (1938-1939).

D

. Địa điểm Tòa Khâm sứ Trung Kỳ.

Câu 147: Hiện nay, di tích này chỉ có chiếc bia tưởng niệm, nó lưu lại dấu ấn về thời kì Nguyễn Tất Thành đã từng học tập ở đây.

A. Trường Quốc học Huế.

B

. Địa điểm trường Tiểu học Pháp Việt Đông Ba.

C. Trường Thanh niên tiền tuyến Huế

.

D. Địa điểm Tòa Khâm sứ Trung Kỳ.

Câu 148: Trong lời bài hát nào sau đây có nhắc đến tên của di tích Đàn Nam Giao?

A. Dòng sông ai đã đặt tên (Trần Hữu Pháp).

B. Huế thương (An Thuyên).

C. Huế tình yêu của tôi (Trương Tuyết Mai).

D

. Huế và em (Nhật Ngân).

Câu 149: Hình ảnh này liên quan đến di tích nào ?

A

. Quốc Tử Giám Huế.

B. Trường Quốc học Huế

C. Tam Tòa (Cơ Mật Viện).

D. Trụ sở Tổng hội sinh viên Huế.

Câu 150: "Tìm hiểu, .............. và phát huy các giá trị huy di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng". Hãy điền từ còn thiếu trong nội dung phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

.

A. bảo vệ.                      B. giữ gìn.       C. bảo tồn.                

D

. chăm sóc.

Câu 151: Ngôi chùa xưa nhất, nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở cõi của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong. Được công nhận là di tích (loại hình kiến trúc nghệ thuật) cấp quốc gia vào năm 1996. Đó là di tích nào?

A

. Chùa Thiên Mụ.                   B. Chùa Giác Lương.

C. Chùa Thánh Duyên. D. Chùa Từ Đàm.

Câu 152: Di tích lịch sử này gắn liền với nhân vật lịch sử có những cống hiến lớn cho đất nước quê hương. Ông là người đứng đầu phe chủ chiến, là nhân tố quan trọng trong phong trào Cần Vương nửa sau thế kỷ XIX. Di tích này hiện tọa lạc tại thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy

phủ thờ Tôn Thất Thuyết

Câu 153: Lăng mộ vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, lăng được xây dựng trên núi châu Ê, kiến trúc  lăng có sự  pha trộn giữa kiến trúc phương Đông, phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại

(Lăng vua Khải Định)

Câu 154: Công trình được xây dựng vào mùa hè năm 1825. Tòa nhà được xây dựng bằng gạch, đá, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian 2 chái trên hòn đảo hình chữ nhật giữa hồ Học Hải, cạnh hồ Tịnh Tâm. Đảo nằm giữa hồ nước chỉ nối với đất liền bằng một chiếc cầu đá. Không gian thoáng đãng và đẹp đẽ. Để xây dựng công trình, triều đình Huế đã điều 1000 binh lính, giao cho thống chế Đoàn Đức Nhuận điều khiển việc thi công. Sau khi xây dựng xong, nhà vua đã lệnh cho các quan chuyên trách kiểm kê, sổ sách, chọn ngày lành, chuyển đến tầng trên của tòa nhà tàng trữ tại đây…(

Lầu Tàng thơ)

Câu 155: Đàn được xây dựng Ở Huế năm Gia Long 5 (1806). Tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh vua, phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn  tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc. Đàn được dựng lên để tiến hành các nghi lễ cầu thần đất và lúa, giúp quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, do đích thân nhà vua hoặc một vị đại thần thay mặt vua tiến hành thựchiện.

(Đàn xã Tắc)

.

Câu 156: Một di tích trong

quần thể di tích cố đô Huế

, tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, phường

Thủy Biều

, thành phố

Huế

, nơi đây là chuồng nuôi hổ và là đấu trường độc đáo mà có thể không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

. Dưới

triều Nguyễn

đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa

voi

hổ

nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân

(Hổ Quyền)

Câu 157: Tên chính thức:

Long Châu Miếu, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía

Tây

-

Nam

, cách

Hổ Quyền

khoảng

400

, trên địa phận thôn Trường Đá thuộc xã

Thủy Biều

, thành phố

Huế

. Điện là chứng tích một thời của

đội Kinh tượng

nhà Nguyễn

, đây là một di tích độc đáo thuộc

quần thể di tích cố đô Huế

.

(Điện Voi Ré)

Câu 158

:

Một

di tích

cảnh quan được kiến tạo dưới

triều Nguyễn

. Dưới thời vua

Thiệu Trị

đây được xem là một trong

20 cảnh đẹp đất Thần Kinh

.Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, tinh mỹ, hài hòa với tự nhiên, hồ được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam

thế kỷ 19

.

                   Hồ ………….. giàu sen Bách Hợp

Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam

Cụm từ nào còn thiếu trong câu thơ trên?

                                                                                      (Hồ Tịnh Tâm)

Câu 159

:

Di tích hiện ở  phường  Thuỷ Dương, thị xã  Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 5km theo đường Quốc lộc 1A về phía Nam.

Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Đình chùa gồm: Đình làng, Văn Thánh và Chùa làng Thanh Quang

Khuôn viên Đình – Văn Thánh – Chùa Thanh Quang có hệ thống la thành bao quanh.

Cụm di tích kiến trúc, nghệ thuật Đình chùa này được công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 05/1999/QÐ-BVHTT ngày 12-1-1999

(Đình và chùa Thủy Dương)

Câu 160

:

Đây là một công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa, ước khoảng 1.000 năm tuổi, từng được Viện Viễn Đông Bác Cổ xếp vào hạng những di tích giá trị trên toàn cõi Việt Nam và Đông Dương, tồn tại không còn nguyên vẹn, thuộc địa phận thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.                                                             

(Tháp Đôi Liễu Cốc)

Câu 161

:

Di tích này ở làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ trung tâm thành phố Huế, theo Quốc lộ 1A (hướng Bắc 30km đến thị trấn Phong Thu, huyện Phong Điền) rẽ phải theo tỉnh lộ 6 khoảng 15km là đến di tích. Lăng mộ và nhà thờ vị  quan dưới các triều Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, là Ðại thần của Nhà Nguyễn.Ông là người đi đầu trong cuộc chiến đấu khi Pháp xâm lược Việt nam ở Đà nẵng, Gia Định , Bắc kỳ

(Lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Tri Phương)

Câu 162

:

Sinh ra và lớn lên dưới triều Vua Tự Ðức (1848-1883), trong tình hình đất nước đầy biến động phức tạp, ông đã thể hiện rõ tư tưởng canh tân đất nước qua ba tác phẩm nổi tiếng "Thời vụ sách thượng"; "Thời vụ sách hạ" và "Thiên hạ đại thế luận". Ông  mất năm 1895 và an táng tại tỉnh Bình Ðịnh. Năm 1957 con cháu cải táng đưa về quê nhà. Mộ hình tròn đơn giản, đường kính 3m, thành cao 40cm, dày 20cm.

Lăng mộ ông đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia tại quyết địnhsố52/2001/QÐBVHTT ngày 28-12-2001. Đó là di tích nào ?

(Lăng mộ và nhà thờ  Nguyễn Lộ Trạch

Câu 163

:

Nhà lưu niệm nằm ở số 95C Gia Long cũ, nay là 141 đường Phan Đăng Lưu, phường Phú Hoà, thành phố Huế. Hiện nay hiệu sách Thuận Hoá đã trở thành điểm tham quan của nhiều đối tượng du khách, đặc biệt là học sinh, sinh viên đến tìm hiểu về lịch sử, truyền thống đấu tranh kiên cường của cha, anh, là địa điểm sinh hoạt truyền thống nhân các ngày lịch sử trọng đại của dân tộc.

Di tích đã được Bộ VHTT công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12.12.1986.      

(Cơ quan xứ ủy Trung kỳ)

Câu 164

:

Di tích hiện ở đồi thông Từ Hiếu, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km. Di tích gắn liền với hai nhân vật vạt đều là người Quảng nam, đều tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân tháng 5-1916. Cuộc khởi nghĩa không thành, hai ông bị bắt ngày 4-5-1916, sau đó bị xử chém tại Cống Chém An Hoà (Huế) ngày 17-5-1916 (16-5 năm Bính Thìn

).                                                            

(Ngôi mộ chung Thái Phiên – Trần Cao Vân)

Câu 165: Di tích

thuộc ấp Ngũ Tây, làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố

Huế

, cách trung tâm thành phố khoảng 6

km

về phía Tây nam, dưới chân núi Thiên Thai. Đây là nơi biệt giam những người Cộng sản và một số người dân Huế đấu tranh chống chế độ độc tài .Sau năm

1975

đã được xếp hạng di tích quốc gia, được n

hà nước Việt Nam

công nhận là

Di tích lịch sử

theo quyết định số 2015VH-QĐ ngày 26/02/1993.

                                                               (Nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín Hầm)

Câu 166: Năm 1738, Chúa Nguyễn Phúc Khoác đã chọn nơi này để xây dựng thủ phủ Phú Xuân. Năm 1754 thì gọi là Đô Thành Phú Xuân. Năm (1786-1801) kinh đô của triều đại Tây Sơn

Năm 1802, được dùng để xây chỗ ở cho Hoàng tử Đảm (sau này trở thành vua Minh Mạng).

Năm 1816, nơi ở của Hoàng tử Nguyễn Phúc Chẩn (em vua Minh Mạng), và về sau trở thành nơi ở của Nguyễn Phúc Thiện Khuê - con trai trưởng của Nguyễn Phúc Chẩn.

Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), khu đất này được lấy lại để xây chùa Giác Hoàng - ngôi chùa được vua Thiệu Trị xếp vào một trong 20 thắng cảnh của đất thần kinh thời bấy giờ.

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nơi làm việc của người Pháp

Từ 1955 đến 1975, văn phòng của các cơ quan tư pháp địa phương (tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế), Từ năm 1975 đến 1976, Ủy ban Quân quản Trị Thiên Huế đóng và làm việc tại khu vực này.

Từ năm 1976 -1989,  trụ sở của Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên, rồi Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế

                      (Tam tòa- Cơ mật viện)

Câu 167. Trườ

ng đại học tại Kinh đô Huế, vua Gia Long đã quyết định xây dựng tháng 8 năm 1803, một trường học mang tính quốc gia với tên gọi là Đốc Học Đường (hay Quốc Học Đường). Trường xây dựng tại  địa phận làng An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách Kinh thành Huế chừng 5km về phía tây (nay thuộc địa phận làng An Bình, giáp với làng Long Hồ Hạ, huyện Hương Trà). Trường nằm bên cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương nên cảnh vật rất hữu tình.

(Trường Quốc Tử Giám)    

Câu 16

8

.

Công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, nằm bên bờ sông An Cựu, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Tòa nhà này được vua Đồng Khánh cho xây dựng và đặt tên là phủ Phụng Hóa với ý nguyện làm quà cho con trai trưởng là hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Năm 1916, hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu Khải Định và đã dùng tiền riêng để xây dựng lại phủ Phụng Hóa., đây được xem là

một

cung điện dành cho các Hoàng Thái tử.

                                                          (Cung An Định)

Câu 169. Chùa tọa lạc tại làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.Là một trong những ngôi chùa cổ được xây dựng khá sớm ở vùng Thuận Hoá, dưới thời Lê, đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ về văn hoá và xã hội của dân tộc Việt trên con đường mở đất, mở nước về phương Nam - xứ đàng Trong. Mặt khác, nó còn góp phần nghiên cứu những đặc điểm riêng biệt về kiến trúc, cách thức thờ tự của một ngôi chùa làng cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn ở vùng bắc Trung bộ cũng như lịch sử hình thành phong cách kiến trúc chùa xứ Huế, trong dặm dài của nền kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

                                                                                                  (Chùa Giác Lương)

Câu 170. Hàng năm, cứ vào ngày mồng 6 tháng Giêng, tiếng trống khai hội vật thúc giục làng quê náo nức vào hội. Sân đình làng cũng là sới vật ngày xuân để các chàng trai khoẻ mạnh cùng đua sức, đua tài trong hội vật. Hiện nay, tại ngôi đình này còn lưu giữ nhiều hiện vật quý đó là: một khánh đá dùng để làm hiệu lệnh tập họp dân làng; phiến đá bùa dùng để yểm các loại ôn dịch cầu mong cho dân làng bình an, làm ăn phát đạt, 57 sắc phong của các vua nhà Nguyễn từ thời Minh Mạng đến thời Bảo Đại…

Với những giá trị lịch sử của mình đây là chiếc cầu nối để giữ gìn một hành lang đô thị cổ: Thành Hoá Châu, Phủ Phước Yên, thị trấn Sịa… góp phần tô đậm thêm truyền thống

văn hoá lịch sử của một huyện lỵ Quảng Điền.

                                                     (Đình Thủ Lễ)

Câu 351.

Số di tích cách mạng cấp quốc gia và cấp tỉnh của Hương Thủy đã được công nhận lần lượt là

A. 2 và 3.

B. 5 và 3.

C. 2 và 6.

D. 8 và 6.

Câu 352.

Lăng Cơ Thánh là lăng mộ của

A. Vua Gia Long.

B. Vua Minh Mạng.

C. Chúa Nguyễn Phúc Luân.

D. Vua Đồng Khánh.

Câu 353.

Di tích nào sau đây của thị xã Hương Thủy không phải là di tích cách mạng ?

A. Đình Hòa Phong.

B. Đình Vân Thê.

C. Đình  Dạ Lê Thượng.

D. Đình Thanh Thủy Chánh.

Câu 354.

Đây là địa danh nơi ghi lại chiến thắng của nhân dân Hương Thủy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

A. Chiến Khu Dương Hòa.

B. Đồi Võ Xá.

C. Chiến khu Hòa Mỹ.

D. Địa đạo Xuân Lộc.

Câu 355.

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan thuộc loại hình di tích gì?

A. Di tích cách mạng.

B. Di tích văn hóa.

C. Di tích lịch sử (lưu niệm).

D. Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Câu 356.

Phương án nào khác với các phương án còn lại?

A. Nhà lưu niệm Bác Hồ.

B. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Thanh.

C. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu.

D. Bia chiến thắng Dương Hòa.

Câu 357.

Hình ảnh này gắn liền với di tích nào trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

A. Đền thờ Nguyễn Tri Phương.

B. Đền thờ Nguyễn Cư Trinh.

C. Đền thờ Nguyễn Hữu Dật.

D. Đền thờ Tôn Thất Thuyết.

Câu 358.

Đây là một công trình được xây dựng thời Hậu Lê, trong cách mạng tháng Tám là nơi đi về, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện. Ngày 22/8/1945, ở đây có một cuộc mitting lớn với hàng ngàn người tham dự, góp phần giành thắng lợi trong khởi nghĩa tháng Tám ở Huế.

Đó là

A. Đình Dạ Lê Thượng

B. Đình Thanh Thủy Chánh.

C. Đình Phù Bài.

D. Đình Dạ Lê.

Câu 359.

Những hình ảnh dưới đây gắn liền với di tích nào ở Thừa Thiên Huế?

A. Đàn Xã Tắc.

B. Đàn Nam Giao.

C. Hổ Quyền.

D. Điện Voi Ré.

Câu 360.

Trong các huyện, thị ở Thừa Thiên, huyện, thị nào dưới đây có di tích cấp quốc gia nhiều nhất?

A. Hương Thủy.

B. Hương Trà.

C. Phong Điền.

D. Phú Lộc.

Câu 361.

Trong các loại di tích sau, di tích nào thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật?

A. Lăng mộ họ Nguyễn Khoa.

B. Mộ và nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng.

C. Lăng Tự Đức.

D. Lăng mộ và nhà thờ cụ Phan Bội Châu.

Câu 362.

Các chúa Nguyễn xây dựng công trình này này qua 3 địa điểm : làng Triều Sơn, Lương Quán, Long Hồ. Được xây để thờ người được tôn là Vạn Thế Sư Biểu (người thầy muôn đời), được vua Gia Long khởi công xây dựng lại từ 17/4/1808 đến 12/9/1808 thì hoàn tất. Đó là

A. Văn Miếu

B. Võ Miếu.

C. Điện Hòn Chén.

D. Điện Thái Hòa.

Câu 363.

Những hình ảnh này liên quan đến làng quê nào ở Thừa thiên Huế?

A. Làng cổ Mai Xá.

B. Làng cổ Phước Tích.

C. Làng cổ Đường Lâm.

D. Làng cổ Cự Đà.

Câu 364.

Di tích lăng Khải Định ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy do đơn vị nào quản lí?

A. Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy.

B. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô.

C. Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng.

D. Ủy ban nhân dân thành phố Huế.

Câu 365.

Tổng số di tích cách mạng hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế là

A. 18 di tích.

B. 44 di tích.

C. 24 di tích.

D. 50 di tích.

Câu 366.

Các thông tin dưới đây liên quan đến di tích nào?

Nguyễn Sinh Cung,

Trần Phú

(nguyên Tổng Bí thư đầu tiên của

Đảng Cộng sản Việt Nam

),

Hà Huy Tập

(Nuyên Tổng Bí thư của

Đảng Cộng sản Việt Nam

),

Phạm Văn Đồng

(nguyên Thủ tướng),

Võ Nguyên Giáp

(Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam),

Nguyễn Chí Diểu

(Bí thư Thành uỷ

Sài Gòn

),

Hải Triều

Nguyễn Khoa Văn (nhà lý luận Marxist) Nhiều nhà khoa học, văn hóa, nhà văn, nhà thơ như:

Tạ Quang Bửu

,

Tố Hữu

,

Đặng Thai Mai

,

Nguyễn Lân

,

Nguyễn Khánh Toàn

,

Nguyễn Cảnh Toàn

,

Nguyễn Thúc Hào

,

Võ Liêm Sơn

,

Lê Văn Miến

,

Hoàng Ngọc Cang

,

Lê Trí Viễn

, bác sĩ

Tôn Thất Tùng

, bác sĩ

Đặng Văn Ngữ

, nhà sử học

Đào Duy Anh

, nhà thơ

Xuân Diệu

, nhà thơ

Huy Cận

, nhà thơ

Lưu Trọng Lư

, nhà thơ

Tế Hanh

, nhà thơ

Nam Trân

, nhà thơ

Thanh Tịnh

, nhà thơ

Thúc Tề

, nhạc sĩ

Trần Hoàn

, nhạc sĩ

Phạm Tuyên

, nhạc sĩ

Nguyễn Văn Thương

, nhạc sĩ

Tôn Thất Tiết

, nhà giáo

Nguyễn Lân

, GS - NGND

Đoàn Trọng Truyến

...

A. Trường Kỹ Nghệ Thực hành.

B. Trường Quốc học Huế.

C. Địa điểm Trường tiểu học Pháp Việt Đông Ba.

D. Trụ sở Tổng hội sinh viên Huế.

Câu 367.

Trần Cao Quý Công – Thái Duy Quý Công chi mộ” là dòng chữ được khắc trên bia mộ của ai?

A.

Ngôi mộ chung hai nhà yêu nước Thái Phiên - Trần Cao Vân

.

B. Lăng mộ Trần Văn Kỷ.

C. Lăng mộ và Nhà thờ, Nghĩa trang cụ Phan Bội Châu.

D. Lăng mộ Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Chiêm.

Câu 368.

Ngã Ba đầu đường 72 và địa điểm Bốt Đỏ; Ngã Ba đầu đường 73 đường 14B; Ngã Ba đầu đường 71 đường 14B; Ngã Ba đầu đường 74, đường 14B là các di tích của

A. huyện A Lưới.

B. huyện Nam Đông.

C. thị xã Hương Trà.

D. huyện Phong Điền.

Câu 369.

Các thông tin sau đây liên quan đến di tích nào?

Dệt vải,

từ năm 1901 đến năm 1922, bia tưởng niệm, di tích cấp tỉnh năm 2008.

A. Mộ và Nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng.

B. Nhà lưu niệm Dương Nổ.

C. Lăng mộ Trần Văn Kỷ.

D. Địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan tại Núi Bân.

Câu 370.

Các thông tin sau đây liên quan đến di tích nào?

Nơi đồng bào Thừa Thiên Huế đấu tranh chống thuế tháng 4 năm 1908, bị đổ nát hoàn toàn vào năm 1945, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dựng biểu tượng trước trường Đại học Sư phạm Huế, trên đường Lê Lợi, thành phố Huế.

A. Trụ sở Tổng hội sinh viên Huế.

B. Cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ (1938-1939).

C. Địa điểm Tòa Khâm sứ Trung kỳ.

D. Trường Thanh niên tiền tuyến Huế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro