cau11cnxh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11 : Nêu quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về con người, bản chất con người?

       A, Theo Chủ nghĩa Mác – Lê nin : Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.

      +  Con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự nhiên có chứa cái xã hội, không có cái xax hội tách rời cái tự nhiên.

      + Con người là sản phẩm tiến hóa, phát triển lâu dài của tự nhiên, thế giới tự nhiên luôn luôn vận động và phát triển từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện tới  hoàn thiện mà đỉnh cao là con người. Angghen cho rằng : lao động là nguyên nhân sâu xa cho qua trình chuyển biến từ vượn thành người và cũng là điều kiện cho con người tồn tại và phát triển.

       + Con người là một thực thể sống có quá trình trao đổi chất với môi trường xung quanh có tâm sinh lý và những nhu cầu vật chất nhất định. Max khẳng định trước khi hoạt động chính trị, văn học nghệ thuật, con người, ăn , ở đi lại. Mỗi cơ thể con nguwoif đều tuân theo cơ sở tự nhiên như: sinh ra, tồn tại, phát triển, chưởng thành và chết đi. Tuy nhiên những nhu cầu sinh học của con người đã mang tính xã hội . Do vậy, Mac cho rằng con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt, một thực thể tự nhiên đã nhân loại hóa.

      B. Con người trong quá trình tồn tại không chỉ tác động vào tự nhiên, làm biến đổi thế giới tự nhiên, mà cơn người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất con người, làm cho con người khác với con vật. Theo Mác “Bản chất con người không phải là cái trìu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là mối tổng hòa các quan hệ xã hội.”

       + Con người không thể  tồn tại nếu tách khỏi xã hội. Chỉ trong xã hội con người mới có thể trao đổi lao động, thong qua đó thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống như: ăn, ở, đi lại … Trong xã hội thông qua quan hệ với người khác mà mỗi người nhân thức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, tường bước hoàn thiện nhân cách.

        + Xã hội phát triển, con người hòa vào cộng đồng xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng bền chặt hơn, con người được mở rộng mối quan hệ xã hội. Khi quan hệ con người được mở rộng thì con người lại nhận thức về mình rõ hơn và sự hiểu biết của con người về xã hội cũng nhiều hơn, vai trò của con người trong xã hội càng tăng.

C. Quan hệ giữa con người với xã hội là quan hệ thường xuyên và có sự thống nhất biện chứng với nhau.

         + Do vậy, để cho con người ngày càng phát triển cần phải mở rộng những quan hệ xã hội, làm cho xã hội ngày càng tiến bộ, tạo điều kiện chăm sóc con người ngày càng tốt hơn.

         + Xã hội ngày càng phát triển, năng suất lao động càng cao, của cải vật chất ngày càng dồi dào, tạo điều kiện phát triển những mặt tự nhiên như: sức khỏe, trí tuệ con người… Khi con người được chăm sóc đầy đủ có sức khỏe, trí tuệ, học vấn sẽ có điều kiện cống hiến cho xã hội càng nhiều. Do vậy dưới CNXH, muốn xây dựng thành công CNXH cần phải xây dựng những con người XHCN. Con người XHCN bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người XHCN mang những nét đặc trưng của CNXH, song vẫn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng thói quen của xã hội cũ. Cho nên, qua trình xây dựng con người mới XHCN là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu.

          * Vận dụng tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh về con người : Con người là mối duy nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta. Nhận thức về con

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro