cau11 12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Quá trình SX GTTD, hai phương pháp SX GTTD và giá  GTTD siêu ngạch?

-Quá trình SXTBCN là quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa SLĐ và TLSX có đặc điểm:

+Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.

+Sản phẩm mà công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Ví dụ về quá trình sx TBCN

Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng ra một số tiền là:

 10 kg bông giá trị:                             20 $

Hao mòn máy:                        3 $

Tiền công 1 ngày (10 giờ):                  5 $

Tổng cộng                              =       28 $                 

-Giả sử kéo 10  bông thành sợi mất 5 giờ. Vậy giá trị của 1 kg sợi là:

Giátrị của 10 kg bong chuyển vào: 20 $

              Giá trị của máy móc chuyển vào:      3 $

Giá trị SLĐ của công nhân:               5 $

Tổng cộng:                                      =     28 $

 Nếu quá trình lao động chỉ dừng ở đó (công nhân làm việc 5 giờ) thì không có giá trị thặng dư. Nhưng thực tế quá trỡnh lao động luôn kéo dài hơn 5 giờ vỡ tiền lương nhà tư bản thuê công nhân là một ngày (10 giờ) chứ không phải 5 giờ. Do đó nhà tư bản tiếp tục quá trình sản xuất 5 giờ lao động còn lại như 5 giờ trước, nhưng không phải trả giá trị SLĐ cho công nhân nữa do đó chi phí trong 5 giờ lao động sau là:

 10 kg bông giá trị:              20 $

 Hao mòn máy:                         3 $

Tổng                                 =    23 $

Và lại thu được 1 kg sợi với giá trị là 28 $. Vậy nhà tư bản có được m sau 10 giờ lao động của công nhân là 5 $. Do đó tiền tệ được ứng ra ban đầu (51 $) đó chuyển thành tư bản. 

Từ sự nghiên cứu quá trình SX m có thể rút ra những kết luận sau:

-Phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra ta thấy chúng có hai phần:

+ Giá trị cũ: giá trị những TLSX nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn di chuyển vào sản phẩm mới.

+ Giá trị mới: giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình SX. Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư

=> Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

- Ngày lao động của công nhân chia làm hai phần:

+ Thời gian lao động cần thiết là khoảng thời gian công nhân tạo ra một lượng giá trị tương đương giá trị SLĐ của mình (lao động trong thời gian này gọi là lao động cần thiết).

+ Thời gian lao động thặng dư là khoảng thời gian công nhân tạo ra giá trị m (lao động trong thời gian này gọi là lao động thặng dư).

- Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đó được giải quyết: chỉ có trong lưu thông tư bản mới mua được hàng hoá sức lao động, sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong SX tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để SX ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản. 

=> Nghiên cứu giá trị thặng dư được SX ra như thế nào đó vạch rừ bản chất búc lột của chủ nghĩa tư bản

+ Hai phương pháp SX GTTD:

-SX giá trị thặng dư tuyệt đối

-SX giá trị thặng dư tương đối và hình thức biến tướng của GTTSTĐ là SX giá trị thặng dư siêu ngạch.

a. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.

* Giá trị thặng dư tuyệt đối:là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi NSLĐ, GTSLĐ và TGLĐ tất yếu không thay đổi.

Giả sử ngày lao động 10h trong đó 5h thời gian lao động tất yếu, 5h thời gian lao động thặng dư.

Ví dụ: ngày lao động 10h được chia đều thành 2:

                                            5h                                            5h

Thời gian LĐ tất yếu            Thời gian LĐ thặng dư

=> T sut giá tr thng dư:  m’ = 5/5´ 100% = 100%

Gi s ngày lao động kéo dài thêm 2h na, thi gian lao động tt yếu 5h khụng đổi, thi gian lao động thng dư tăng lên 7h:

                                     5h                                                       7h

Thời gian LĐ tất yếu                        Thời gian LĐ thặng dư             

=> T sut giá tr thng dư: m’ = 7/5´ 100% = 140%

- Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối:

+ Tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm…

+ Tăng cường độ lao động.

- Ngày lao động bị giới hạn bởi thể chất và tinh thần của người công nhân, vì công nhân cần cú thời gian để TSX ra SLĐ.

Độ dài ngày lao động trong khoảng:

thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h.

Như vậy về mặt kinh tế ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Với cách bóc lột này, nếu cứ kéo dài ngày lao động thì giai cấp công nhân sẽ tiến hành đấu ttranh chống lại giai cấp tư sản => kết quả là ngày lao động tiêu chuẩn 8h được thực hiện.

* Giá trị thặng dư tương đối: m dư được tạo ra do rut ngắn TGLĐTY bằng cách tăng năng xuất lao động xó hội, nhờ đó tăng TGLĐTD, trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi.

Ví dụ ngày lao động 8h được chia đều thành 2:

                                                     4h                                                           4h

Thời gian LĐ tất yếu            Thời gian LĐ thặng dư

=> Tỷ suất giá trị thặng dư:  m’ =   4/4  ´ 100% = 100%

 Nếu thời gian lao động tất yếu rút ngắn con 4 h, thời gian lao động thặng dư tăng lên 1 h:

                                                   3h                                                        5h

Thời gian LĐ tất yếu            Thời gian LĐ thặng dư

=> Tỷ suất giá trị thặng dư:   m’ =  6/4  x 100% = 150%

Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải hạ thấp giá trị sức lao động, bằng cách giảm giá trị tư liệu sinh hoạt của công nhân. Do đó phải tăng năng suất lao động xó hội trong cỏc ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, các ngành SX TLSX để SX các TLSH đó.

=> Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu

=> Hai phương pháp nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để năng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà ttrái lại để tăng cường độ lao động. Ngày nay việc tự động hoá sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.

b. Giá trị thặng dư siêu ngạch: là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng húa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với mỗi nhà tư bản, nhưng đối với xã hội nó là phổ biến, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Câu 12:

Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền? Bản chất và biểu hiện của CNTB độc quyền nhà nước?

I.  Năm đặc điểm KT cơ bản của CNTB độc quyền

Thứ nhất, Tập trung SX và các tổ chức độc quyền

Tích tụ và tập trung SX cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của CN đế quốc.

- Cụ thể: ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp những năm 1900 có 1% các xí nghiệp lớn chiếm tới 3/4 máy hơi nước, điện lực, hơn một nửa số công nhân và sản xuất ra gần 1/2 tổng sản phẩm.

- Sự tích tụ và tập trung ở mức cao này đó khiến các xí nghiệp lớn cạnh tranh rất quyết liệt nhưng khó đánh bại nhau => dễ dàng thỏa thuận với nhau hình thành nên các tổ chức độc quyền.

 Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

- Những liên minh độc quyền thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang (sự liên kết những doanh nghiệp cùng ngành) dưới những hình thức cácten, xanhđica, tớrớt. Nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền các tổ chức đã phát triển thành liên kết dọc dưới hình thức côngxoócxiom, cônggơlômêrát.

- Cacten (Cartel):

+ Là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô, sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán... các thành viên  vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp

=> Cacten là một liên minh độc quyền không vững chắc (phát triển nhất ở Đức).

- Xanhđica (Cyndicate):

+ Các xí nghiệp vẫn độc lập về SX, chỉ mất độc lập về lưu thông; mọi việc mua bán do một ban quản trị đảm nhiệm..

+ Mục đích của họ là thống nhất đầu mối mua, bán để bán hàng hóa với giá đắt và mua nguyên liệu với giá rẻ (phát triển nhất ở Pháp).

- Tơrơt (Trust):

+ Là một hình thức độc quyền thống nhất cả việc SX và lưu thông và tài vụ dưới sự quản lý của hội đồng quản trị.

+ Các nhà tư bản tham gia tơrớt trở thành các cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

+ Tơrơt đánh dấu bước ngoặt về hỡnh thức vận động mới của QHSX TBCN (Nước Mỹ là quê hương và nới phát triển nhất).

- Côngxoócxiom là sự liên kết không chỉ những xí nghiệp lớn mà cả những xanhđica, tờrớt... thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan đến nhau về kinh tế, kỹ thuật do đú nú cú hàng trăm xí nghiệp trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kích sù.

- Cônggơlômêrỏt hay Consơn là việc thâu tóm nhiều công ty, xí nghiệp khác nhau: vận tải, thương nghiệp, ngân hàng và các dịch vụ khác...

=> Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hoá có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất

Thứ hai. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

- Tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quá trình này cũng do cạnh tranh mà các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính => các ngân hàng khổng lồ. Mặt khác các ngân hàng nhỏ không đáp ứng được việc sản xuất, kinh doanh của các xí nghiệp lớn, đòi hỏi phải có các ngân hàng lớn hơn vì vậy các ngân hàng nhỏ tự sát nhập thành các ngân hàng lớn, nếu không muốn bị phá sản.

- Từ chỗ làm trung gian trong việc thanh toán nay do nắm được phần lớn TB tiền tệ trong xã hội các tổ chức độc quyền ngân hàng đó làm thay đổi quan hệ giữa TB ngân hàng và TB công gnhiệp mà ở đó TB ngân hàng có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động của nền kinh tế TBCN. Trước hết các độc quyền ngân hàng cử người đại diện vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp theo dỏi việc sử dụng tiền hoặc đầu tư trực tiếp vào công nghiệp. Sau đó các độc quyền công nghiệp cũng có sự xâm nhập trở lại vào các độc quyền ngân hàng. Kết quả của quá trình này đó dẫn đến sự ra đời của TB tài chính.

=> Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản ĐQ công nghiệp

=> Sự phát triển của TB tài chính dẫn đến một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị toàn xã hội => bọn đầu sỏ tài chính.

- Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua các hình thức:

+ Chế độ tham dự: nắm giữ phần lớn cổ phiếu của một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (c.ty mẹ) => mua được cổ phiếu không chế của công ty con => công ty cháu… do vậy bằng một lượng đầu tư tư bản nhỏ mà các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết một lượng tư bản gấp nhiều lần.

+ Hoặc bọn đầu sỏ tài chính lập công ty mới; phát hành trái khoán; kinh doanh công trái; đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch; đầu cơ ruộng đất.

Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác: về chính trị chúng biến nhà nước tư sản thành thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng => chủ nghĩa phát xít; chủ nghĩa phản động; chạy đua vũ trang…

Thứ ba,. Xuất khẩu tư bản

- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

- Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:

+ Trong một số ít nước phát triển đó tớch lũy được một lượng tư bản lớn => “tư bản thừa” tương đối => cần tìm nơi đầu tư có lợi.

+ Các nước lạc hậu thiếu vốn để phát triển, giá cả ruộng đất, tiền lương, nguyên liệu rẻ => tỷ suất lợi nhuận cao => môi trường đầu tư hấp dẫn.

- Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức:

+ Xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp): xây dựng xí nghiệp mới, mua lại các xí nghiệp đang hoạt động biến nó thành công ty con thuộc công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành dưới dạng song phương, đa phương hoặc toàn bộ vốn của công ty nước ngoài.

+ Xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp): cho chính phủ, thành phố hay một ngân hàng vay để thu lời.

- Các hình thức xuất khẩu tư bản trên nếu xét về chủ sở hữu được chia thành hai:

+ Xuất khẩu tư bản nhà nước: nhà nước tư sản đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị hoặc quân sự: về kinh tế lĩnh vực thường hướng tới thuộc kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho tư bản tư nhân đầu tư; về chính trị nhằm để duy trì và bảo vệ chế độ chính trị “thân cận”, tăng cường sự phụ thuộc thực hiện CNTD mới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản; về quân sự lôi kéo và buộc các nước nhập khẩu phải cho các nước xuất khẩu tư bản lập căn cứ quân sự trên lónh thổ của mình.

+ Xuất khẩu tư bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tư bản do tư nhân đảm nhận có đặc điểm thường đầu tư vào ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn, thu lợi nhuận độc quyền cao

- Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất TBCN ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới. Việc xuất khẩu tư bản cũng có những tác động đến nền kinh tế các nước nhập khẩu: thúc đẩy kinh tế hàng hoá ra đời, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông – công – nghiệp mặc dù cơ cấu này còn phụ thuộc vào kinh tế của chính quốc

Thứ tư. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền

- Thực chất sự phân chia thế giới về kinh tế là phân chia thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường nguồn nguyên liệu và đầu tư.

- Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài càng trở nên gay gắt.

- Các tổ chức độc quyền vừa cạnh tranh vừa thoả hiệp để củng cố địa vị độc quyền của chúng t đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tờrớt quốc tế

Thứ năm. Sự phõn chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

- Đặc điểm của sự phân chia lãnh thổ thế giới giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20

+ Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm các nước chậm phát triển để làm thuộc địa nhằm giành thị trường tiêu thụ hàng hóa, nguồn nguyên liệu, nơi đầu tư có lợi và căn cứ quân sự.

+ Do sự phân chia lãnh thổ và sự phát triển khổng đồng đều của CNTB => cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918, lần thứ hai 1939 – 1945.

II. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước

CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm phục vụ lợi ích cho các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.

- Thực chất đây là quá trình dung hợp giữa hai khối sức mạnh tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước; là sự thống của ba quá trình gắn bó chặt chẽ: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền; tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế; tạo nên một cơ chế thống nhất gắn bó cả lợi ích kinh tế và chính trị.

- Nhà nước TBĐQ trở thành một tập thể tư bản khổng lồ, song nó cũng có thêm chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội.

- CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của CNTB.

Trong lịch sử, bất kỳ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xó hội: trước CNTB các nhà nước can thiệp chủ yếu bằng bạo lực và lối cưỡng bức siêu kinh tế; nhà nước tư bản giai đoạn tự do cạnh tranh chỉ điều tiết bằng thuế và pháp luật con trong giai đoạn CNTBĐQ nhà nước tư sản cũng có vai trò tổ chức và quan lý các xí nghiệp thuộc khu vực nhà nước, điều tiết nền kinh tế bằng nhiều biện pháp trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất.

2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước

 * Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước.

- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các tổ chức, đảng phái tư sản. Chính các tổ chức, đảng phái này là lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho CNTBĐQ nhà nước. Các tổ chức này hoạt động như cơ quan tham mưu, chi phối đường lối kinh tế - chính trị của nhà nước tư sản, “lái” hoạt động của nhà nước theo hướng có lợi cho tầng lớp TSĐQ và được gọi là: Chính phủ đằng sau Chính phủ.

- Các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị, nắm giữ chức vụ trọng yếu hoặc trở thành những người đứng đầu các tổ chức độc quyền => sự thâm nhập vào nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương ở các nước tư bản 

*  Sự hình thành và phỏt triển sở hữu nhà nước.

- Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của tầng lớp TSĐQ nhằm ủng hộ và phục vụ lợi ích của TBĐQ, duy trì sự tồn tại của CNTB, biểu hiện là: sở hữu nhà nước tăng lên; mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân được tăng cường, chúng đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội.

- Sở hữu nhà nước gồm: dộng sản, bất động sản, xí nghiệp nhà nước trong công nghiệp và các lĩnh vực kết cấu hạ tầng…. Được hình thành dưới những hình thức sau đây:

+ Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách

+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại

+ Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân

+ Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh nghiệp tư nhân.

- Chức năng của sở hữu nhà nước:

+ Một là: mở rộng sản xuất TBCN

+ Hai là: giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền trong những ngành ít lời.

+ Ba là: làm chỗ dựa cho nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế.

Sở hữu nhà nước trên đây phản ánh xuyên tạc chế độ sở hữu tư nhân TBCN, bởi biểu hiện “có tính xã hội” của nó. Song thực chất vẫn là quan hệ kinh tế TBCN dựa trên sự bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê.

c) Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.

- Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước, bao gồm bộ máy quán lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp TSĐQ.

- Các chính sách trên nhiều lĩnh vực: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ; chống lạm phát; tăng trưởng kinh tế; kinh tế đối ngoại…

- Các công cụ: ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ - tín dụng…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hhhhhh