cau11,12ntsp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Hãy nêu các nguyên tắc sư phạm và PPDH cơ bản khi dạy về hoá học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

* Các nguyên tắc sư phạm và PPDH cơ bản khi dạy về hoá học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông

I. Nguyên tắc sư phạm

1. Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vô cơ - hữu cơ. Thấy rõ các chất vô cơ và hữu cơ có mối liên quan với nhau.

2. Chú trọng vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể: 

- Xuất phát từ sự phân tích thành phần, cấu tạo phân tử, ảnh hưởng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra...

- Từ đặc điểm cấu tạo phân tử các chất hữu cơ dự đoán tính chất hóa học.

- Vận dụng cơ sở lí thuyết, qui tắc để giải thích quá trình phản ứng, cơ chế phản ứng...

3, Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học: như, công thức cấu tạo, công thức tổng quát, danh pháp hóa học.

4. Chú ý liên hệ củng cố và phát triển khái niệm cũ có liên quan.

5. Chú ý thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

II. Phương pháp dạy học

1) – Phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu chất hữu cơ là phương pháp diễn giải hay diễn dịch.

- Nghiên cứu theo dãy đồng đẳng; nghiên cứu kĩ một chất tiêu biểu suy ra tính chất cơ bản của các chất khác trong dãy. 

2) Khi sử dụng các chất tiêu biểu trong dãy đồng đẳng sử dụng phương pháp qui nạp.

3) Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện trực quan.

4) Sử dụng phương pháp so sánh để khắc sâu kiến thức.

5) Luyện tập khả năng vận dụng kiến thức về CTC hữu cơ để tìm hiểu bản chất biến đổi của các chất hữu cơ.

* Ví dụ minh họa: 

Câu 12: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu các định luật hoá học cơ bản quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông?

Trả lời:

Vị trí và ý nghĩa của các ĐL HH cơ bản của chương trình HH PThông 

Các ĐLHH được đưa vào chương trình để giúp cho quá trình nghiên cứu các quy luật chung và riêng biệt về cấu tạo chất và sự biến đổi của các chất.

a) Định luật thành phần không đổi:

Nghiên cứu thành phần định lượng về cấu trúc phân tử các chất, làm cơ 

sở để xác định các nguyên tố hoá học tạo nên phân tử các chất. Từ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong thành phần các chất là cơ sở để biểu diễn, mô tả các chất bằng ký hiệu, công thức hoá học các chất.  

 Định luật  này được nghiên cứu ở chương II lớp 8 PTTHCS. 

b) Định luật bảo toàn khối lượng:

Nghiên cứu quy luật bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học quá trình biến đổi, vận động của vật chất: Khối lượng các chất được bảo toàn chỉ có “thay đổi lại cấu tạo, sắp xếp lại các nguyên tử để tạo chất mới. Định luật làm cơ sở cho việc tính toán định lượng các chất trong phản ứng hoá học.

c) Định luật Avôgađro:

Xác định thể tích mol phân tử chất khí trong điều kiện tiêu chuẩn. Định luật giúp cho việc nghiên cứu định lượng quá trình biến đổi chất khí trong điều kiện chuẩn và mở rộng trong các điều kiện khác theo phương trình trạng thái của chất khí.

d. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học:

 Nghiên cứu quy luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, các hợp chất trong chu kỳ, nhóm của các nguyên tố hoá học. Cùng với thuyết electron xác định mối liên hệ giữa vị trí các nguyên tố trong HTTH, qui luật biến đổi tính chất các chất với cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết hoá học các chất. Trên cơ sở đó mà dự đoán tính chất các chất, định hướng cho sự nghiên cứu thực nghiệm các chất và hình thành kỹ năng dự đoán khoa học trong học tập hoá học cho học sinh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro