cau1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung 1,  Những tiền đề tư tưởng lý luận

Thứ nhất, là giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam

Với lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đó chính là chủ nghĩa yêu nước, giá trị này chính là hành trang mang theo của Hồ Chí Minh trong quá trình ra  đi tìm đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước được hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua hàng nghìn năm lịch sử, trở thành động lực lớn cho dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước luôn đứng đầu bảng giá trị trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt, “là dòng sữa tinh thần nuôi sống dân tộc Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày nay và mãi mãi về sau”. Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người Việt nam. Chính vì lẽ đó Hồ Chí Minh đã đúc kết thành chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn  yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Cùng với chủ nghĩa yêu nước thì trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam với  những giá trị văn hóa tốt đẹp như tinh thần kiên cường bất khuất, tinh thần tương thân tương ái, cấu kết cộng đồng, tinh thần khoan dung, nhân nghĩa thủy chung; tinh thần lạc quan yêu đời; tinh thần trọng trí thức, hiền tài…ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

 Thứ hai, Tinh hoa văn hóa nhân loại.

Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng rất nhiều  những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại,trước hết là văn hóa phương Đông (như Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Phật giáo…) trong đó, Nho giáo là ảnh hưởng sâu đậm đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã chắt lọc những mặt tích cực hợp lý, loại bỏ những tiêu cực để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Những mặt tích  như: Những chuẩn mực để tu dưỡng đạo đức trong xã hội của Nho giáo; Tư tưởng về một xã hội Đại đồng của Khổng Tử; Tư tưởng lấy dân làm gốc; tư tưởng hành đạo giúp đời; hay Nho giáo luôn đề cao việc học, coi trọng hiền tài…Còn những mặt tiêu cực mà Hồ Chí Minh phê phán như: Nho giáo phân chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau trong xã hội, người tiểu nhân và người quân tử, kẻ lao tâm và người lao lực; tư tưởng trọng nam khinh nữ; những hủ tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ ỷ lại, tâm lý tự ti, thụ động, coi khinh lao động chân tay…

Về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn như; Dân sinh, dân quyền và dân quốc, đó là dân tộc thì được độc lập, dân quyền thì được tư do và dân sinh thì được hạnh phúc. Đặc biệt, sau khi Lênin lãnh đạo cách mạng Tháng Mười thành công, thì Tôn Trung Sơn đã có những tư tưởng tiến bộ, ông chủ trương “Thân Nga, liên cộng, phù trợ công nông” nghĩa là thân với nước Nga Xô Viết để chống chủ nghĩa đế quốc, liên minh với Cộng sản, ủng hộ giai cấp công nông trong sự nghiệp cách mạng.

Về Phật giáo, Hồ Chí Minh đã kế thừa những mặt tích cực hợp lý và loại bỏ những yếu tố hạn chế. Về mặt tích cực như: những tư tưởng về cứu khổ cứu nạn, Phật giáo lên án sự phân chia xã hội thành các giai cấp và chủ trương thực hiện bình đẳng trong xã hội, Phật giáo phái thiền tông còn đề cao lao động chống lười biếng. Những hạn chế như những tư tưởng trong triết học Phật giáo mang tính duy tâm, khó thực hiện.

Về văn hóa phương Tây, đó là Người nghiên cứu tư tưởng của những nhà khai sáng Pháp như Rútxô, Môngtexkiơ, Vônte, Điđờrô…đó là tinh thần pháp luật, khế ước xã hội hay học thuyết về tam quyền phân lập. Những tư tưởng của các ông là nền tảng, cơ sở cho cách mạng tư sản sau này như cách mạng Anh, cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp. Những cuộc cách mạng này đã đóng góp vào trong giá trị văn minh của nhân loại là xã hội công dân và nhà nước pháp quyền đã ra đời. Sau này khi nghiên cứu các bản Tuyên Ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ 1776, Tuyên Ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791, Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu về quyền con người và quyền dân tộc mà hai cuộc cách mạng đó đã xác lập.

-                 Về chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh nắm vững thế giới quan và phương pháp luận mà trong đó hạt nhân là phép biện chứng để vận dụng vào quá trình cách mạng. Người từng nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta học chủ nghĩa Mác là học cái tinh thần của phép biện chứng, chứ không phải là học thuộc lòng từng câu từng chữ.

-                 Hồ chí minh đã vận CNMLN một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể của CMVN chứ không giáo điều rập khuôn.

-                 CNMLN đã làm cho TTHCM biến đổi về chất: từ CNYN đến CNMLN, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ GC, từ một người yêu nước truyền thống trở thành người CS, từ ĐLDT đến CNXH, từ cảm tính đến lý tính.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro