cau13 lsd

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

1. hoàn cảnh

Đầu năm 1945 CTTG ở giai đoạn cuối

+ Quân Anh Mỹ mở mặt trận thứ II giải phóng nước Pháp, chính phủ Đờ Gôn trở lại Pari. Quân Anh đánh lui quân Nhật ơ Miễn Điện. Mỹ đổ bộ lên Philipin , khống chế phần đường biển từ Nhật đến Inđônêxia.

+ ở mặt trận phía đông quân nhật bị tấn công dồn dập

- ở trong nước

+ Nhật xâm lược đông dương. Nhật - Pháp cấu kết với nhau đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam. Song, mâu thuẫn giữa chúng ngày càng gay gắt. Bấy giờ, Đảng ta dự đoán: nhất định Nhật - Pháp sẽ thôn tính lẫn nhau

+ Quân Pháp bắt đầu ngoi lên âm mưu dành lại chính quyền nên mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp trở nên rất cang thẳng.

+ 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp độc chiếm quyền thống trị ở đông Dương nên Nhật trở thành kẻ thù trực tiếp của ta

+ Đảng cộng sản Đông Dương họp và ra ban hành chỉ thị " Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ". Bản chỉ thị khảng định sư biến 9.3 đã tạo ra cơ hội cho chúng ta thúc đẩy nhanh chóng tổng khởi nghĩa. Đồng thời chỉ thị cũng chỉ ra kẻ thù trực tiếp và trước mắt của chúng ta là phát xít Nhật

+ Nhiệm vụ tập chung ngọn lửa cách mạng đánh đổ phát xit Nhật để thành lập chính quyền nhân dân. Vì vậy cao trào kháng nhật được đẩy mạnh

+ xác định điều kiện tổng khởi nghĩa

. Khi quân đồng minh vào đông dương đánh Nhật

. Nếu Nhật mất nước như Pháp năm 1940 thì đội quân viễn chinh của Nhật sẽ mất tinh thần

2. Diễn biến

- Từ giữa tháng 3-1945 trở đi chúng tã đã nổ ra cao trao kháng Nhật phong phú mạnh mẽ, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang. Nổ ra chiến tranh cục bộ và khởi nghĩa dành chính quyền cách mạng, từ đó tiếp tục phát triển lực lượng gấp rút chuẩn bị điều kiện sau này

- Tổ bộ Việt Minh quyết định thành lập " Uỷ ban dân tộc giải phóng" tương đương với chính phủ lâm thời do HCM đứng đầu để hợp nhất các lực lượng cách mạng trong nước

- Từ giũa tháng 8 trở đi , chúng ta đứng giữa tình thế vô cùng thuận lợi cho CM là quân đồng minh đánh Nhật

- Đến thời điểm này chúng ta đã tạo được những ưu thế:

+ Lực lượng cách mạng cả lực lượng chính trị và lưc lượng vũ trang đã được chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa

+ Tinh thần ý chí của nhân dân sục sôi

+ Cơ sở để đảm bảo tổng khởi nghĩa được xây dựng nhiều

- Chính phủ Trần Trọng Kim tay sai của quân Nhật hoàn toàn tê liệt mất sức chiến đấu

- Ngày 13-8-1945. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang, quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân!. Lệnh tổng khởi nghĩa được tuyên bố đêm ngày 13- rạng sáng 14.8.1945.

+ Từ ngày 14-8-1945 trở đi, các đơn vị Giải phóng quân lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên bái v.v. hỗ trợ quần chúng tiến lên giành chính quyền ở tỉnh lỵ.

+ Ngày 16-8-1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy kéo về bao vây, tiến công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

+ Cũng từ ngày 14 đén 18-8-1945 ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và miền Nam, quần chúng cách mạng đã nổi dậy giành chính quyền ở cấp xã và huyện. Ngày 18-8-1945 nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam đã giành được chính quyền ở tỉnh lỵ

+ Tại Hà Nội, ngày 17-8 Đảng bộ Hà Nội bí mật huy động quần chúng trong các tổ choc cứu quốc ở nội và ngoại thành, chủ yếu là công nhân, thanh niên và tự vệ cứu quốc để biến cuộc mít tinh cảu Tổng hội viên choc thành cuộc mittinh kêu gọi nhân dân ủng Việt Minh, Hăng hái tham gia khởi nghĩa. Cuộc míttinh liên biến thành một cuộc biểu tình tuần hành, rầm rộ diễu qua các phố đông người, tiến đến trước phủ toàn quyền cũ, nơi viên tư lệnh quân Nhật đóng, rồi chia thành từng toán nhỏ , đi cổ đọng chương trình Việt Minh khắp các thành phố.

+ Sáng 19-8, Quần chúng rầm rộ kéo đến quảng trường Nhà hát lớn thành phố để dự cuộc míttinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức.Uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh. Quân chúng cách mạng chia thành nhiều đoàn đi chiếm phủ khâm sai, toà thị chính, trại bảo an binh, sở cảnh sát và công sở của chính quyền bù nhìn. Binh lính đứng về phía cách mạng trước khí thế áp đảo của quần chúng khởi nghĩa hơn một vạn quân Nhật ở Hà Nội tê liệt, không dám chống cự. Chính quyền về tay nhân dân.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8 tạo điều kiện thuận lợi lớn cho quá trình đồng khởi nghĩa đang tiếp diễn trong cả nước.

+ Ngày 23-8, Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế huy động quần chúng nông dân từ ác huỵen đã giành được chính quyền ở ngoại thành, kết hợp với công nhân, nhân dân lao động, thanh niên và các tầng lớp khác trong nội thành xuống đường biểu dương lực lượng. Quần chúng lần lượt chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào.

+ ở Nam Kỳ, được tin Hà Nội và Tân An đã về tay Việt Minh, Xứ uỷ Nam Kỳ quyết định Khởi nghĩa chiếm Sài Gòn và các tỉnh. Trong đêm 24-8 các lực lượng khởi nghĩa của công nhân, nông dân, thanh niên với gần tầm vông vót nhọn và giáo mác, cá tỉnh từ các tỉnh xung quanh rầm rập kéo về Sài Gòn. Sáng 25-8, hơn một triệu người biểu tình tuần hành thụ uy. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở quan trọng. Quân Nhật hoàn toàn tê liệt, không dám kháng cự. Bọn phản cách mạng ở sở mật thám Catina chống cự yếu ớt, nhưng bị đè bẹp. Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Mọi sinh hoạt trong thành phố đều giữ được bình thường.

Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và các đô thị khác đập tan các cơ quan đầu não của kẻ thù có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng trong phạm vi cả nước.

Nhờ có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra đúng thời cơ lên Cách mạng Tháng Tám đã giành được thắng lợi nhanh, gọn, ít đổ máu. chỉ trong vòng 15 ngày(từ 14 đến 28-8) cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công. Lần đầu tiên trong lịch sử , chính quyền cả nước về tay nhân dân.

Ngày 30-8-1945, Một cuộc míttinh gồm hàng vạn người tham gia ở Ngọ Môn, thành phố Huế, chứng kiến Bảo Đại đọc lời thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngày 2-9-1945. Lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Trước cuộc míttinh của hàng trục vạn đồng bào thủ đô, thay mặt Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà chính thức ra đời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dang#lich