cau12-17:lskt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 12: Đánh giá tổng quát kinh tế Việt Nam sau 80 năm Pháp đô hộ (1858-1945)

Sau thời gian sau hơn 80 năm đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã làm rung chuyển mạnh xã hội phong kiến Việt Nam, làm chuyển biến tính chất và trình độ nền kinh tế nước ta

*Về tính chất của nền kinh tế

-Nền kinh tế Việt Nam mất dần tính chất phong kiến thuần túy, trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến

-Sản xuất hàng hóa phát triển nhưng quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì và tồn tại một cách phổ biến

-Các chính sách của thực dân Pháp đã thúc đẩy sự ra đời của thành phần kinh tế tư bản tư nhân và giai cấp tư sản Việt Nam . Nhưng khi mới hình thành , giai cấp tư sản nước ra bị Pháp cạnh tranh , chèn ép và chỉ có thể hoạt động được trong những khe hở của CNTB độc quyền ngoại quốc à do đó tiềm lực kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ bé

*Về mặt xã hội

-Thực dân Pháp đã thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với địa chủ và tư sản , sự liên kết giữa thế lực thực dân và địa chỉ phong kiến trở thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển của xã hội , kìm hãm sự phát triển lịch sử khách quan của dân tộc Việt Nam

*Về trình độ phát triển của nền kinh tế

-Sự xâm nhập của tư bản Pháp đã kéo theo sự xuất diện một số nhân tố mới trong nền kinh tế Việt Nam , đó là những cơ sở hạ tầng trong giao thông vận tải , những xí nghiệp quy mô lớn sử dụng máy móc kỹ thuật tương đối hiện đại

-Các công ty của người Pháp đem theo phương thức kinh doanh của nền sản xuất tư bản lớn với hiệu quả cao hơn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhanh hơn

-Cơ cấu kinh tế bắt đầu có sự biến đổi , kinh tế hành hóa tư bản này phát triển hướng vào phục vụ thị trường trong và ngoài nước , do đó kinh tế tự cung tự cấp có chiều hướng thu hẹp

-Những chuyển biến của nền kinh tế chủ yếu diến ra ở đô thị , nông thôn vẫn là nền kinh tế phong kiến lạc hậu . Công nghiệp tuy có sự phát triển nhất định nhưng còn nhỏ bé , quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạm , lao động chủ yếu vẫn là trong nông nghiệp

*Đời sống nhân dân thấp kém

-Dân số tăng nhanh , trong đó 90% lại còn sống ở nông thôn , mà nông thôn lại là tầng lớp có mức sống thấp nhất trong xã hội

-Đời sống của công nhân và những người làm nghề khác như nhân viên trong các công sở , trí thức Việt nam cũng rất eo hẹp

-Sự tăng trưởng kinh tế không đem lại lợi ích cho đa số nhân dân lao động , đời sống vật chất thiếu thốn , đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn ( 90 % dân số mù chữ )

Trải qua gần một thế kỷ Thực dân Pháp đô hộ Việt Nam , nền kinh tế nước ra phải gánh chịu hậu quả nặng nề : đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , phụ thuộc chặt chẽ và đế quốc . Thực dân Pháp kìm hãm sự phát triển nền kinh tế nước ra không cho tiến lên chủ nghĩa tư bản , điều đó đã kàn cho kinh tế Việt Nam lạc hậu thêm so với thế giới , nhân dân ngày một bần cùng hóa : bị ăn đói , mặc rách , bệnh tật , mù chữ ... Do vậy luận điểm " Khai hóa " của Pháp vẫn thường khoe khoang , tuyên truyền chẳng qua chỉ là sự bịp bợm , xuyên tạc mà thôi

Câu 13: Kinh tế kháng chiến giai đoạn 1945-1946

1. Những khó khăn về kinh tế:

-Nạn đói có nguy cơ tiếp diễn: miền Bắc bị mất mùa do trận lụt lớn làm 9 tỉnh ở phía Bắc bị vỡ đê

-Khó khăn về tài chính - tiền tệ:

+Ngân sách của Chính phủ gần như trống rỗng, nguồn chi tiêu phụ thuộc vào Pháp (Ngân hàng Đông Dương).

+Tiền tệ bị phụ thuộc vào Pháp, ở miền Bắc xuất hiện thêm tiền quan kim,quốc tệ do quân Tưởng mang sang.

-Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu - hậu quả chế độ thực dân phong kiến để lại

2. Biện pháp kinh tế của Đảng và Chính phủ:

a. Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói:

-Kêu gọi tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong nhân dân.

-Khuyến khích đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nhà nước đưa nhiều biện pháp để hỗ trợ người nông dân. Tạm cấp đất hoang cho dân nghèo, sửa chữa, củng cố đê điều. Vận động nhân dân nhanh chóng cấy tái giá, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, cung cấp giống, nông cụ.

-Ban hành 1 số sắc lệnh nhằm giải quyết khó khăn về lương thực, cấm đầu cơ tích trữ lương thực, tạo điều kiện cho lưu thông thóc gạo giữa các vùng, khuyến khích chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói.

-Cấm xuất cảng các sản phẩm lương thực, yêu cầu địa chủ giảm tô 25% ...

=> sau hơn 1 năm lượng lương thực và hoa màu đầu được tăng lên. Từ tháng 9 -12/1945, diện tích trồng hoa màu ở Bắc bộ tăng 3 lần, năm 1946 so với năm 1944 sản lượng lúa vượt 38,8% nhờ đó nạn đói bị chặn đứng.

b. Đấu tranh xây dừng nền tài chính - tiền tệ độc lập:

* Tài chính:

-Chính phủ kêu gọi sự ủng hộ và giúp dỡ của nhân dân thông qua phong trào: "quỹ độc lập","tuần lễ vàng".. Kết quả: chính phủ đã thu được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

-Xây dựng chế độ thuế mới: xoá bỏ những thuế bất công vô lý ,miễn giảm 1 số loại thuế Đến cuối năm 1946 nhà nước có hệ thống thuế riêng tạo nguồn thu cho ngân sách.

-Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, tập trung cho 3 nhiệm vụ cấp bách: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, nhưng chủ yếu là xây dựng quỹ quốc phòng , xây dựng quân đội, khôi phục kinh tế và giải quyết nạn đói.

* Tiền tệ:

-Vẫn sử dụng đồng Đông Dương và có chính sách ngăn chặn sự phá hoại của địch.

-Nhà nước bí mật phát hành tiền để tạo niềm tin cho nhân dân

-1/1946: phát hành giấy bạc VN từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam trung bộ vì ở đây không có quan đội nước ngoài chiếm đóng.

-8/1946: Mở rộng phát hành từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc trung bộ

-11/1946: quốc hội khoá 1 quyết định phát hành tiền giấy trong cả nước.

=>Hơn 1 năm sau khi thành lập, chúng ta đã có đồng tiền riêng của mình, được pháp luật cho phát hành trên cả nước, được nhân dân ủng hộ và tín nhiệm.

* Phục hồi công thương nghiệp và chuyển dần nền kinh tế sang thời chiến:

-Với công nghiệp: xoá bỏ đặc quyền của tư bản Pháp trong 1 số lĩnh vực; tiếp tục cho tư bản Pháp được kinh doanh; khuyến khích tư nhân kinh doanh công nghiệp; chính phủ trực tiếp khôi phục, sửa chữa 1 số cơ sở công nghiệp...

-Về giao thông: Chính phủ đã thủ tiêu quyền kinh doanh xe lửa và giao cho bộ giao thông công chính quản lý. Tiến hành khôi phục, sửa chữa những cơ sở giao thông vận tại bị tàn phá sau chiến tranh.

-Với thương nghiệp: khuyến khích tự do lưu thông hàng hoá. Nhà nước nắm chủ quyền ngoại thương...

-Chuyển dần kinh tế sang thời chiến:

+Ở những thành phố Pháp chiếm lại, ta tiến hành triệt để bao vây, phá hoại kinh tế, bất hợp tác kinh tế với địch.

+Ở những vùng nông thôn nơi Pháp đánh rộng ra, chúng ta thực hiện chính sách "vườn không nhà trống" để gây khó khăn cho địch,

+ Cả nước thực hiện phong trào "ủng hộ kháng chiến Nam bộ". Nhân dân miền Bắc và miền Trung đã góp công, góp của để chi viện cho miền Nam.

Câu 14: Kinh tế kháng chiến giai đoạn 1951-1954

Bối cảnh lịch sử:

-Khi công cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn tổng phản công, nhu cầu về vật chất gia tăng nhanh trong khi đó tình hình tài chính, tiền tệ rất khó khăn: thu ngân sách không đủ chi tiêu, tiền tệ mất giá, hàng hoá khan hiếm. Trước tình hình đó, đại hội II của Đảng đã đề ra chủ trương chấn chỉnh toàn diện về công tác kinh tế - tài chính.

-Cuộc kháng chiến dần đi đến thắng lợi, yêu cầu đẩy mạnh cải cách dân chủ (gắn kết nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến).

1. Chấn chỉnh công tác kinh tế - tài chính.

a. Công tác tài chính:

-Phương châm: tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý.

-Chính sách, biện pháp:

+Tập trung, thống nhất nguồn thu để tránh thu chồng chéo giữa trung ương và địa phương. Chính phủ đề ra 7 loại thuế, trong đó thuế nông nghiệp có vai trò quan trọng nhất

+Giảm biên chế khu vực hành chính

+Chi tiêu tiết kiệm, tập trung chi cho kháng chiến (chi quốc phòng).

-Kết quả: khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách. Năm 1950 thu chỉ đáp ứng 23% chi, ,1953 ở miền Bắc và Bắc trung bộ thu đã vượt chi 16%, 1954 thu vượt chi 12%.

b.Công tác ngân hàng:

-Thành lập ngân hàng quốc gia VN (6/5/1951) có nhiệm vụ phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ, quản lý ngoại hối, huy động vốn và cho vay hỗ trợ lãi suất...

-Trong giai đoạn này, ngân hàng còn có nhiệm vụ quan trọng là đấu tranh về tiền tệ với địch, hình thức đấu tranh thay đổi tuỳ theo từng vùng.

=>kết quả: phát hành tiền ngân hàng, hỗ trợ vốn cho sản xuất.

c.Công tác mậu dịch:

-Thành lập cơ quan mậu dịch quốc doanh (14/5/1951) với nhiệm vụ cung cấp hàng hoá phục vụ các cơ quan, bộ đội...; điều hoà thị trường, ổn định giá cả; đấu tranh với địch trên lĩnh vực lưu thông tiền tệ...

=>kết quả: ổn định thị trường, giá cả, đáp ứng phần nào nhu cầu của kháng chiến và dân sinh.

2. Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, củng cố các doanh nghiệp quốc gia.

* Đầu năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, đây được coi là công tác trung tâm của toàn Đảng, toàn dân cho tới khi kết thúc cuộc Kháng chiến .

* Kết quả thực hiện:

-Nông nghiệp: trong kháng chiến được coi là ngành chủ yếu.

+ Nhà nước khuyến khích nông dân xây dựng các công trình thuỷ lợi, củng cố phát triển hợp tác để bảo vệ sản xuất.

+ Đến năm 1953, liên khu III và IV có nhiều công trình thuỷ lợi, hệ thống tưới tiêu lớn.. vùng tự do từ liên khu IV trở ra đã thu hoạch được 2.757.700 tấn thóc, hoa màu thu hoạch tăng gấp 2 lần so với năm 1945

-Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: đều phát triển trong đó có nhiều cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp tự nhân. Năm 1953 công nghiệp quốc phòng tăng 35,5 lần so với năm 1946.

-Giao thông vận tải: từ 1950-1954 chỉnh phủ đã sửa 458km đường sắt, nhiều bến đò và xây dựng nhiều tuyến đường mới

3. Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất:

-Phát động quần chúng thực hiện phòng trào đòi triệt để giảm tô, giảm tức và thực hiện thoái tô nhằm giảm khó khăn cho nông dân, có thêm lương thực, đánh 1 đòn mạnh vào tiềm lực kinh tế địa chủ.

-Tiến hành cải cách ruộng đất ở 1 số vùng (270 xã thuộc Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bắc Giang) từ đầu năm 1954, sau khi quốc hội thông qua luật Cải cách ruộng đất (4/12/1953)

=>kết quả: tịch thu được 44.500 ha đất, 1 vạn trâu, bò chia cho nông dân, có tác dụng to lớn động viên tinh thần của nông dân và bộ đội

Tóm lại, việc thực hiện chủ trương chấn chỉnh toàn diện về kinh tế tài chính đã có ý nghĩa quan trọng,làm cho kinh tế kháng chiến của ta mạnh hơn ,thăng bằng thu chi ngân sách , ổn định tiền tệ ,phát triển sản xuất , đời sống nhân dân được cải thiện. Làm suy yêu kinh tế của địch ,góp phần vào thắng lợi của kháng chiến và tạo tiền đề cho công cuộc xd XHCN sau này.

Câu 15 : Kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975

a)Thực trạng kinh tế miền Bắc sau giải phóng :

-Là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ . Nông nghiệp có tính chất phân tán và chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân

-Công nghiệp hết sức lạc hậu hơn nữa miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh

-Miền Bắc tiến lên CNXH trong khi CNXH đã trở thành hệ thống ở trên thế giới

-Cách mạng XHCN ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm 2 miền

Xuất phát từ tình hình trên Đảng và nhà nước đã có chủ trương " Đưa miền Bắc tiến nhanh , tiến mạnh , tiến vững chắc lên CNXH . Do vây vấn đề cấp bách của miền Bắc lúc này là cải tạo XHCN và xây dựng nền kinh tế ở giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên CNXH

b)Nội dung :

Quá trình xây khôi phục kinh tế được thực hiện trên 3 mặt : khôi phục các cơ sở sản xuất ,khôi phục mức sản xuất ngang trước chiến tranh và làm biến đổi tính chất của nền kinh tế cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân.

c)Kết quả

*Hoàn thành cải cách ruộng đất

-Sau giải phóng tháng 9/1954 bộ chính trị ra nghị quyết về tiếp tục cải cách ruộng đát ở những nơi chưa làm ,chủ yếu là vùng mới giải phóng . Được tiến hành trong 3 đợt từ năm 1955-1957 ,cùng với 2 đợt tiến hành trong kháng chiến ,đã chia lại ruộng đất, trâu bò, nhà cửa cho nông dân.

-Mặc dù vẫn mắc phải một số sai lầm, thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị xã hội sâu sắc vì đã thủ tiêu đưuọc chế độ sở hữu phong kiến về mặt ruộng đất ,sức sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng, người nông dân tự do,thêm niềm tin với Đảng và Nhà nước.

*Bước đầu cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh: các hình thức thấp của CN tư bản Nhà nước đã được sử dụng như gia công, đặt hàng,kinh tiêu, đại lý. Nhà nước còn sử dụng các chính sách thuế ,giá cả để hướng việc kinh doanh của họ phục vụ cho quốc kế dân sinh.

*Khôi phục sản xuất đạt và vượt mức trước chiến tranh:

-Việc khôi phục được thực hiện theo tinh thần nghị quyết của Bộ chính trị tháng 9/1954 với chủ trương nắm vững việc phục hồi và phát triển nông nghiệp: vấn đề then chốt,cơ sở để cai thiện đời sống dân sinh.Khôi phục và pt CN nhẹ trước,CN nặng sau.

-Thực hiện chủ trương này nhà nước đã có một số biện pháp như : giải quyết một số khó khăn trước mắt về đời sống , giúp các sơ sở sản xuất về vốn, đẩy mạnh phong trào đổi công và phong trào làm thủy lợi để khôi phục và pt nông nghiệp

-Sau 3 năm khôi phục kinh tế , 85% diện tích đất bỏ hoang đã được đưa vào sản xuất , 14 công trình thủy lợi được sửa chữa , sản lượng lúa năm 1957 đạt 3,95 triệu tán vượt 62% so với năm 1939,sản lượng CN và tiểu thủ công nghiệp năm 1957 tăng 299,8% năm 1939. Nhiều xí nghiêp nhà máy mới được xây dựng như: nhà máy chè Phú thọ, cá hộp Hải phòng..

-Giao thông vận tải cũng được khôi phục và phát triển nhanh chóng ,nhiều tuyến đường sắt được khôi phục,đường ôtô đã hình thành một số hệ thống thông suốt .

*Chấn chỉnh thương nghiệp tài chính tiền tệ .

-Trong giai đoạn này nhiệm vụ quan trọng của thương nghiệp là thống nhất thị trường ổn định giá cả , nắm độc quyền ngoại thương và mở rộng quan buôn bán với nước ngoài .

-Sử dụng biện pháp ổn định và điều chỉnh hợp lý giá cả ở vùng giải phóng dựa trên cơ sở giá ở vùng tự do vì giá ở vùng tự do tương đối hợp lý và ổn định.

-Hệ thống mậu dịch quốc doanh được mở rộng,lập lại các HTX mua bán độc quyền ngoại thương.

-Chính phủ sớm ban hành chính sách thuế mới và coi thuế là công cụ kiểm tra mọi hoạt động kinh tế xã hội , điều tiết thu nhập của giai cấp tư sản

-Tiền tệ : Chính phủ tiến hành thu hồi các loại tiền như đồng Đông Dương, tín phiếu, cho lưu hành giấy bạc ngân hàng TW.

*Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại : ký các hiệp định buôn bán ,hiệp định thương mại với nhiều nước cả ở trong CNXH như Liên Xô,CHLB Đức Bungari.. và ngoài CNXH như Pháp, Ấn Độ, Indonesia.. giúp chúng ta có được những kỹ thuật,vốn và hàng hoá cần thiêt để khôi phục và xây dựng kinh tế.

d)Nhận xét : Thành công của đường lối chính sách trong thời kỳ khôi phục kinh tế không chỉ đem lại những biến đổi sâu sắc trong đừoi sống kinh tế xã hội ở miền Bắc mà còn để lại những bài học quý giá và có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay.

Ý nghĩa: chứng minh và khẳng định một tất yếu kinh tế là: khi sức sx được giải phóng ,quan hệ sx phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sx thì kinh tế sẽ phục hồi và pt nhanh.

Câu 16 Cải tạo XHCN ở miền Bắc giai đoạn 1958 - 1960

Trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục kinh tế và phát triền kinh tế, miền Bắc bắt tay thực hiện 3 năm cải tạo XHCN với nội dung chủ yếu là: xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Thực chất là chuyến biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nên kinh tễũa hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ( hai hình thức là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thế )

Chủ trương của Đảng :cải tạo trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ,trong đó nông nghiệp là khâu chính vì nông nghiệp hiện đã chiếm một bộ phận rất quan trọng, nông dân lao động là một lực lượng sản xuất to lớn.

*Cải tạo XHCN trong nông nghiệp

-Chủ trương: Thực hiện hợp tác hoa nông nghiệp : đưa nông dân cá thể vào làm ăn tập thể.

Tiến hành dần từng bước từ thấp đến cao : Đi từ quy mô nhỏ đến quy mô lơn , từ hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao

Hợp tác hoá trước cơ giới hoá ,song song với thuỷ lợi hoá và cải tiến kỹ thuật.

-Nguyên tắc hợp tác hoá :Tự nguyện, cùng có lợi ,quản lý dân chủ.

-Biện pháp :chủ yếu là tuyên truyền ,vân động nhân dân tham gia vào.

-Kết quả: cuối năm 1960, toàn miền Bắc đã xây dựng được trên 40.000 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 85,8% số hộ nông dân, 78% diện tích canh tác tham gia.

*Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

-Đặc điểm: số lượng tư sản không nhiều, thế lực kinh tế yếu kém, bản chất chính trị non nớt.

-Chủ trương: Nhà nước không tước đoạt, thực hiện phương pháp hoà bình cải tạo với chính sách chuộc lại ,trả dần đối với tư liệu sản xuất của tư sản thông qua việc thiết lập các loại hình kinh tế tư bản Nhà nước (kinh tiêu, đại lý ,gia công, đặt hàng, công tư hợp doanh) để biến họ thành người lao động

-Biện pháp: kết hợp sử dụng các biện pháp Giáo dục - Hành chính - Kinh tế .

-Kết quả : cuối năm 1960, gần 100% hộ tư sản đã được cải tạo

*Cải tạo đối với thủ công nghiệp

-Đặc điểm : số lượng thợ thủ công khá lớn (40 vạn) ,sản xuất kinh doanh đa dạng, phân tán.

-Chủ trương: hợp tác hoá thủ công nghiệp (đưa thợ thủ công cá thể vào sản xuất tập thể)

-Biện pháp: Chủ yếu là tuyên truyền vận động. Nhà nước có sự hỗ trợ về vốn ,tư liệu sản xuất và giúp đào tạo cán bộ.

-Kết quả: cuối 1960 có 87,9% số thợ thủ công tham gia vào các hình thức sản xuất tập thể (HTX tiểu thủ công nghiệp)

*Cải tạo đối với thương nghiệp nhỏ:

-Đặc điểm: số lượng khá đông (20vạn) ,kinh doanh hết sức đa dạng ,phân tán, có biểu hiện tiêu cực.

-Chủ trương:

Chuyển dần bộ phận lớn những người buôn bán nhỏ sang sản xuất.

Đưa tiểu thương vào các hệ thống thương nghiệp XHCN (HTX mua bán và mậu dịch quốc doanh)

-Kết quả :

Chuyển được 11.000 người sang sản xuất

45,6% số tiểu thương tham gia mạng lưới thương nghịêp địa phương (chủ yếu là các HTX mua bán ), một số được tuyển vào các mậu dịch quốc doanh.

*Đánh giá chung: năm 1960,công cuộc cải tạo XHCN đã được cơ bản hoàn thành, quan hệ sản xuất XHCN được xác lập phổ biên, nền kinh tế bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể dựa trên nền tảng công hữu XHCN, chế độ bóc lộ người đã căn bản được xóa bỏ , lực lượng sản xuất được giải phóng và đang trên đà phát triền. Giai cấp nông dân tập thể được hình thành, liên minh công nông được củng cố.

*Hạn chế :

-Nội dung cải tạo XHCN được coi đơn giản là thủ tiêu chế độ người bóc lột người và thiết lập chế độ công hữu về TLSX mà không coi trọng đúng mức vấn đề quản lý và phân phối

-Đã có biểu hiện chủ quan nóng vội, chạy theo thành tích, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành kinh tế quốc doanh, trong hợp tác xã đã có nơi vi phạm nguyên tắc tự nguyện khiến cho nông dân chưa thực sự yên tâm sản xuất

-Trong cải tạo XHCN đối với nông nghiệp thương đồng nhất với tập thể hóa với hợp tác hóa mà chưa nhận thức rõ hợp tác hóa được xuất phát từ nhu cầu sản xuất và phân công lao động xã hội

*Bài học kinh nghiệm :

-Kết hợp cải tạo XHCN và xây dựng CNXH là 2 mặt của cách mạng XHCN có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Đó chính là biểu hiện của mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX . Tuy nhiên trong quá trình cải tạo XHCN nhiều nơi chúng ta chưa gắn được QHSX với phát triển LLSX nên đã có những tác động xấu đến kết quả cải tạo XHCN

-Cải tạo công thương nghiêọ tư bản tư doanh bằng phương pháp hòa bình đã đạt được những thắng lợi to lớn, hầu hết số tư sản thuộc diện cải tạo đều đã được cải tạo

-Trong quá trình cải tạo chúng ta đã có nhiều biểu hiện chủ quan, nóng vội, gây lãng phí lớn cho nền kinh tế

Câu 17 Công nghiệp hoá ở miền Bắc giai đoạn 1961-1965

Nhiệm vụ công nghiệp hoá XHCN được đề ra tại Đại hội III của Đảng (9-1960) ,trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) chi thực hiện một bước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu của CNXH .

Đường lối: Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

a)Biện pháp

-Nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hoá trong kế hoạch này chủ yếu dực vào nguồn thu trong nước ( chiếm tỷ trọng 80-82,5% tổng số thu ngân sách )

-Nhà nước tăng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp (chiếm 48% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, 78% dành cho công nghiệp nặng) ,tập trung xây dựng nhiều công trình công nghiệp quy mô lớn.

-Nhà nước lập kế hoạch và giao kế hoạch xuống từng đơn vị cơ sở.

-Phát động các phong trào thi đua xây dựng XHCN như: "Gió Đại Phong" , "Sóng Duyên Hải", "Thi đua mỗi người làm việc bằng hai" ...

b)Kết quả

*Công nghiệp

-Xây dựng được các ngành công nghiệp nặng chủ yếu ( luyện kim ,cơ khí ,hoá chất..) ,xây dựng được nhiều công trình lớn như : khu gang thép Thái Nguyên , Nhà máy điện Uông Bí ,hoá chất Việt Trì..

-Công nghiệp nhẹ cũng hình thành và phát triển theo cơ cấu hoàn chỉnh (dệt, chế bién, thực phẩm.. ) ,giải quyết được 90% nhu cầu tiêu dùng thông thường của nhân dân ,có một phần để xuất khẩu.

-Giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh (14,6% bình quân mỗi năm giai đoạn 1960-1964), nhất là công nghiệp nặng.

-Trong cơ cấu công-nông nghiệp ,công nghiệp chiếm 55%.

*Nông nghiệp

Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1964 tăng 19% so với năm 1960, phong trào "trồng cây gây rừng" và "Tết trồng cây" được thực hiện tốt. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp bằng cách vừa phát huy sức lao động ,tiền vốn trong các HTX vừa tăng cường đầu tư vốn của Nhà nước dưới 2 dạng: đầu tư trực tiếp và tín dụng.

*Giao thông vận tải : Chúng ta đã mở thêm nhiều tuyến đường quan trọng xây dựng thêm nhiều tuyến liên tỉnh, nhiều cầu cảng, đường hàng không ...đặc biệt là ở khu vụe miền núi, đồng thời mở thêm nhiều tuyến đường trong nước và quốc tế. Do đó ,năm 1964 so với 1960, khối lượng vân tải hàng hoá tăng 48,4% ,vận chuyển hành khách tăng 49% .

*Thương nghiệp :

-Ngành nội thương tiếp tục mở rộng mạng lưới, hợp lý hoá tổ chức , đưa cửa hàng ,HTX mua bán về xã .

-Ngoại thương : tiếp tục được đẩy mạnh để phục vụ quá trình công nghiệp hoá. Năm 1964 so với 1960 xuất khẩu tăng lên 135,7% ,nhập khẩu tăng 116,4%. Nước ta đã có quan hệ buôn bán với 44 nước trên thế giới ,chủ yếu với các nước XHCN

*Tài chính tiền tệ : Nguồn thu chủ yếu là từ khu vực kinh tế quốc doanh, chi ngân sách chủ yếu phục vụ cho cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH và phục vụ sản xuất. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng đã có sự thay đổi , Ngân hàng tăng cường huy động cốn nhàn rỗi của nhân dân dể cho vay thúc đẩy sản xuất.

Tóm lại trong sự nghiệp bước đầu công nghiệp hoá XHCN ,nền kinh tế miền Bắc đã có những bước chuyển biến căn bản. Tổng sản phẩm xã hội bình quân hằng năm thời kỳ 61-65 tăng 9.5% ,thu nhập quốc dân bình quân tăng 7% .Nền công nghiệp cua nước ta được tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nhờ đó sản xuất công nghiệp về nhiều mặt vẫn được giữ vững góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đảm bảo những nhu cầu cơ bản của đời sống nhân dân

b)Hạn chế

-Nền kinh tế mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp

-Công nghiệp nặng còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tê

-Công nghiệp nhẹ phần lớn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

-Hiệu quả đầu tư vốn thấp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#aaa