cau1-qlhc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Phân tích quan điển mang tích nguyên tắc trong xây dựng và hoàn thiện NN CHXHCN VN?

Có 5 quan điểm mang tính nguyên tắc trong xây dựng và hoàn thiện NN CHXHCN VN

1. Quan điểm 1: Xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giữa gc CN- ND- và đội ngũ tri thức làm nền tảng do ĐCS lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỉ cương XH, chuyên chính với mọi hành vi xâm phạm tới lợi ích của tổ quốc, của nhân dân

+ Cơ sở ctrị: Từ hội nghị BCH TƯ lần thứ VIII khóa VII, từ báo cáo ctrị của ĐH VIII, trong văn kiện ĐH IX, dự thảo ĐH X

+ Cơ sở pháp lý : Trong hiến pháp điều 2, điều 4( hiến pháp 92 sửa đổi)

+ Ý nghĩa: Quan điẻm trên thể hiện được bản chất của gc CN của NN, bản chất đó gắn với tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Lợi ích của gc CN là lợi của toàn dân tộc

2. Quan điểm 2: Quyền lực của NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

+ Cơ sở CT: Quan điểm trên có gốc rễ từ lí luận về NN và PL, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của VN có tham khảo thành tự của các nước hiện đậi trên TG

+ Cơ sở Plý: Quốc hội là cơ quan duy nhất trong việc thực thi quyền lập pháp, hành pháp, giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của NN. Chính phủ được phân công thực hiện quyền hành pháp, quyền lập quy, quyền tổ chức quản lí và điều hành toàn bộ bộ máy HCNN từ trung ương đến địa phương. Tòa án và VKSoát: thực hiện quyền tư pháp. Việc phối hợp giữa các cơ quan quy định ở điều 84.112

+ Ý nghĩa: là quan điểm chỉ đạo toàn bộ việc đổi mới hoạt động của NN, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan NN diễn ra có trật tự, kỉ cương tạo ra sự phân côngKH về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tránh chồng chéo nhau, đảm bảo cho hiệu lực của NN được thực hiện và hoạt động quản lý có hiệu quả

3. Quan điểm 3: thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý NN

+ Cơ sơ CT: xuất phát từ yêu cầu bản chất của nền dân chủ XHCN, có cơ sở gốc rễ từ việc tổ chức của Đảng Bốnêvich do Lênin đưa ra. Nguyên tắc có điểm khác biệt so với tổ chức của NN tư sản

+ Cơ sở PL: Được quy định từ điều 6 hiến pháp 92

" QH, HĐND và các cơ quan khác của NN đều phải tổ chức hđộng theo nguyên tấc tập trung dân chủ" Để thực hiện phải bảo đảm các cơ quan NN thuộc các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp do dân cử hay được bổ nhiệm đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, đảm bảo giữ bững việc lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của cơ quan NN cấp trên kết hợp với việc tạo đk cho cơ quan cấp dưới phát huy dân chủ, chủ động sáng tạo , phải có sự quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại cơ quan đồng thời cũng phải xây dựng cho được chế độ kết hợp giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách , xây dựng quy chế chặt chẽ trong việc ban hành các văn bản, xây dựng chế độ kỉ luật NNđể đảm bảo quan hệ phục tùng giữa chủ thể lãnh đạo với đối tượng bị quản lý. Do đó, cơ quan NN, địa phương phải chấp hành phục tùng cấp trên, cá nhân phải phục tùng tập thể lãnh đạo. Nguyên tắc này bao trùm toàn bộ hệ thống CTrị

+ Ý nghĩa: Đảm bảo sự thống nhất về tổ chức và hành động của cấp trên với cấp dưới, TƯ với địa phương ,phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống CT- XH

4. Quan điểm 4: Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng NN pháp quyền XHCN, quản lý XH bằng pháp luật, coi trong giáo dục, nâng cao đạo đức.

+ Cơ sở CT: xuất phát từ học thuyết NN và PL

- PL là hệ thống các quy tắc xử sự do NN ban hành và đảm bảo thực hiện được. Nó thể hiện ý chí của gc thống trị XH, là nhân tố điều chỉnh mặt gc các quan hệ XH làm cho XH ổn định và phát triển.

- PL mang bản chất của gc CN, bảo vệc quyền lợi của gc Cn, nhân dân lao động. Nó thể hiện ý chí của NN, là công cụ để quản lý NN và XH

+ Cơ sở PL: điều 12, 71,73, 74

Điều 12: NN quản lý XH bằng PL, ko ngừng tăng cường pháp chế XHCN, các cơ quan NN, tổ chức KT, tổ chức XH đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và PL, mọi hành động xâm phạm tới lợi ích của NN, đến quyền và lợi ích của tập thể và công dân đều phải xử lý theo PL.

Yêu cầu NN phải xdựng hệ thống PL

- Pháp chế là sự đòi hỏi yêu cầucác cơ quan NN, các tổ chức XH và mọi công dân phải tuân thủ và thực hiện đúng đắn nghiêm chỉnh PL trong hoạt động của mình

Yêu cầu NN phải hoạt động dựa trên PL. Công dân, các tổ chức, các cơ quan NN phải hiểu PL. Chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, cơ quan NN phải được pháp chế hóa.

+ Ý nghĩa: đảm bảo, giữ gìn được trật tự, an toàn XH, kỉ cương NN

5. Quan điểm 5: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và NN

+ Cơ sở CT: Tư tưởng quan niệm có từ CNTB

Địa vị đảng cầm quyền được thừa nhận trong điều 4 hiến pháp

" ĐCSVN, đội tiên phong của gc CN VN , đại biểu trung thành với quyền lợi của gccn, nhân dân lđộng và của cả dân tộc. Theo CNML và TTHCM đó là lực lượng lãnh đạo NN, XH, mọi tổ chức hoạt động của Đảng đều phải tuân theo HP, PL"

+ Cơ sở PL: Nội dung của quan điểm Đảng lãnh đạo: lãnh đạo chứ ko làm thay NN. Đảng đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo, đường lối quan điểm, nghị quyết để quyết định thể chế CT, mô hình NN VN. Đảng lãnh đạo NN thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng thành hệ thống kế hoạch, chính sách cơ chế PL của NN. Đảng lãnh đạo NN thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ Đảng viên, xây dựng chiến lược cán bộ, giới thiệu cán bộ vào Đảng, tham gia các cơ quan NN, các tổ chức trong hệ thống CT( Đoàn TN, Hội PN)

Đảng lãnh đạo NN thực hiện đổi mới cơ cấu tổ chức của NN, Đảng lãnh đạo NN thông qua cồng tác ktra, tiến hành xử lý cán bộ Đảng viên.

+ Ý nghĩa: Đây là nguyên tắc cơ bản quyết định đường lối CMVN, quyết định sự thành bại của CNXH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro