Nhan đề: Đường về

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhan đề: Đường về

+

Trước khi đọc: "Đường về" sẽ yên bình và hạnh phúc đúng không?

Sau khi đọc: 💀💀💀

+

Khái quát:

"Đường về" được coi là phần hậu của "Phía tây không có gì lạ" bởi sự tái xuất của 1 số nhân vật.

Nhan đề "Đường về" được dịch thẳng từ tiếng đức "Der Weg zurück", bản tiếng anh thì tên "The road back" hoặc "The way back". Tóm lại là trong ngôn ngữ nào thì nhan đề cũng được hiểu là "Đường về".

+

- Nghĩa gốc

"Đường về" với nghĩa gốc mà tất cả mọi người đều biết, đó là "con đường về nhà" của những người lính. Chiến tranh kết thúc, họ lên đường trở về nhà, trở về quê hương và về với gia đình. Mặt trận giờ đây nằm lại phía sau họ.

- Nghĩa chuyển

Vậy nhưng liệu họ có thực sự thoát khỏi cái bóng của chiến tranh? Câu trả lời, thật tiếc là "không". Theo như lời đề tựa của "Phía tây không có gì lạ", phần tiền truyện của "Đường về": "nó chỉ cố gắng kể về một thế hệ đã bị chiến tranh hủy hoại – cho dù họ đã thoát khỏi đạn pháo của chiến tranh." Quả như vậy, "Đường về" là câu chuyện nối tiếp kể về những người lính đã quay về quê hương nhưng chưa thực sự dứt bỏ được những ám ảnh của mặt trận.

"Đường về" dựa vào nội dung trong truyện, đó là hành trình tìm lại bản thân, tìm lại những gì thương mến trong quá khứ mà những người lính đã bị buộc phải đánh mất khi tham gia cuộc chiến. Đó là con đường trở lại với thế giới trước đây. Đó là hành trình quay về với cuộc sống.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là họ sẽ mãi không bao giờ tìm được đường về thật sự.

Trong xuyên suốt cuốn sách, ta theo chân nhân vật chính là một anh lính từ chiến trường trở về quê hương. Anh ta nhận thức được chiến tranh đã lấy đi của mình những gì và nỗ lực giành lại chúng, bằng cách cùng vui chơi với hội bạn của mình, tham gia nhiều hoạt động và gặp gỡ nhiều người, với mục đích nhận lại cái cảm giác như trước kia. Vậy mà cho đến kết thúc, anh ta vẫn không thể có lại được thứ gì...

Thậm chí anh ta còn mất nhiều hơn nữa.

Đó phải kể đến kết cục của một số người lính. Chiến tranh đã ăn sâu vào họ, nó bám lấy họ và kéo họ xuống, không cho họ thoát ra bằng mọi giá. Mặc cho họ có cố gắng bao nhiêu cũng không đủ, nó luôn hiện hữu trong tâm trí đáng thương của họ và tạo một bức tường ngăn cách họ với hạnh phúc.

Chiến tranh là một nỗi ám ảnh, không dễ rửa trôi như một vết bùn dính trên tay.

Và một khi đã là người lính, chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, họ sẽ không bao giờ tìm được đường về.

"Cái gì đã qua, cũng qua rồi."

Từ "đường về" hiện lên trong câu chuyện không phản ánh rằng anh ta đã tìm thấy nó, mà là thể hiện sự khao khát một lối về với cuộc đời mà anh từng hi vọng khi còn ở chiến trường. Anh vẫn luôn khao khát cũng như tìm kiếm nó trong cả quãng đời còn lại của bản thân, dù cho có lẽ nó sẽ không bao giờ đến.

Tóm lại, tựa sách khắc họa sự thật tàn nhẫn của chiến tranh, rằng những người lính sẽ chẳng bao giờ thực sự về đến nhà. "Đường về" ở đây chỉ thể hiện một hi vọng và nỗ lực tìm lại những gì của quá khứ, chứ chẳng phải một cái kết có hậu.

- Vai trò

Nhan đề, giống tất cả những cuốn sách khác của Erich Maria Remarque, khắc họa rõ ràng tinh thần phản chiến của tác giả.

Nhan đề gợi mở về một câu chuyện trở về, nhưng liệu người lính đã thực sự về được với cuộc sống trước đây?

"Đường về" tạo cho ta cảm giác an tâm giả dối trước khi biết được toàn bộ nội dung. Rốt cuộc thì người lính chưa bao giờ tìm được "đường về". Từ đây góp phần bộc lộ bộ mặt của chiến tranh, thảm khốc và kinh hoàng, nó đeo bám những con người dù cho bề ngoài họ tưởng chừng đã thoát khỏi nó. Thực tế là một khi đã mặt đối mặt với cuộc chiến, không ai có thể thoát khỏi cái bóng khủng khiếp mà nó đã phủ lên.

Nhìn thoáng qua ta sẽ tưởng đây là câu chuyện về sự hạnh phúc của hòa bình, thế nhưng cuối cùng nó cũng chỉ để khắc họa sự đau đớn của chiến tranh.

+

"Đường về" rất đáng đọc nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro