câu2-QLHC: nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của NN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hoà XHCNVN.

1. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

                   Điều 53 của Hiến pháp 1992 ghi nhận: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thảo luận, kiến nghị với Nhà nước và địa phương, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Như vậy, thể thức trưng cầu dân ý được ghi nhận trong chế định quyền công dân và trong quyền hạn của Quốc hội theo Hiến pháp năm 1992 là một bước cụ thể hoá rộng rãi hơn và là một chế định mới so với Hiến pháp 1980.

          Ngoài ra, trong Hiến pháp còn ghi nhận quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội  ở các điều nói về quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất, vào hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan đại diện địa phương (Điều 54),

          Như vậy, việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước không những bao gồm phản ứng tích cực, mà còn có cả những phản ứng “tiêu cực” của họ đối với nhà nước. Với những phản ứng “tiêu cực” này, nhân dân đã sử dụng pháp luật để làm lành mạnh hoặc “chữa cháy” những khuyết tật của Nhà nước trong hoạt động quản lý.

           2. Nguyên tắc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

          Nhà nước Việt Nam luôn luôn có một lực lượng chính trị lãnh đạo đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò đó được ghi nhận ở hai bản Hiến pháp  gần nhất : Đó là bản Hiến pháp 1980  (Điều 4) và ở Hiến pháp 1992 (cũng Điều 4).

          Về nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có một số đặc điểm:

Thứ nhất,  Đảng lãnh đạo Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chiến lược lâu dài là xây dựng Nhà nước ta, đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thứ hai, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện trước hết ở năng lực lãnh đạo chính trị của Đảng, ở khả năng vạch ra đường lối chính trị đúng đắn, bằng tuyên truyền thuyết phục làm cho xã hội nhận thức, tự giác chấp nhận, chứ không phải dựa vào uy quyền, mệnh lệnh.

          Đương nhiên, để thích ứng với tình hình mới của công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới các mặt, trong đó có vấn đề tổ chức, cơ cấu, đội ngũ ...

3. Nguyên tắc tập trung dân chủ:

          Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc Hiến định trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta. .

          Bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp 1992 (và cả Hiến pháp 1980, 1959) bao gồm ba cơ quan thực hiện ba chức năng khác nhau : Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và toà án thực hiện quyền tư pháp. Hoạt động của các cơ quan này theo quy định của Hiến pháp, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng ở mỗi cơ quan, nguyên tắc này thể hiện khác nhau.

          Khi quyết định các vấn đề mà Quốc hội bàn, các đại biểu thường đứng trước những vấn đề liên quan đến:

          - Lợi ích của cả nước, các đại biểu biểu quyết theo phương án nào trong nhiều phương án tức là biểu quyết lựa chọn phương án tối ưu.

          - Lợi ích cục bộ (lãnh thổ, thành phần ...), các đại biểu cần thể hiện không những ý chí của cả nước mà còn phù hợp với nguyện vọng của các cử tri đã bầu họ.

          Do những chi phối như vậy nên Quốc hội không có cách thức nào tốt hơn là khi biểu quyết cần thực hành nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Biểu quyết của Quốc hội là: trong nhiều giải pháp, các đại biểu lựa chọn giải pháp hợp lý nhất, có lợi cho số đông trong nhân dân. Vì thế, tập trung dân chủ ở trong sinh hoạt của Quốc hội là: thiểu số phục tùng đa số trong mọi trường hợp.

          Đối với Chính phủ, thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ theo phương hướng: thực hiện đúng chế độ làm việc và ban hành các văn bản quản lý của Chính phủ và Thủ tướng (chế độ tập thể và chế độ người đứng đầu hành chính); giữa Chính phủ và các bộ, quan hệ giữa Chính phủ, các bộ với các cấp chính quyền địa phương.

          Đối với cơ quan tư pháp, nhất là hoạt động xét xử, nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi thực hành đúng quan hệ làm việc giữa thẩm phán, hội thẩm và các thành viên khác trong hoạt động tố tụng, xác lập quan hệ giữa các cấp xét xử từ cơ sở đến cơ quan xét xử cao nhất, quan hệ giữa các cơ quan điều tra v.v...

          Quán triệt nguyên tắc này là yếu tố bảo đảm hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước ta trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan Trung ương cũng như ở địa phương.  

4. Nguyên tắc pháp chế:

                                        Quan hệ giữa pháp luật và pháp chế là Quan hệ giữa yếu tố định lượng (pháp luật) và yếu tố định tính (pháp chế). quan hệ giữa pháp luật và pháp chế cũng giống như quan hệ giữa công bằng và công lý trong xã hội, thực hiện công bằng để có được công lý, thông qua công bằng để nhận biết công lý.

          Những điều kiện để tổ chức và hoạt động của nhà nước bảo đảm nguyên tắc pháp chế.

Thứ nhất, Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật một cách kịp thời và có hệ thống. Nhà nước và pháp luật là hai mặt thống nhất, thống nhất giữa chủ thể và phương tiện. Để Nhà nước hoạt động phù hợp và bảo đảm nguyên tắc pháp chế thì các văn bản luật, văn bản pháp quy để thi hành luật (văn bản dưới luật) phải kịp thời và đồng bộ.

Thứ hai, yêu cầu của nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các cơ quan nhà nước được lập ra và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quy định cho nó về địa vị pháp lý, quy mô và thẩm quyền.

          Thứ ba, sự tôn trọng Hiến pháp, luật của cơ quan nhà nước. Đây là đòi hỏi thể hiện sự tôn trọng trong nguyên tắc pháp chế, đồng thời thể hiện tính chất dân chủ của Nhà nước. .

         

          Các nguyên tắc có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động lẫn nhau giữa các nguyên tắc thể hiện ở một số quan hệ nhất định.

Thứ nhất: càng bảo đảm tính pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thì tính chất vì dân, do dân trong hoạt động quản lý càng đậm nét, càng bảo đảm sự tham gia rộng rãi, đúng pháp luật của nhân dân vào hoạt động quản lý xã hội và quản lý nhà nước.

Thứ hai: giữa nguyên tắc pháp chế và nguyên tác tập trung trong dân chủ là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện ở chỗ : nguyên tắc pháp chế đòi hỏi những quy định có tính pháp lý các quan hệ trong quản lý, trong đó có quan hệ giữa các cơ quan, giữa các bộ phận trong một cơ quan, giữa những con người cụ thể khác nhau có những thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) khác nhau, giữa các cấp khác nhau về quyền, nghĩa vụ. Trái lại, nguyên tắc tập trung dân chủ quy định cơ chế vận hành của các nguyên tắc khác trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể. Vì thế, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ tất nhiên sẽ dẫn đến vi phạm nguyên tắc pháp chế và ngước lại, nguyên tắc pháp chế không cụ thể, không rành mạch (về địa chỉ, thẩm quyền...) sẽ rất khó thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro