Câu13,14HP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13: Khái niệm quốc tịch và công dân. NHững nội dung cơ bản về quốc tịch và công dân VNA/ Khái  niệm quốc tịch: Theo từ điển bách khoa toàn thư của Xôviết, Quốc tịch là sự phụ thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền cho cá nhân là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài. Về phần mình, côngn dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo từ điển luật của Mỹ, quốc tịch là một đặc tính phát sinh từ sự phụ thuộc của một người vào một quốc gia hay Nhà nước. Theo từ điển của Anh, quốc tịch là sự phụ thuộc của một người vào một quốc gia nào đó.

Theo Điều 1 Luật quốc tịch 13/11/2008 của Việt Nam, quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước CHXHCN Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Qua những quan niệm trên về quốc tịch, có thể hiểu khái quát, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý phát sinh giữa một cá nhân với một Nhà nước nhất định

B/ khai’ niem cong dan:

Công dân của một nước là người mang quốc tịch nước đó. Hay nói cách khác, một cá nhân có mối quan hệ quốc tịch với Nhà nước nào thì được công nhận là công dân của nước đó.

C/ Một số nội dung cơ bản về quốc tịch VN và công dân VN:

Quan niệm về quốc tịch của Việt Nam cũng giống như quan niệm chung về quốc tịch của các quốc gia trên thế giới. Theo Điều 1 Luật quốc tịch 13/11/2008 của Việt Nam, quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước CHXHCN Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân Việt Nam. Trong mối quan hệ pháp lý này, mỗi bên đều có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

- Quốc tịch Việt Nam hình thành khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Quốc tịch Việt Nam là mối quan hệ bền chặt, ổn định giữa Nhà nước với công dân Việt Nam. Đa số người sống trên lãnh thổ Việt Nam, là người bản xứ, là công dân Việt Nam, có mối quan hệ bền chặt với Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mối quan hệ này vẫn tồn tại ngay cả khi công dân đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

 Câu 14: Sự phát triển về quyền và nghĩa vụ của công dân qua các bản Hiến pháp. Phân tích nguyên nhân của những thay đổi về quyền và nghĩa vụ công dân qua từng thời kỳ.

A/ sự phát triển về quyền và nghĩa vụ công dân qua các bản HP:

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1946

a) Các quyền cơ bản của công dân

- Quyền bình đẳng: tất cả công dân điều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; nam nữ bình đẳng. Ngoài quyền bình đẳng, Hiến pháp năm 1946 cũng đưa ra những trường hợp được ưu đãi, như: dân tộc thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện; công dân già hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ.

- Quyền bầu cử ứng cử: Mọi công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và người mất quyền công dân. Người ứng cử là người phải đủ 21 tuổi trở lên, biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền được bầu cử, ứng cử.

- Quyền bãi miễn các đại biểu do nhân dân bầu ra. Theo đó, khi ít nhất 1/4 tổng số cử tri của tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên (nay gọi là đại biểu Quốc hội) yêu cầu thì Nghị viện (nay gọi là Quốc hội) phải xem xét việc bãi miễn đối với nghị viên được yêu cầu đó.

- Quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc.

- Quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

- Quyền được bảo vệ về thân thể, nhà ở, thư tín, tài sản. Khi Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật. Quyền tư hữu về tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.

- Quyền học tập: nền sơ học là cưỡng bách và không học phí. ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp. Trường tư thục được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước.

b) Các nghĩa vụ cơ bản

- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và đi lính.

- Tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1959

            a) Các quyền cơ bản

Trong Hiến pháp năm 1959, một số quyền cơ bản của công dân được kế thừa từ bản Hiến pháp năm 1946 và làm rõ hơn gồm:

            - Quyền bình đẳng: Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nam nữ bình đẳng.

            - Quyền bầu cử, ứng cử: Mọi công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử trừ những người bị mất trí, những người bị tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử, ứng cử.

            - Quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, tự do tín ngưỡng; tự do cư trú và đi lại.

            - Quyền được bảo vệ về thân thể, nhà ở, thư tín.

            - Quyền học tập.

Một số quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 1946 ghi nhận nhưng không được Hiến pháp năm 1959 kế thừa, như:

            - Quyền bãi miễn các đại biểu do nhân dân bầu ra.

            - Quyền tham gia vào chính quyền và công cuộc kiến quốc.

            - Quyền tư hữu về tài sản.

Một số quyền được Hiến pháp 1959 ghi nhận thêm như:

            - Quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Người lao động nữ được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ đẻ.

- Quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác; tự do biểu tình.

- Quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường khi nhân viên nhà nước có hành vi vi phạm gây thiệt hại.

b) Nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1959

- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng, và những quy tắc sinh hoạt xã hội

- Đóng thuế theo pháp luật

- Tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng

3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1980

a) Những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1980

Các quyền cơ bản của công dân được tiếp tục kế thừa theo như Hiến pháp 1959, gồm có:

- Quyền bình đẳng. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Nam nữ đều bình đẳng.

- Quyền bầu cử, ứng cử: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đử 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử trừ những người mất trí, những người bị pháp luật hay toà án tước quyền bầu cử, ứng cử.

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họi, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, cư trú.

- Quyền được bảo vệ về thân thể, chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín.

- Quyền được học tập.

- Quyền có việc làm, quyền nghỉ ngơi. Khi người lao động về hưu, già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động thì được hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động nữ được hưởng nguyên lương khi sinh đẻ.

- Quyền tự do nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.

- Quyền khiếu nại, tố cáo. Quyền được bồi thường khi bị các cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước xâm hại.

Các quyền được ghi nhận thêm so với Hiến pháp năm 1959, gồm có:

- Công dân Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. Đây là sự khẳng định làm rõ thêm, trong các bản Hiến pháp 1946, 1959 tuy không khẳng định nhưng đương nhiên công dân Việt Nam cũng có quyền này.

- Quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội. Quyền này được kế thừa theo Hiến pháp 1946, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân đối với Nhà nước và xã hội.

- Quyền có nhà ở, được bảo vệ về sức khoẻ, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

- Quyền hưởng các điều kiện hỗ trợ cho lao động thuận lợi, như: được hưởng các dịch vụ hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và các cơ sở phúc lợi khác.

- Quyền hưởng các chính sách ưu đãi của thương binh, liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng, người già và người tàn tật không nơi nương tựa, trẻ mồ côi.

b) Nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1980

- Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, đi làm nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân;

- Tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

- Đóng thuế và tham gia lao động công ích;

- Tôn trọng, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992

a) Những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992

Những quyền cơ bản của công dân được kế thừa theo Hiến pháp 1980, gồm có:

- Quyền bình đẳng. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Nam nữ đều bình đẳng.

- Quyền bầu cử, ứng cử: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đử 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử trừ những người mất trí, những người bị pháp luật hay toà án tước quyền bầu cử, ứng cử.

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họi, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, cư trú.

- Quyền được bảo vệ về thân thể, chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín.

- Quyền được học tập.

- Quyền lao động và hưởng chế độ lao động theo pháp luật.

- Quyền tự do nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.

- Quyền khiếu nại, tố cáo. Quyền được bồi thường và được khôi phục danh dự khi bị các cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước xâm hại.

- Công dân Việt Nam có quốc tịch Việt Nam.

- Quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội.

- Quyền được bảo vệ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

- Quyền hưởng các chính sách ưu đãi của thương binh, liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng, người già và người tàn tật không nơi nương tựa, trẻ mồ côi.

Các quyền mới được ghi nhận thêm so với Hiến pháp 1980, gồm có:

- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Quyền sở hữu đối với thu nhập hợp pháp, của cải để dành, như nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế;

- Quyền xây dựng nhà ở;

- Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

b) Nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992

- Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, đi làm nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân;

- Tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, tôn trọng những quy tắc sinh hoạt công cộng.

- Đóng thuế và tham gia lao động công ích;

- Tôn trọng, bảo vệ tài sản  của Nhà nước và lợi ích công cộng.

B/ nguyên nhân của các sự thay đổi qua từng thời kỳ:

-do điều kiện hoàn cảnh của từng thời kì khác nhau: điều kiện kinh tế xã hội chính trị...

-do tác động từ quốc tế, các quá trình giao lưu hội nhập....

-nhu cầu thiết yếu hợp lí của công dân, đảm bảo 1 cuộc sống bình ổn để xây dựng đất nước

-góp phần cho công cuộc quản lý nhà nước được hiệu quả

-phù hợp với phong tục tập quán của nước ta

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro