Câu3:Trình bày khái niệm,cách xd ,phân tíchcác yếu tố ảnh huởng và ý nghĩa của các tính chất lien q

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu3:Trình bày khái niệm,cách xd ,phân tíchcác yếu tố ảnh huởng và ý nghĩa của các tính chất lien quan đến nuớc của VLXD

Liên kết giữa nước và vật liệu

Trong vật liệu luôn chứa một lượng nước nhất địn. Tuỳ theo bản chất của vật liệu, thành phần, tính chất bề mặt và đặc tính lỗ rỗng của nó mà mức độ liên kết giữa nước với vật liệu có khác nhau. Dựa vào mức độ liên kết đó, nước trong vật liệu được chia thành 3 loại: Nước hoá học, nước hoá lý và nước cơ học.

Nước hoá học là nước tham gia vào thành phần của vật liệu, có liên kết bền với vật liệu. Nước hoá học chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao (trên 500°C). Khi nước hoá học mất thì tính chất hóa học của vật liệu bị thay đổi lớn.

Nước hoá lý có liên kết khá bền với vật liệu, nó chỉ thay đổi dưới sự tác động của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và khi bay hơi nó làm cho tính chất của vật liệu thay đổi ở một mức độ nhất định.

Nước cơ học (nước tự do), loại này gần như không có liên kết với vật liệu, dễ dàng thay đổi ngay trong điều kiện thường. Khi nước cơ học thay đổi, không làm thay đổi tính chất của vật liệu.

Độ ẩm

Độ ẩm W (%) là chỉ tiêu đánh giá lượng nước có thật mn trong vật liệu tại thời điểm thí nghiệm. Nếu khối lượng của vật liệu lúc ẩm là ma và khối lượng của vật liệu sau khi sấy khô là mk thì:W = (ma - mk)/ mk x100% hay W = mn / ma x100%

Trong không khí vật liệu có thể hút hơi nước của môi trường vào trong các lỗ rỗng và ngưng tụ thành pha lỏng. Đây là một quá trình có tính chất thuận nghịch. Trong cùng một điều kiện môi trường nếu vật liệu càng rỗng thì độ ẩm của nó càng cao. Đồng thời độ ẩm còn phụ thuộc vào bản chất của vật liệu, đặc tính của lỗ rỗng và vào môi trường. Ở môi trường không khí khi áp lực hơi nước tăng (độ ẩm tương đối của không khí tăng) thì độ ẩm của vật liệu tăng.

Độ ẩm của vật liệu tăng làm xấu đi tính tính chất nhiệt kỹ thuật, giảm cường độ và độ bền, làm tăng thể tích của một số loại vật liệu. Vì vậy tính chất của vật liệu xây dựng phải được xác định trong điều kiện độ ẩm nhất định

Độ hút nước

Độ hút nước của vật liệu là khả năng hút và giữ nước của nó ở điều kiện thường và được xác định bằng cách ngâm mẫu vào trong nước có nhiệt độ 20 ±0,5oC. Trong điều kiện đó nước chỉ có thể chui vào trong lỗ rỗng hở, do đó mà độ hút nước luôn luôn nhỏ hơn độ rỗng của vật liệu. Thí dụ độ rỗng của bê tông nhẹ có thể là 50 ÷60%, nhưng độ hút nước của nó chỉ đến 20 ÷ 30% thể tích.

Độ hút nước được xác định theo khối lượng và theo thể tích.

Độ hút nước theo khối lượng là tỷ số giữa khối lượng nước mà vật liệu hút vào với khối lượng vật liệu khô

Độ hút nước theo khối lượng ký hiệu là HP (%) và xác định theo công thức:

HP=( mu - mk)100%/ mk

Độ hút nứơc theo thể tích được ký hiệu là HV(%)tính theo ct:

HV = Vv 100%/ Vo hay HV =( mu - mk)100%/ ρn.Vo

Trong đó : mn, Vn : Khối lượng và thể tích nước mà vật liệu đã hút .

ρn : Khối lượng riêng của nước ρn = 1g/cm3

mu, mk: Khối lượng của vật liệu khi đã hút nước (ướt) và khi khô

Vo : Thể tích tự nhiên của vật liệu

Mỗi quan hệ giữa HV và HP như sau:

HV / Hp=ρtcv/ ρn(ρtcv :khối luợng thể tích tiêu chuẩn)

Để xác định độ hút nước của vật liệu, ta lấy mẫu vật liệu đã sấy khô đem cân rồi ngâm vào nước. Tùy từng loại vật liệu mà thời gian ngâm nước khác nhau. Sau khi vật liệu hút no nước được vớt ra đem cân rồi xác định độ hút nước theo khối lượng hoặc theo thể tích bằng các công thức trên.

Độ hút nước được tạo thành khi ngâm trực tiếp vật liệu vào nước, do đó với cùng một mẫu vật liệu đem thí nghiệm thì độ hút nước sẽ lớn hơn độ ẩm.

Độ hút nước của vật liệu phụ thuộc vào độ rỗng, đặc tính của lỗ rỗng và thành phần của vật liệu.

Ví dụ: Độ hút nước theo khối lượng của đá granit 0,02 ÷ 0,7% của bê tông nặng 2 ÷ 4% của gạch đất sét 8 ÷ 20%.

Khi độ hút nước tăng lên sẽ làm cho thể tích của một số vật liệu tăng và khả năng thu nhiệt tăng nhưng cường độ chịu lực và khả năng cách nhiệt giảm đi

*Độ bão hòa nước

Độ bão hòa nước là chỉ tiêu đánh giá khả năng hút nước lớn nhất của vật liệu trong điều kiện cưỡng bức bằng nhiệt độ hay áp suất.

Cách xd:Độ bão hòa nước cũng được xác định theo khối lượng và theo thể tích,tương tự như độ hút nước trong điều kiện thường

Để xác định độ bão hòa nước của vật liệu có thể thực hiện một trong 2

phương pháp sau:

Phương pháp nhiệt độ: Luộc mẫu vật liệu đã được lấy khô trong nước 4

giờ, để nguội rồi vớt mẫu ra cân và tính toán.

Phương pháp chân không: Ngâm mẫu vật liệu đã được sấy khô trong một bình kín đựng nước, hạ áp lực trong bình xuống còn 20 mmHg cho đến khi

không còn bọt khí thoát ra thì trả lại áp lực bình thường và giữ thêm 2 giờ nữa rồi vớt mẫu ra cân và tính toán.

Ý nghĩa,các yếu tố ảnh huởng: Độ bão hòa nước của vật liệu phụ thuộc vào thành phần của vật liệu và độ rỗng và tính chất của các lỗ rỗng

Khi vật liệu bị bão hòa nước sẽ làm cho thể tích vật liệu và khả năng dẫn nhiệt tăng, nhưng khả năng cách nhiệt và đặc biệt là cường độ chịu lực thì giảm đi. Do đó mức độ bền nước của vật liệu được đánh giá bằng hệ số mềm (Km)

thông qua cường độ của mẫu bão hòa nước Rbh và cường độ của mẫu khô Rk

Những vật liệu có Km > 0,75 là vật liệu chịu nước có thể dùng cho các công trình thủy lợi.

*Tính thấm nước Tính thấm nước là tính chất để cho nước thấm qua từ phía có áp lực cao sang phía có áp lực thấp. Tính thấm nước được đặc trưng bằng hệ số thấm Kth (m/h):

Tùy thuộc từng loại vật liệu mà có cách đánh giá tính thấm nước khác

nhau.

Ví dụ: Tính thấm nước của ngói lợp được đánh giá bằng thời gian xuyên nước qua viên ngói, tính thấm nước của bê tông được đánh giá bằng áp lực nước

lớn nhất ứng với lúc xuất hiện nước qua bề mặt mẫu bê tông hình trụ có đường kính và chiều cao bằng 150 mm.

Mức độ thấm nước của vật liệu phụ thuộc vào bản chất của vật liệu, độ

rỗng và tính chất của lỗ rỗng. Nếu vật liệu có nhiều lỗ rỗng lớn và thông nhau thì mức độ thấm nước sẽ lớn hơn khi vật liệu có lỗ rỗng nhỏ và cách nhau

Biến dạng ẩm

Khi độ ẩm thay đổi thì thể tích và kích thước của vật liệu rỗng hữu cơ hoặc vô cơ cũng thay đổi: bị co khi sấy khô và trương nở khi hút nước.

Trong thực tế ở điều kiện khô ẩm thay đổi thường xuyên, biến dạng co nở

lặp đi lặp lại sẽ làm phát sinh vết nứt và dẫn đến phá hoại vật liệu.

Những loại vật liệu có độ rỗng cao (gỗ, bê tông nhẹ), sẽ có độ co lớn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro