cau so 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Cung cầu về lao động? Giải thích vì sao đường sản phẩm doanh thu biên của lao động lại là đường cầu của doanh nghiệp.

TL: a. Cầu lao động: cầu lao động là số lượng lao động mà chủ doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động của doanh nghiệp và đặc điểm của cầu lao động.

- Cầu lao động phụ thuộc vào mức tiền lương hay tiền công lao động.

- Công nghệ, kỹ thuật sản xuất.

- Quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

- Cầu về lao động phụ thuộc vào cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Các doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động để tối đa hoá lợi nhuận của họ và nếu người tiêu dùng cần nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao động hơn để tạo ra hàng hoá dịch vụ đó, chính vì vậy đặc điểm của cầu lao động là cầu thứ phát ( cầu thứ phát là cầu mà không phải nó có từ đầu mà do nó phát sinh từ cầu của hàng hoá khác).

Các chỉ tiêu về sản phẩm của lao động.

- Cũng như các yếu tố sản xuất khác, lao động tạo ra sản phẩm và có thể xét đến sản phẩm của nó khi ổn định các yếu tố khác.

- Sản phẩm hiện vật cận biên và sản phẩm doanh thu biên.

- Phần đóng góp của mỗi một lao động sử dụng thêm được gọi là sản phẩm hiện vật biên của lao động được kí hiệu là MPPL và đựoc xác định bằng công thức

MPPL = sự thay đổi của sản lượng

sự thay đổi của lao động

Trong đó sản lượng kí hiệu là Q.

Lao động kí hiệu là L.

Kn sản sản phẩm hiện vật biên của lao động sẽ có tác dụng trong việc trả công cho người lao động bởi vì người chủ doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động khi lao động đó góp phần vào giá trị sản lượng nhiều hơn phần mà họ lấy đi chính vì vậy MPPL là giới hạn trên cho mức tiền lương mà người chủ doanh nghiệp trả cho người lao động.

- Do nguời lao động ko muốn nhận tiền công bằng sản phẩm họ làm ra mà họ muốn nhận bằng tiền cho nên cần xác định phần đóng góp của lao động được tính bằng tiền và đó chính là sản phẩm doanh thu biên của lao động được kí hiệu là MRPL và được xác định bằng công thức MRPL = MPPLxP (P là giá sản phẩm đó). Sản phẩm hiện vật biên

của lao động cũng tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần ( hiệu suất giảm dần). Khi sản phẩm hiện vật biên giảm xuống dẫn đến sản phẩm doanh thu biên giảm và chính điều đó sẽ làm kìm hãm sự thuê thêm lao động của chủ doanh nghiệp.

Còn thiếu

b. Cung lao động: Cung lao động là số lượng lao động mà người lao động có khả năng và sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê ở một mức tiền công nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Lượng lao động đựơc cung cấp là số giờ mọi người sẵn sàng làm và nó sẽ tăng lên khi mức lương bình thường tăng.

• Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động.

- Để thoả mãn nhu cầu của con người; Con người có hững nhu cầu về vật chất và tinh thần cho nên lao động nhằm thoả mãn các nhu cầu đó.

- Do áp lực về mặt tâm lý: lao động được coi là hình thức của sự tôn kính, qua lao động tạo nên 1 tập thể bạn bè và hiểu biết lẫn nhau.

- Do áp lực về kinh tế: Con người luôn có lòng khao khát về mặt vật chất và áp lực kinh tế để tạo ra cung lao động, nguời lao động muốn tăng mức tiêu dùng của mình thì cần phaỉ có thu nhập và điều đó được thông qua lao động.

- Giới hạn về thời gian: trong 1 ngày người ta có thể làm viẹc và nghỉ nghơi, không thể làm việc toàn bộ thời gian trong ngày mà thay vào đó sử dụng thời gian cho nghỉ ngơi. điều đó nghỉ nghơi là hoạt động không là việc có giá trị, một phần vì người ta cần có thời gian nghỉ nghơi để phục hồi thời gian lao động mặt khác người đó cần có thời gian thưởng thức hàng hoá dịch vụ mua sắm. Vì vậy nghỉ nghơi được gọi là chi phí cơ hội của lao động là tổng số thời gian nghỉ nghơi được loại trừ.

- Lao động có 1 số lợi ích nhờ có lao động mà có thu nhập để mua hàng hoá, dịch vụ, vì vậy lợi ích biên của lao động được đánh giá bằng sự có ích của hàng hoá dịch vụ mua được bằng tiền lương của số giờ làm việc tăng thêm.

(Vẽ hình)

MPPL = sự thay đổi của sản lượng

sự thay đổi của lao động

- Nếu lao động là nguồn thu nhập duy nhất và người ta yêu thích lao động thì lợi ích biên của lao động rất cao. Nhưng lợi ích biên của lao động cũng tuân theo quy luật lợi ích biên giảm dần. Tương tự như vậy lợi ích biên của nghỉ nghơi cũng giảm dần khi số giờ nghỉ nghơi tăng thêm. Xét về phương diện lao động khi số giờ lao động tăng lên thì lợi ích biên của giờ lao động sẽ giảm xuống và không vượt quá lợi ích biên của nghỉ nghơi. Tại điểm này có sự lựa chọn hiệu quả làm việc tối ưu của mỗi người.

- Hiệu quả làm việc tối ưu là số giờ làm việc mà mỗi người đã làm để tối đa tổng số sự có ích hay nói cách khác khi lợi ích biên của lao động và lợi ích biên của nghỉ ngơi ngang bằng nhau thì đó là hiệu qủa làm việc tối ưu.

• Đặc điểm của cung lao động:

- Cung lao động cũng giống như cầu của hàng hoá dịch vụ khác là tuân theo luạt cung, khi tiền lương tăng thì cung lao động tăng và ngược lại nhưng khi mức lương đã đạt ở mức cao nào đó thì sẽ co nhiều hàng hoá dịch vụ hơn cho lao động do đó khuyến khích họ thay thế lao động bằng nghỉ nghơi. Vì vậy đến một lúc nào đó đường cung lao động ngoặt về phía sau.

C: Giải thích vì sao đường sản phẩm doanh thu biên của lao động lại là đường cầu của doanh nghiệp.

(Vẽ hình)

- Người chủ doanh nghiệp thuê thêm những lao động có sản phẩm doanh thu biên của lao động lớn hơn tiền công lao động và họ tiếp tục thuê lao động cho đến ki nào sản phẩm doanh thu biên của người lao động tăng khi đó mức lương giảm xuống bằng mức lương trên thị trường. Vì vậy đường cầu của lao động là đường doanh thu biên của lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hảo