Câu26.Phân tích cơ sở hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu26.Phân tích cơ sở hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam. Theo anh (chị), thuận lợi và

khó khăn cơ bản nhất trong việc tiếp tục đổi mới hệ thống chính ở nước ta hiện nay là gì?

+ Cơ sở lý luận:

    Theo Các Mác: giữa xã hội tư bản với xã hội cộng sản là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ đến xã hội kia. Tương ứng với nó là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

    Theo Lê nin: muốn chuyển từ CNTB lên CNXH phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản lâu dài. Bản chất của chuyên chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới.

    Như vậy, chuyên chính vô sản là một tất yếu của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.

Ở Việt Nam, do chúng ta đi lên CNXH từ một xuất phát điểm thấp, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN nên nhiệm vụ của chúng ta nặng hơn rất nhiều: phải tạo ra cả lực lượng sản xuất mới lẫn quan hệ sản xuất mới; tạo ra cả cơ sở kinh tế mới lẫn kiến trúc thượng tầng mới và những quan hệ xã hội mới; phải tạo ra cả đời sống vật chất mới lẫn đời sống tinh thần và văn hóa mới. Chính vì vậy, quá trình cách mạng XHCN ở nước ta là một quá trình cải biến cách mạng liên tục, toàn diện, vô cùng sâu sắc và triệt để. Điều đó càng đòi hỏi thực hiện nền chuyên chính vô sản ở nước ta.

+ Cơ sở thực tiễn:

          . Căn cứ vào đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. : “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản”.

          . Cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội. (sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng từ khi ra đời đến nay)

          . Cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. (kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo)

          . Cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giai cấp của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

          . Cơ sở lịch sử cho sự ra đời của hệ thống chuyên chính vô sản giai đoạn 1975-1986.

Ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử năm 1954 đã chứng minh khi miền Bắc hoàn thành xong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc tiến hành luôn cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đến năm 1975, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước. Cả nước thực hiện giai đoạn hai là đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mà khi tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa tức là bắt đầu thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.

Thuận lợi :

Hơn 20 năm đổi mới, cùng với các thành tựu lớn về kinh tế, hệ thống chính trị ở Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể. Trong đó, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn giữ vững, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được phát huy... Hệ thống chính trị của Việt Nam ngày càng có khả năng hội nhập tốt hơn với thế giới.

Khó khăn: Trong một thời kỳ dài, Đảng đã thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện và trực tiếp ở Việt Nam bằng cách bao biện, làm thay. Trong tình hình hiện nay, tình trạng này diễn biến ở hai thái cực nguy hiểm một là, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng; hai là tiếp tục duy trì tình trạng cũ ở các cơ quan, đơn vị Nhà nước. Chủ trương khó khăn nhất là đổi mới phương pháp hoạt động của Đảng để khắc phục những hạn chế

 - Từ chủ trương đến thực hiện quá trình đổi mới hệ thống chính trị  còn nhiều điểm khác biệt. Những hạn chế đó là trách nhiệm của các cấp bộ Đảng từ trung ương đến địa phương. Việc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay còn vướng nhiều vấn đề thuộc về các nguyên tắc lý luận và thực tiễn chưa giải đáp được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro