cau so 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5: Phân tích ảnh hưởng của chính sách kiểm soát giá tới thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.

- TL: a. Thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng:

- Là tổng số lợi ích hay giá trị mà tất cả những người tiêu dùng nhận được ngoài số tiền mà họ chi ra để mua hàng hoá.

- Tổng thặng dư của người tiêu dùng là tổng số lợi ích mà tất cả những người tiêu dùng mua những hàng hoá ấy được hưởng và nó là phần nằm giữa đường cầu và giá thị trường.

- Một số người sẽ bán sản phẩm trên thị trường với giá cân bằng nhưng chi phí để sản xuất sản phẩm đó thấp hơn, chính vì vậy họ có thặng dư sản xuất. Đối với mỗi đơn vị thạng dư sản xuất là số chênh giữa giá và chi phí biên để sản xuất hàng hoá đó.

- Đối với toàn bộ thị trường thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm trên đường cung và dưới đường giá. Khi chính phủ kiểm soát giá thì sẽ làm thay đổi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.

+ Quy định giá thấp hơn giá cân bằng (giá trần)

- Khi chính phủ quy định giá P1<Po thì lúc này cơ số sản xuất lẫn số lượng bán ra giảm từ Qo xuống Q1 lúc này người tiêu dùng còn mua sản phẩm đó với mức giá P1 thì thặng dư tiêu dùng được tăng thêm, phần tăng thêm đó được biểu thị bằng hình chữ nhật A, tuy nhiên có 1 số tiêu dùng không đựơc mua sản phẩm đó nữa. Vì vậy số mất mát trong thặng dư tiêu dùng được biểu thị bằng tam giác B, số thay đổi trong thặng dư tiêu dùng là: +A-B.

- Những người sản xuất nào vẫn còn ở lại trên thị trường và sản xuất với số lượng Q1 bây giờ tiếp nhận giá thấp hơn vì một số mất trong thặng dư sản xuất là hình A và do sản lượng bị giảm sút vì vậy lại mất đi hình tam giác C, tổng số thay đổi thặng dư sản xuất là: -A-C.

- Việc kiểm soát của chính phủ dẫn đến kết quả là sự mất mát dòng trong tổng thặng dư xã hội tính bằng: +A-B-A-C=-B-C.

- Mục đích quy định giá trần là bênh vực quyền lợi của người mua tuy nhiên nếu đường cầu không co giãn thì việc quy định giá này có sự mất mát trong thặng dư tiêu dùng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hảo