cau tra loi 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc

Có 4 nội dung chính:

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân dựa trên cơ sở khối liên minh công-nông đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cmgpdt là một bộ phận khăng khít vủa cm thế giới, có khả năng nổi ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Cmgpdt phải được thực hiện bằng con đường bạo lực kết hợp với lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân

Phân tích:

1. cmgpdt muốn thắng lợi thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Về nội dung, tư tưởng này chỉ ra con đường của cách mạng gpdt là con đường cách mạng vô sản, đây chính là con đường gắn độc lập dân tộc với cnxh, lực lượng chính của cm là toàn dân với lực lượng ngòn cốt là liên minh công-nông, và giai cấp công nhân chính là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Cơ sở của luận điểm này xuất phát từ khát vọng của hcm là độc lập dân tộc không chỉ dừng lại ở đánh đuổi quân xâm lược để dành lấy độc lập dân tộc mà còn phải giải phóng được nhân dân ra khỏi đói rét lầm than. Độc lập dân tộc phải gắn liền với trấn hưng đất nước.

Xuất phát từ đòi hỏi cách mạng Vn những năm cuối XIX, đầu XX. Sự thất bại của các phong trào cách mạng trước đó dã thể hiện sự bất lực của con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến và tư sản trước đòi hỏi của dân tộc.

Qua quá trình ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã có điều kiên nghiên cứu khảo sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, qua đó người đã nhận thức được tính chất nửa vời, phiến diện, không giải phóng được người lao động một cách triệt để của giai cấp tư sản, mô hình cách mạng vô sản mà đại diện là cách mạng tháng 10 Nga là con đường cách mạng triệt để nhất, đã giải quyết được mọi mâu thuẫn trong xã hội, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.

Việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản này của HCM không chỉ xuất phát từ cơ sở thục tiễn mà còn xuất phát từ sự nghiên cứu các quan điểm, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc./

2. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở khối liên mình giữa công nhân với nông dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở luận điểm này, Người đã xác định lực lượng chách mạng chính là toàn dân và sự kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc là sự vận dụng và phát triển quan diểm của chủ nghĩa M-L về vị trí và vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.

Người khẳng định sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của dân chúng, và khái niệm dân-dân chúng của Người là toàn bộ mọi thành phần trong dân tộc trong đó giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt.

Trong lực lượng rộng rãi đó, Người luôn nhắc nhở không được quên công nhân-nông dân là người chủ, là gốc của cách mệnh, là lực lượng nòng cốt đồng thời phải luôn luôn chú ý tới tiềm năng cách mạng, khả năng tham gia cách mạng của các lực lượng khác trong xã hội.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, có khả năng nổi ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Đây là một luận điêm sáng tạo, là sự bổ sung quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận M_L bởi lẽ trước HCM, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế còn có nhiều quan điểm chưa đầy đủ khi đánh giá về vị trí, vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc.

Ở thời kỳ M-Ănghen do mâu thuẫn giai cấp vô sản với gc tư sản diễn ra gay gắt do đó M-Ănghen còn tập trung nghiên cứu vấn đề giai cấp, đề cập đến cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp còn vấn đề về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ là thứ yếu.

Đến thời kỳ Lênin, ông sinh ra và trưởng thành ở một nước tư bản, lúc này CNTB đã chuyển sang CNDQ do đó đã xuất hiện vấn đề thuộc địa, lúc này tồn tại mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc, thực dân. Chính vì vậy, phong trào gpdt đã bước đầu phát triển, Lênin đã có ngững luận điểm bổ sung, ông chi rằng CM vô sản sẽ không thể giành thằng lợi nêu không có liên kết được với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tuy nhiên do điều khiện lịch sử chưa cho phép nên ông vẫn cho rằng cmgpdt chì là "hậu bị quân" của cách mạng TG.

Đến quốc tế cộng sản và một số Đảng cộng sản, do vận dụng một cách máy móc luận điểm của Lênin đã cho rằng: cmgpdt ở các nước thuộc địa phải phụ thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở các nước chính quốc. Họ cho rằng cmgpdt chỉ có thể giành được thắng lợi khi gc công nhân ở chính quốc lật đổ được giai cấp tư sản và giành được chính quyền.

HCM đã cho rằng cmgpdt là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc. Người khẳng định cmgpdt và cm vô sản ở chính quốc có mối quan hệ ngang bằng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc. Bác cho rằng chủ nghĩa đế quốc thực dân là "con đỉa hai vòi", muốn thắng lợi thì phải cắt đứt được cả hai vòi của nó vì vậy cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc phải ăn khớp nhịp nhàng như hai cánh của cách mạng thế giới.

- Với tinh thần chủ động sáng tạo, Người đã khẳng định rằng cách mạng gpdt có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc, đồng thời nó còn là điều kiện để cách mạng ở chính quốc nổ ra và giành thắng lợi. Cơ sở để Người khẳng định điều này đó là ở đâu có áp bức ở đó có đầu trành, áp bức càng nặng nề thì đầu trành càng quyết liệt. Trên thực tế thì nhân dân ở thuộc địa là những người bị áp bức bọc lột nặng nề hơn cả, họ bị cai trị bởi một hệ thóng bạo lực tàn bạo và phản động nhất. Qua dây, Bác đã vạch trần bản chất xấu xa, chỉ ra tội ác cụ thể của bọn thực dân đối với các nước thuộc địa dưới chiêu bài "khai hóa văn minh".

Hồ Chí Minh cho rằng thuộc địa là nơi tồn tại nhiều mâu thuẫn nhất của thời đại ở các nước chính quốc chỉ có mâu thuẫn giai cấp tư sản với vô sản, đế quốc với đế quốc còn ở thuộc địa thì bao gồm mâu huẫn tư sản với vô sản, mâu thuẫn nhân dân với địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, mâu thuẫn giữa mọi giai cấp mọi tầng lớp trong nhân dân với đế quốc, thực dân. Từ sự vận động và phát triển của các mâu thuẫn cơ bản nhất định sẽ dẫn tới cao trào đấu tranh mạnh mẽ ở thuộc địa.

Bằng sự nhạy bén trong phân tích, HCM đã cho rằng CN dân tộc là động lực to lớn ở các nước thuộc địa, nếu chủ nghĩa dân tộc này được hướng dẫn bởi chủ nghĩa vô sản thế giới thì nó sẽ trở thành vũ khí mạnh mẽ, sức mạnh vô song của cmgpdt.

Người khẳng định thuộc địa chính là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc, mọi sinh lực của chủ nghĩa đế quốc đều lấy chủ yếu từ thuộc địa do đó chủ nghĩa đế quốc chỉ bị tan rã vĩnh viễn hoàn toàn khi xóa bỏ đi nền móng của nó chính là thuộc địa. TRên cơ sở đó, Người đã khẳng định thuộc địa chính là một mắt xích quan trọng trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quộc. Với tiềm năng cách mạng của nhân dân thuộc địa thì cmgpdt có thể nổ ra và giành thắng lợi trước.

Trên thực tê, Người đã tích cực đấu trành chống lại những nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng khi đánh giá về vị trí, vai trò của cách mạng ở thuộc địa, tích cực vận động tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết giữa người dân thuộc địa với người dân lao đọng ỏ các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thuc chung là đế quốc, thực dân

Ý nghĩa: Luận điểm này là cơ sở của tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường của dân tộc, đã thức tỉnh tinh thần dấu tranh của các dân tộc khác trên thế giới. Là luận điểm đã bổ sung quan trọng vào kho tàng lý luận M_L về cách mạng gpdt.

4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.

Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Chưa đè bẹp ý chí xâu mược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực.

HCM từ những đánh giá đúng đắn về bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc tay sai, Người đã khẳng định trong cuộc đấu tranh gian khổ chống lại kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.

Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, HCM cho rằng bạo lực cm cũng phải là bạo lực của quần chúng. Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại nhữn mâm mưu quân sự và chính trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị.

Người cũng khẳng định phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cahs mạng giải phóng dân tộc. Tự lực cánh sainh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhắm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan tránh tư tưởng bị động trong chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro