cấu trúc trái đất

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cấu trúc bên trong Trái Đất tương tự như ở bên ngoài cũng bao gồm các lớp. Các lớp này được xác định dựa trên các đặc điểm hóa học hoặc lưu biến của chúng. Trái Đất có lớp vỏ silicat rắn ở ngoài cùng, manti rất nhớt, lõi ngoài lỏng và ít nhớt hơn manti, và lõi trong rắn. Những hiểu biết khoa học về cấu trúc bên trong Trái Đất dựa trên các quan sát về địa hình và độ sâu đáy biển, quan sát các đá ở các điểm lộ, các mẫu lấy từ bề mặt đất đến các độ sâu sâu hơn bởi hoạt động núi lửa, phân tích sóng địa chấn đi xuyên qua Trái Đất, đo đạc trường trọng lực của Trái Đất, và các thí nghiệm về tinh thể rắn trong nhiều điều kiện nhiệt độ và sáp suất khác nhau trong lòng Trái Đất.

Cấu trúc của Trái Đất có thể được xác định theo hai cách gồm tính chất hóa học hoặc cơ học như lưu biến học. Về mặt cơ học, người ta chia nó thành 5 lớp chính gồm thạch quyển, quyển mềm, lớp phủ giữa, lõi ngoài, và lõi trong. Về mặt hóa học, người ta chia nó thành lớp vỏ, manti trên, manti dưới crust, lõi ngoài và lõi trong.[1]

Độ sâuLớpKmDặm0–60

0–37

Thạch quyển (thay đổi cục bộ giữa 5 - 200 km)

0–35

0–22

… Lớp vỏ (thay đổi cục bộ giữa 5 - 70 km)

35–60

22–37

… Phần trên cùng của manti trên

35–2890

22–1790

Lớp phủ

100–200

62–125

… Quyển mềm

35–660

22–410

… Manti trên

660–2890

410–1790

… Manti dưới

2890–5150

1790–3160

Lõi ngoài

5150–6360

3160–3954

Lõi trong

Tính phân lớp của Trái đất được xác định gián tiếp thông quan cách tính thời gian sóng động đất truyền đi khúc xạ và phản xạ bên trong Trái Đất. Lõi không cho sóng cắt truyền qua, trong khi đó vận tốc sóng truyền đi là khác nhau trong các lớp khác. Sự biến đổi về vận tốc sóng địa chấn giữa các lớp khác là so sự khúc xạ tuân theo định luật Snell. Sự phản xạ được gây ra bởi sự tăng vận tốc sóng địa chất và tương tự với sự phản xạ của ánh sáng khi gặp gương.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro